LH Truyền hình TQ 2005: Phóng sự "chuyển" nhất
14:04' 13/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đó là nhận định của VietNamNet sau khi phỏng vấn các thành viên giám khảo "khó tính" của LH Truyền hình TQ 2005.

Phim tài liệu: Chưa "tới" tính nhân văn và vẫn xa thời sự

Soạn: AM 244027 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Dù rất khéo léo và kín kẽ nhưng khi trả lời PV VietNamNet, ông Chu Hòa, Phó ban chuyên đề Đài truyền hình VN, Trưởng ban Giám khảo tiểu ban Phim tài liệu vẫn lên tiếng nhận xét như vậy. Ông nói: "Thế mạnh của phim tài liệu là đi vào những vấn đề mang tính chất dự báo.Từ trước đến nay, phim tài liệu luôn đi vào những đề tài rất con người. Điểm chú ý nhất của các "nhà" làm phim tài liệu năm nay là đề cập đến vấn đề chất độc da cam. Nhiều đoạn phim rất thương xót. Nhưng điều đáng tiếc ở đây là vì quá chú tâm vào việc nói đến nỗi đau mà họ quên một điều là nếu quá đà sẽ rất gây phản cảm cho người xem. Vẫn là một khuôn hình nhưng điện ảnh và truyền hình có ngôn ngữ khác nhau. Làm thế nào để người xem không cảm thấy gai người và phản cảm sau khi xem bộ phim đó? Tất nhiên, tác phẩm đó sẽ không thể phát sóng. Tiếc là phóng viên không thể nhận biết đươc điều đó. Đó là điểm yếu của việc thể hiện.

Gần một tỷ đồng góp cho nạn nhân sóng thần

Chương trình giao lưu ca nhạc "Thế giới chung một ước mơ" hướng về nạn nhân sóng thần ở Nam Á đã thu hút sự chú ý của dư luận cả nước ngoài đến.

Trong cái giá lạnh của mùa Đông Bắc Bộ và hơi sương mù mịt của đất mỏ, nhà thi đấu Thể thao Quảng Ninh vẫn chật cứng đến phút chót. Những đoạn băng về thảm cảnh kinh hoàng, những số phận hẩm hiu đau xót khiên nhiều người không cầm nổi nước mắt.

Một tấm vé 100.000 đồng hơi lớn với một sinh viên, một người lao động nhưng lại là chút hơi ấm sẻ chia cho những người đang phải gạt nước mắt dọn đống đổ nát. Đêm qua, BTC đã thu được 316.327.000 đồng ủng hộ nạn nhân sóng thần. Nhưng từ trước đó mấy ngày, nhiều người đã đến nhà thi đấu Quảng Ninh để quyên góp tổng cộng thu được trên 500 triệu đồng.

Ông Chu Hòa cũng cho biết thêm: "Chức năng của phim tài liệu không cho phép nó đi vào những vấn đề gai góc. Thêm nữa, năng lực của mình vẫn chưa đủ để đi vào vấn đề gai góc của cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân nhưng đây là thể loại đặc thù rất khó thể hiện. Phim tài liệu là thể loại giao thoa giữa điện ảnh và báo chí. Lên truyền hình, phim tài liệu phải đáp ứng tính nhân văn trong khi vẫn phải đảm bảo yếu tố điện ảnh nên rất khó có tác phẩm hay. Nhìn chung, Tác phẩm năm nay không thực sự nổi trội so với năm ngoái và tính sôi động cũng không còn như năm ngoái".

Phóng sự: "Sợ nhàm chán và khép kín"

Điểm ngạc nhiên tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm nay là Đài THVN không có phóng sự đi thi, một phần là do quá bận. Các phóng viên phải đảm đương công việc hàng ngày với cường độ cao để làm các phóng sự phục vụ việc phát sóng nên chưa thực sự đầu tư cho tác phẩm đi thi. Nhưng nhìn chung, các tác phẩm dự thi năm nay đã phản ánh được rất nhiều vấn đề mới lạ hoặc bức xúc của cuộc sống.

Nói về điểm nổi trội của các phóng sự dự thi năm nay, ông Thanh Lâm, ban Thời sự Đài truyền hình VN, trưởng tiểu ban Phim Phóng sự cho biết: "Xu hướng là các sản phẩm thực tế nhiều. Các đài địa phương - tạm gọi là đài nhỏ - trình độ đã được nâng cao rõ rệt. Sản phẩm có tính phát hiện, không gợn nhiều, vấn đề kỹ thuật và năng lực tài chính của các đài cũng rất khá. Vì là thể loại tin phóng sự nên đòi hỏi phải thật ngắn. Với truyền hình VN là dưới 5 phút, chỉ 3 phút là phải nói được vấn đề. Vấn đề này năm nay không còn là thách thức".

Ông Lâm cũng nói thêm về những thách thức đối với các PV thời sự: ""Điều họ thiếu là không hiểu mình cần gì, thiếu gì và các đồng nghiệp ở nơi khác đang làm gì. Vấn đề này "nóng" đến mức tại LH lần này đã có hẳn một cuộc hội thảo về Phối hợp thực hiện chương trình thời sự quy tụ hàng chục đài tham gia. Nội dung được bàn nhiều nhất là: Làm thế nào để trao đổi thông tin cho nhau? Thực tế, chỉ cần công nghệ thông tin là có thể tạo được mạng xuyên suốt. Sự gắn kết, trao đổi thông tin với nhau và với  cơ quan đầu mối (Đài THVN) là điều rất cần cho "mạng" truyền hình cả nước. Thách thức thứ hai là làm thế nào để không bị nhàm chán trong cách thể hiện. Điều này chính chúng tôi - thời sự của Đài THVN cũng gặp phải".

Về việc tạo điều kiện phát sóng cho các tác phẩm có chất lượng tham gia liên hoan lần này, ông Lâm khẳng định: "Chuyện phát sóng trên VTV không phụ thuộc vào chuyện các tác phẩm đoạt giải hay không vì nhiều tác phẩm đã đuợc phát sóng cho dù LH chưa kết thúc. Muốn phát sóng, tác phẩm phải đảm bảo được tính thời sự. Có đề tài của các đài có cảm giác là chất lượng tốt, được giải này giải nọ nhưng khi phát sóng trên truyền hình Việt Nam thì vấn đề đó không còn mới nữa".

  • BH (từ Quảng Ninh)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hoa hậu Điện ảnhThanh Xuân và bí quyết sắc đẹp (13/01/2005)
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền làm MC (12/01/2005)
Đêm nhạc ủng hộ nạn nhân sóng thần (11/01/2005)
Chờ xem phim sitcom kiểu Việt Nam (11/01/2005)
Săn lùng kịch bản hài (11/01/2005)
Phim Việt Nam làm quen với công nghệ mới (11/01/2005)
"Nhật ký tiểu thư Jones 2": Phim hay cho mùa Valentine (09/01/2005)
Sẽ có một "mùa" phim lịch sử Việt Nam? (09/01/2005)
Ấn Độ cấm hôn trên màn ảnh! (08/01/2005)
"Sát nhân bí ẩn", phim hành động pha ca múa (08/01/2005)
Điểm mới trong LH truyền hình toàn quốc 2005 (07/01/2005)
Thanh Thúy: "Tôi không đòi mà người ta tự tăng cát xê" (06/01/2005)
Chờ xem... ma trong phim kinh dị Việt Nam (06/01/2005)
Năm 2005 và những cơn bão Gameshow? (05/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang