Những sự kiện làm thay đổi nền văn hoá Mỹ năm qua
15:33' 23/12/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hai bộ phim gây shock, "The Passion of Christ" và "Fahrenheit 9/11" cũng như cái chết của "Bố già" Marlon Brando là 3 trong 9 hiện tượng đáng nhớ tác động mạnh mẽ đến nền văn hoá Mỹ trong suốt 365 ngày qua.

Soạn: AM 227466 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một cảnh trong "The Passion of Christ" - "Cuộc khổ nạn của Chúa Jesus".

Mel Gibson có lẽ sẽ còn mãi được nhắc đến bởi ông đã dám động đến vấn đề tôn giáo nhạy cảm, đặc biệt là Chúa Jesus. Nhưng có lẽ vì tội "báng bổ" này mà "The Passion of the Christ" càng nổi tiếng và tất nhiên là hái ra tiền theo cấp số nhân. Michael Moore không "oách" như Mel Gibson nhưng "Fahrenheit 9/11" cũng làm cả nước Mỹ... choáng váng vì chỉ trích ông Bush thẳng thừng về vụ 11/9.  

Soạn: AM 227462 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
"Bố già" Marlon Brando.

Năm 2004 cũng đánh dấu sự vụt tắt của "Bố già" huyền thoại Marlon Brando. Ngày 1/7, hàng triệu trái tim người hâm mộ đau đớn khi biết ông đã ra đi vĩnh viễn, mất mát lớn lao của cả nước Mỹ. Trái với cảm giác thuơng tiếc và yêu mến này, hồi tháng 2, Janet Jackson và Justin Timberlake đã làm gần nửa triệu khán giả Mỹ nổi giận khi bắt họ phải xem 1 cảnh khiếm nhã trên sân khấu. Đây được coi là vết nhơ của truyền hình Mỹ như một sự suy đồi đạo đức. Cũng vì màn biểu diễn không có trong kịch bản này mà CBS đã phải chịu phạt một khoản kha khá.

Đạo diễn Jonathan Caouette cũng rất đáng được ghi nhớ với "Tarnation". Bộ phim tài liệu này là bức chân dung tự hoạ của ông khi lớn lên cùng người mẹ tâm thần. Bộ phim chỉ chi phí hết 218 USD nhưng vẫn nhận được những lời tán thưởng tại LHP Cannes 2004. 

Cũng không thể không kể đến show truyền hình "The Daily Show With Jon Stewart" - một lớp học thực sự với sự tham gia của các nhà phân tích nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến thông tin thời sự và cách kiểm soát thông tin trên các kênh truyền hình. Đây được coi là một trong những chương trình có tác động mạnh mẽ đến giới trẻ nói riêng và người Mỹ nói chung.

Soạn: AM 227470 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Poster "Fahrenheit 9/11".

Sau khi kết thúc "Friends", "Sex and the City" và "Everybody Loves Raymond", những series phim truyền hình ăn khách và có thời gian phát sóng kỷ lục tại Mỹ, nhiều khán giả đã thực sự hụt hẫng. Bởi gần 10 năm qua, những chương trình truyền hình hài này là món ăn tinh thần không thể thiếu của họ.

Trong khi đó, WB Network nhanh chóng tạo ra 1 làn sóng mới có tác động mạnh đến lĩnh vực truyền hình: Sau khi ra mắt "Jack & Bobby" trên Internet, thành công của chương trình truyền hình này đã thôi thúc WB in sang DVD và sau đó là video game. 

Các chương trình tin tức trên truyền hình cũng đang thay đổi. Nhiều nhà báo đã đặt ra câu hỏi: Liệu các bản tin tối có mất đi vai trò của mình khi các kênh tin tức phát sóng 24 giờ ngày càng có thế mạnh và thông tin trên Internet ngày càng phát triển?

  • B.H

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thi phim ngắn 2004: Có giải cao nhưng chưa thấy sướng! (23/12/2004)
Phim "Mê Thảo" hút khách ở Pháp (22/12/2004)
Phim Hàn Quốc đoạt giải tại Nga (22/12/2004)
Đĩa lậu gây thiệt hại 1 tỷ bảng Anh (21/12/2004)
So Ji-sub: Nam diễn viên xuất sắc nhất 2004 (19/12/2004)
"Alexander Đại Đế" đến Việt Nam (18/12/2004)
Mốt dựng tượng sáp của các ngôi sao nổi tiếng (17/12/2004)
"Sideways" dẫn đầu đề cử Quả cầu vàng 2005 (15/12/2004)
Nicolas Cage lấy vợ Hàn Quốc (15/12/2004)
Hàn Mặc Tử hao hao...Harry Potter? (15/12/2004)
Bên lề chuyện "săn lùng rắn khổng lồ" (15/12/2004)
Các nhà quay phim Việt học cách sử dụng ánh sáng (14/12/2004)
"Tình biển": Tâm điểm của Đợt phim 22/12 (14/12/2004)
Dae Jang Kum và lời cầu chúc Giáng sinh (14/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang