Việt Nam sẽ có phim lịch sử dài tập ngang với TQ?
08:18' 01/09/2003 (GMT+7)
 

(VietNamNet) - Vừa gây "sốc" với dự án hợp tác làm phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hongkong" cùng Hãng phim Châu Giang (Trung Quốc), Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam đã lập tức xúc tiến kế hoạch làm bộ phim truyền hình lịch sử dài 20 tập về vị tướng Nguyễn Sơn. Đây có thể coi là "cú dọn đường" cho việc phát triển thể loại phim này ở Việt Nam, một lĩnh vực mà bấy lâu nay chúng ta không kham nổi.

Phóng viên VietNamNet đã tìm gặp ông Hà Phạm Phú - Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam để rõ hơn về kế hoạch mới mẻ này cũng như những kinh nghiệm quý báu ông rút ra khi hợp tác với "cường quốc phim lịch sử".

- Những thuận lợi và khó khăn của Hãng khi tiến hành đàm phán cũng như hợp tác với Hãng phim Châu Giang?

- Không có gì khó khăn cả vì cả hai bên đều muốn hợp tác với hy vọng mang đến sản phẩm hợp với nhu cầu của người xem. Hơn nữa, qua quá trình hợp tác, chúng tôi có thể làm phong phú hành trang nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, khi làm việc với nhau, khó khăn lớn nhất chính là rào cản về ngôn ngữ vì không phải ai cũng biết tiếng Trung. Thêm vào đó, nền nếp, tác phong làm việc của hai bên rất khác nhau.

- Được biết Hãng đang dự định làm bộ phim truyền hình dài tập đề tài lịch sử và sẽ tiếp tục hợp tác với Hãng phim Châu Giang, ông có thể nói rõ hơn về kế hoạch này?

- Chúng tôi đang lên kế hoạch làm một bộ phim dài khoảng 20 tập với dung lượng 60 phút/tập về tướng Nguyễn Sơn, một con người có đời sống phong phú gắn liền với hành trình cách mạng của cả hai dân tộc Việt - Trung.

- Có thể nói Việt Nam chưa có một bộ phim truyền hình dài tập đáng kể nào về đề tài vô cùng phong phú này trong khi Trung Quốc lại nổi tiếng với những bộ phim giã sử quy mô. Ông kỳ vọng gì ở dự án mới?

- Mặc dù chúng ta đã có một số phim về đề tài lịch sử nhưng thành công rất hạn chế. Chúng tôi mong muốn thông qua dự án mới có thể tuyên truyền cho sự hợp tác giữa hai quốc gia và đây là vấn đề cả hai bên đều quan tâm. Hơn nữa, Trung Quốc vốn có truyền thống làm phim về đề tài lịch sử nên Hãng rất muốn cộng tác để học tập và cao hơn là có thể tuyên truyền cho hình ảnh Việt Nam trên đất Trung Quốc. Tôi thấy trên các loại hình báo chí của Trung Quốc, kể cả trên Internet, rất ít đề cập đến đất nước và con người Việt Nam. Vì thế, thông qua bộ phim này chúng tôi có thể giới thiệu văn hoá, đời sống và tình cảm của con người Việt Nam sang Trung Quốc.

- Thưa ông, công việc đã được xúc tiến đến đâu rồi?

- Chúng tôi đã hoàn thành phác thảo đề cương từ tháng 5 và đang gấp rút hoàn tất đề cương chi tiết. Hai bên đã thống nhất sẽ cùng bỏ ra 100 triệu để tiến hành tìm và nghiên cứu tài liệu, sau đó sẽ họp lại để tổ chức viết kịch bản. Dự kiến kịch bản sẽ được hoàn thành xong trong năm nay và quay phim vào năm 2004.

- Nếu bộ phim này không thành công như trông đợi thì sao?

- Nếu có đề tài thì chúng tôi sẽ vẫn làm.

- Qua một thời gian cộng tác khá dài, ông thấy chúng ta có học hỏi được những kinh nghiệm làm phim gì từ phía các nhà làm phim Trung Quốc?

- Điều đầu tiên chúng tôi thấy được từ cung cách làm việc của bạn chính là nghiệp vụ tính chuyên nghiệp trong quá trình tổ chức kịch bản của bạn. Nếu như ở ta, sau khi tổ chức các trại sáng tác kịch bản, kịch bản sẽ được chọn, duyệt và chuyển đến đạo diễn, sau đó là tiến hành phân cảnh... thì cách làm của các hãng phim Trung Quốc lại rất khác. Quy trình của họ là: phác thảo ý đồ, tổ chức sáng tác, viết kịch bản... Họ có riêng một ban hoạch định gọi là "sách họa", bộ phận này sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, thị hiếu khán giả, căn cứ vào tình hình chính trị để xác định chủ đề, tiếp đến là xây dựng cốt truyện, xác định phong cách, thể loại, cuối cùng mới mời người viết, thường là một nhóm người.

- Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với các hãng phim của Trung Quốc?

- Quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở ra quá trình hợp tác làm phim rất thông thoáng về vốn, phát triển về mặt nghề nghiệp, tổ chức sản xuất và phát hành miễn là đảm bảo chất lượng và thích ứng với cơ chế thị trường. Nếu cả hai bên cùng có chung ý tưởng thì công việc sẽ không khó khăn lắm. Tuy nhiên, khi làm phim phải đảm bảo đến vấn đề lỗ lãi vì Trung Quốc làm phim chủ yếu là để thu tiền còn ta còn có mục đích tuyên truyền nữa.

- Xin cảm ơn ông!

  • Bích Hạnh (thực hiện)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Liên hoan phim ngắn Việt Nam 2003 (28/08/2003)
Oliver Stone sợ "Alexander Đại Đế" (27/08/2003)
"Chốn quê" dự tuần phim các nước sử dụng tiếng Pháp (26/08/2003)
TFS sẽ tiếp nhận công nghệ mới để có phim hay (25/08/2003)
TP.HCM sẽ thử nghiệm truyền hình số trong năm nay (25/08/2003)
"Với Trần Ngọc Phong, không có chuyện 'ngôi sao' trong việc chọn diễn viên" (22/08/2003)
Phục chế và phát hành một số phim của Charlie Chaplin (21/08/2003)
Chùm ảnh về phim "Bí mật ngôi mộ cổ II" (21/08/2003)
'Gái nhảy' đi liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương (20/08/2003)
Album nhạc phim "Bad Boys II" được ưa chuộng hơn phim chính (19/08/2003)
'Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công' - Một phim cách mạng hấp dẫn (19/08/2003)
"Freddy vs. Jason" chiếm ngôi "S.W.A.T." (18/08/2003)
Kết bạn với "Sun Hee & Jin Hee" (17/08/2003)
"S.W.A.T." thống trị bảng xếp hạng phim ăn khách nhất tuần qua (11/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang