Một hướng đi mới cho phim truyền hình?
21:03' 09/08/2003 (GMT+7)
Cảnh trong phim Bóng nước đời người - Hãng phim truyền hình Việt Nam.

(VietNamNet) - Kể từ ngày 1/8, Hãng phim Truyền hình Việt Nam đã đổi tên thành Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam. Đồng nghĩa với sự "thay tên đổi họ" này là sự thay đổi về tiêu chí hoạt động của Hãng, từ một đối tác trở thành một thành viên của Đài Truyền hình Việt Nam.

Việc chuyển đổi từ "hãng phim" - một doanh nghiệp - thành "trung tâm sản xuất phim truyền hình" - trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, một cơ quan Nhà nước, thoạt nghe có vẻ đi ngược lại quy luật của thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn này, phim truyền hình chưa thể bán ra thị trường, chỉ làm theo đơn đặt hàng, phục vụ cho Đài Truyền hình. Vì thế, chuyển thành "trung tâm", đặt dưới sự "bao cấp" của Nhà nước sẽ tốt hơn là để phim truyền hình tự "sống".

Giám đốc Hãng phim truyền hình, đạo diễn Khải Hưng cho rằng, việc hội nhập trở lại với Đài Truyền hình là hoàn toàn thích đáng. Chỉ có vậy, Trung tâm mới có thể đủ lực, đủ kinh phí, trang thiết bị ... để làm những phim truyền hình dài hơi, có chất lượng cao, phục vụ cho việc tuyên truyền cho những chủ trương của nhà nước ta và có đủ sức cạnh tranh với phim truyền hình của các nước trong khu vực...

Về cơ bản, thành phần của Hãng phim khi chuyển đổi thành Trung tâm sẽ không có gì thay đổi. Từ vị trí là một đối tác, làm phim theo đơn đặt hàng của Đài Truyền hình, nay Trung tâm sẽ chịu trách nhiệm định hướng tuyên truyền cho phim truyền hình trong từng giai đoạn cụ thể theo chủ trương của Nhà nước, chủ động sản xuất phim, lên lịch phát sóng... Nghĩa là, trung tâm sẽ làm nhiệm vụ điều tiết việc phân bố đề tài cho các cơ sở sản xuất phim truyền hình, tránh tình trạng chồng chéo đề tài để phục vụ tốt nhất cho công tác tuyên truyền...

Như vậy, cùng với việc chuyển đổi này, có phải thời lượng phát sóng phim truyền hình sẽ tăng? - Trả lời câu hỏi này, đạo diễn Khải Hưng cho biết: giá thành sản xuất phim của trung tâm sẽ không phải chịu 40% chi phí khấu hao cho máy móc, trang thiết bị như hãng phim. Chi phí này sẽ do Nhà nước "bao cấp". Trung tâm sẽ có nhiều tiền hơn để làm phim, sẽ có nhiều phim hơn để làm, và quan trọng hơn là sẽ có điều kiện hơn để nâng cao chất lượng của phim truyền hình. Tuy nhiên, cũng có một điều lo ngại là, phim truyền hình cần phải làm nhanh và kỹ, nếu theo "tinh thần bao cấp", sợ rằng kinh phí được duyệt qua nhiều khâu sẽ làm chậm tiến độ của phim.

  • Bích Vượng
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Điện ảnh chiều thứ bảy": Khen nhiều, chê cũng nhiều (08/08/2003)
Nhà văn Nguyễn Kim Ánh sẽ 'kiện đến cùng' (08/08/2003)
Tài tử Schwarzenegger tranh cử thống đốc (07/08/2003)
'Rác như bảo tàng văn hoá của cả một xã hội'' (07/08/2003)
"American Wedding" tấn công bảng xếp hạng phim ăn khách nhất Bắc Mỹ (04/08/2003)
Cuộc tìm kiếm diễn viên nhí lớn nhất trong lịch sử (04/08/2003)
Arnold Schwarzenegger sẽ từ bỏ tham vọng chính trị? (31/07/2003)
Phần 3 của "Chúa tể cuả những chiếc nhẫn" sẽ quy mô hơn nhiều (31/07/2003)
Nữ đạo diễn Hồng Ngân "vẫn phải khóc khi làm phim'' (19/07/2003)
"Trưởng thôn" Quốc Tuấn: ''Sẽ thôi...trồng nấm để làm đạo diễn'' (19/07/2003)
''Thời xa vắng sẽ đủ tiêu chuẩn dự Liên hoan phim Cannes'' (17/07/2003)
Đạo diễn Duy Phúc với ''Chiến dịch trái tim bên phải'' (16/07/2003)
Diễn viên truyền hình - nhìn từ "đầu vào" (16/07/2003)
Trọng Trinh trở thành ''cảnh sát điều tra''? (15/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang