Đạo diễn hài Đỗ Thanh Hải: "Phía trước tôi là… trường thành"
06:58' 11/02/2003 (GMT+7)

Trẻ hơn nhiều so với tuổi 30, năm qua có thể coi là thành công với đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Anh đã hoàn thành 9 tập phim truyền hình gây được sức hút với giớI trẻ - "Phía trước là bầu trời". Không chỉ vậy anh còn trở thành ‘sếp’ phụ trách chuyên mục "Gặp nhau cuối tuần" (GNCT) – chương trình hài nội có tính định kỳ duy nhất hiện nay trên truyền hình Việt Nam.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải đang chỉ đạo một cảnh quay.

Nói về vị trí công tác mới này, Đỗ Thanh Hải thở hắt ra mà rằng: "Phía trước tôi là… trường thành".

- Anh nghĩ  sao về nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn: Về cách gây cười "nhạt nhẽo" của mộ số diễn viên sân khấu và trên màn ảnh nhỏ của Việt Nam hiện nay: "Trước khi nói, cười dọn giọng; nói xong lại chấm câu bằng một tiếng cười bất thành nhân dạng. Có thể đoán là chính họ cũng không còn tin vào hiệu quả tiếng cười của mình nhưng không biết làm gì cho đỡ trơ, đành cười gượng như vậy và từ đó làm nên một "phong cách" biểu diễn của thời đại”?

- Không phủ nhận: diễn viên là một trong những khâu "nghèo trữ lượng" nhất trong đội ngũ làm hài hiện nay ở Việt Nam. Bởi lẽ, với điện ảnh hay sân khấu (ở thể loại bi kịch hay chính kịch), trong một vài trường hợp, còn có thể lấy diễn viên nghiệp dư, nhưng với GNCT thì không bao giờ có thể dùng diễn viên nghiệp dư được. Chưa nói, trong 100 diễn viên chuyên nghiệp, mới còn chỉ đếm được trên đầu ngón tay những người thực sự có duyên hài. Số ít ỏi ấy, khi cộng tác với một chương trình truyền hình có tần số xuất hiện khá cao như GNCT (và số này ngoài ra lại còn đóng phim hay xuất hiện đồng thời trong một số chương trình truyền hình, sân khấu khác) trên nền một kịch bản không phải lúc nào cũng vững - tất yếu sẽ tạo ra sự nhàm chán và lặp lại.

- Đã không hề có một chương trình hài "nội" nào của chúng ta dám "chơi" một kiểu chọc cườI dễ chịu, dễ thương và giàu tính nhân văn như thế…

- Chưa nói đến những cái khó thuộc về cơ chế, quan niệm…, còn là hai cái khó "nhãn tiền" này: Muốn thực hiện được những chương trình truyền hình như thế, cần phải đặt một hệ thống camera quay trộm rất linh động, và đòi hỏi một bản tính sống tự nhiên như ngườI phương Tây ở cả khán giả lẫn người thực hiện. Trong khi đó, điều kiện kỹ thuật của ta chưa cho phép và bản tính của người Việt mình thì còn có phần dè dặt hơn và hầu hết đều chưa quen với những kiểu "làm nghề" như thế.

- Anh từng nói: Không mấy ai thích xuất hiện trong một chương trình ưa "kể xấu" như GNCT cả. Vậy đã có những kỷ niệm "dở mếu dở cười" nào là "bài học đau thương" cho các anh chưa?

- Ôi, đầy! Nặng thì là đuổi đánh, chửi bới, doạ đập vỡ máy quay… như những lần thực hiện các cảnh quay phản ánh các tiêu cực tại các điểm game chat, các lò luyện thi… Nhẹ thì gọi điện, viết thư phản ánh, đòi đính chính hoặc doạ kiện cáo, như sau khi các cảnh quay về nhà chung cư, dịch vụ bảo hiểm… được phát sóng (dù chỉ ở dạng phiếm chỉ). Khó cho truyền hình là thế: Đã bằng hình ảnh thì dù phiếm chỉ cũng không xong. Chính vì những khó khăn đó mà không ít lần, cực chẳng đã, chúng tôi buộc phải thay đổi kịch bản hay đổi cách thức chuyển tải (như lần thực hiện chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm: Thay vì cảnh quay tại hiện trường, chúng tôi đã phải thay bằng một tiểu phẩm sân khấu…). Khó là thế, nhưng nếu né tránh việc cười vào những tệ nạn xã hội thì đã không còn là GNCT.

- Vậy chỉ có thể nhìn lên phía trước. Nhưng "Phía trước là…"?

- Không phải là "bầu trời", mà là... "trường thành".

(Theo Lao Động)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Vẻ đẹp và sự xảo trá'' (10/02/2003)
Chương trình Chào xuân 2003 (21/01/2003)
Kim Thư - cô diễn viên có cá tính mạnh mẽ (13/01/2003)
Thêm một sân chơi mới của VTV2: Nữ sinh và tương lai (07/01/2003)
Phim mới trên VTV3: Thời niên thiếu của siêu nhân (03/01/2003)
Vẫn không chệch bước... (02/01/2003)
Phim ''Người đàn bà mộng du'' sang giai đoạn mới (02/01/2003)
Truyền hình số Bình Dương: Mở rộng cửa đón người xem (02/01/2003)