1.Bộ ảnh ''Làng nghề Đồng Tháp'' đoạt HCV FIAP
2.Thẩm định cần công bằng, chính xác
3.Lưu Hương Giang đang ''đầu tư'' cho giọng hát
4.VN đoạt Cúp Vàng tại LH nghệ thuật dân gian quốc tế
5.Đãi cát tìm... nụ cười vàng
Bộ ảnh "Làng nghề Đồng Tháp" đoạt HCV FIAP
Bộ ảnh "Làng nghề Đồng Tháp" của tác giả Lâm Viên (Đồng Tháp), vừa đoạt Huy chương Vàng của Liên đoàn Nhiếp ảnh Quốc tế (FIAP) tại cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 14, vừa diễn ra tại Hàn Quốc.
Bộ ảnh đã thể hiện sinh động nét đặc trưng của các nghề thủ công truyền thống của vùng Đồng Tháp như đan mê bồ, làm thớt, đan lục bình xuất khẩu, đan lá thốt nốt và làm gốm xuất khẩu.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Viên mới đi sâu vào lĩnh vực ảnh nghệ thuật từ năm 1998 và chủ yếu tập trung vào chủ đề sinh hoạt đời thường, đặc biệt là sinh hoạt tại các làng nghề. Lâm Viên cũng từng đoạt Huy chương Vàng đồng hạng cuộc thi ảnh Asahi Shimbun lần thứ 64 năm 2003 tại Nhật Bản, với tác phẩm phản ánh sinh hoạt làng nghề.
Cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 14 thu hút gần 3.000 tác phẩm của các tác giả thuộc 32 quốc gia trên thế giới tham dự.
(Theo TTXVN)
Về đầu trang
Thẩm định ảnh cần công bằng, chính xác
Khi nhiếp ảnh đã trở thành nhu cầu của đại chúng, các cuộc thi ngày một nhiều lên thì việc thẩm định của Ban giám khảo càng phải chính xác (dĩ nhiên trong lĩnh vực nghệ thuật thì chỉ tương đối). Trong nhiều cuộc thi ảnh gần đây, các bức ảnh đoạt giải cao đã không giành được sự tán thưởng của số đông nghệ sĩ và công chúng cho thấy việc thẩm định còn nhiều vấn đề.
Xuất hiện "thợ chấm" Anh em trong nghề đã bảo nhau: "Họ là thợ chấm". Đúng vậy, bởi vẫn chỉ có từng ấy gương mặt xuất hiện đi xuất hiện lại trong các cuộc chấm. Trong số đó, giám khảo là các tay máy xuất sắc hoặc am hiểu tường tận quy trình tạo ra một bức ảnh là rất ít, thế nên lắm khi không hiểu hết kỹ thuật tạo ra bức ảnh (nói gì đến chấm nội dung). Đã có trường hợp chấm công khai, thí sinh đứng xem phát cáu vì ảnh của anh ta chụp bằng máy cơ nhưng giám khảo cứ khăng khăng là chụp máy số. Rồi chuyện ảnh này, ảnh kia có sử dụng phần mềm xử lý ảnh photoshop không, nhiều giám khảo cũng không phân biệt được.
Thực tế là trong các cuộc chấm gần đây, đã xuất hiện thêm một số nghệ sĩ giỏi trong thành phần nhưng một lá phiếu thường chẳng ăn nhằm gì so với kết quả chung cuộc. Và chính những thành viên này đã bộc lộ sự ngao ngán sau cuộc chấm, khi tấm ảnh tầm thường cứ "lừ lừ" vào giải. Đã có nhiều trường hợp thật như đùa là một tấm ảnh phải vớt vát lắm mới được vào vòng treo triển lãm lại vọt lên đoạt giải cao bởi lẽ khi chọn ảnh vào giải lại phải đủ thành phần. Đó là chưa kể dù nhiếp ảnh bám sát các vấn đề thời sự của đất nước thì cũng phải được chụp đẹp đã. ở nhiều cuộc thi ảnh gần đây, nhiều ảnh treo triển lãm đẹp hơn ảnh đoạt giải. Đó là chưa kể trong số ảnh bị loại, ai dám bảo không có ảnh đẹp và xứng đáng ở vị trí cao.
Chấm theo tên và cảm tính! Không phải là tất cả, nhưng chấm theo tên và cảm tính diễn ra ở khá nhiều cuộc thi. Chuyện một tác giả đoạt nhiều giải cũng thành vấn đề. Đã có cuộc thi, một tác giả chiếm trọn các giải lớn, nên có ý kiến cho rằng một tác giả nếu đoạt nhiều giải chỉ nên lấy một giải cao nhất, còn lại chấm cho anh em khác, kẻo họ buồn. Cách chấm trên thật ra nên áp dụng ở các liên hoan, mang tính phát triển phong trào, còn đã là thi phải chọn người tài.
Còn nếu cuộc nào đã quy định mỗi tác giả chỉ có thể "ăn" 1 giải nên ghi vào điều lệ thi kẻo sau này sẽ nhiều chuyện phát sinh. Và cũng tránh được chuyện lật tên xem tác giả, bởi lẽ nhiều cuộc thi gần đây, ban tổ chức không hề dán tên tác giả thành ra giám khảo khi bỏ phiếu khó mà giữ được vô tư; ở ta dứt khoát nên dán tên (dù điều đó cũng không ngăn được chuyện "đi đêm" đã xảy ra ở một số trường hợp). Đã có tấm ảnh "thi đâu trượt đấy" ở trong nước, đem gửi cuộc thi FIAP đoạt huy chương bạc và tấm ảnh đó trở về thi trong nước lại đã ăn giải xuất sắc quốc gia.
Chấm ảnh ở nhiều nước Châu Âu tiên tiến thường chấm trên máy, và cho điểm rõ ràng theo những tiêu chí cụ thể: Sáng tạo bố cục, nội dung... Còn ở ta việc bỏ phiếu thường xuất phát từ cảm tính đơn thuần: Thích hay không thích. Đó là chưa kể chuyện lây lan tâm lý: Anh bỏ, tôi cũng bỏ. Trong khi nếu chấm điểm kín, chỉ người nào biết điểm người ấy. Chấm ảnh phải kết hợp cảm tính và lý tính. Và nên đặt yếu tố sáng tạo lên hàng đầu. Một tấm ảnh dù đẹp đến mấy mà chạy theo lối mòn dứt khoát không thể đưa lên giải cao. Những mô típ kiểu như tương phản già trẻ (mấy bà lão, đứa trẻ, con người và thiên nhiên, đồi cát)... nên giã biệt để nhường chỗ cho những sáng tạo mang tính đột phá cao.
(Theo Lao Động)
Về đầu trang
|
Lưu Hương Giang | Lưu Hương Giang đang "đầu tư" cho giọng hát
Hương Giang quen thuộc với khán giả yêu âm nhạc sau cuộc thi "Sao Mai - điểm hẹn" với khuôn mặt tươi sáng và phong cách trình diễn có cá tính. Cô đã tham gia một số cuộc thi nhưng hình như chưa có duyên đoạt giải. Ðối với Hương Giang, nghề ca hát như là một môi trường khắc nghiệt để thử sức và rèn luyện bản lĩnh khi còn trẻ để sau này có những bước đi vững vàng trong sự nghiệp và cuộc sống.
- Người ta thường cho rằng các ca sỹ có những lợi ích nhất định sau mỗi cuộc thi. Hương Giang thì sao?
Hương Giang: Sau mỗi cuộc thi, các ca sỹ được nhiều người làm chương trình, các bầu sô biết đến nhiều hơn, ít ra cũng đã có người đỡ đầu. Nếu không chúng tôi phải tự thân vận động, vừa làm ca sỹ vừa kiêm luôn việc quản lý mình. Sau "Sao Mai điểm hẹn", Hương Giang được một số công ty tư nhân mời làm ca sỹ độc quyền nhưng Hương Giang còn đang lựa chọn.
Ðã có dịp vào TP.HCM biểu diễn, Giang thấy sự phát triển công nghệ lăng xê và độc quyền ca sỹ ở đó thế nào so với Hà Nội? Hương Giang: Phải nói rằng công nghệ trong đó so với Hà Nội là cả một sự cách biệt, nhưng thời gian gần đây cũng không có gì nổi bật. Sự đầu tư công nghệ ở Hà Nội tuy ra đời chậm nhưng cũng có những thuận lợi nhất định. Ði sau thì tránh được những rủi ro và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm của người đi trước. Có lẽ vì thế mà công nghệ giải trí ở Hà Nội vào thời điểm này đã có những thành công bước đầu. Ðây là cơ hội cho các ca sỹ mới ra lò ở khu vực phía Bắc.
- Theo Giang, một ca sỹ có nhất thiết phải có người quản lý không?
- Hương Giang: Tất nhiên là không nhất thiết, nhưng nếu không có người quản lý thì sẽ khó cho công việc. Ca sỹ phải lo mọi việc sẽ không còn toàn tâm toàn sức cho âm nhạc. Ðôi khi mình vẫn hay lẫn lộn giữa hai từ "bầu sô" và "người quản lý". Nếu có một người quản lý tốt hoặc có một công ty hỗ trợ từ A-Z, ca sỹ chỉ phải lo luyện tập để hát cho thật hay. Giang nghĩ một người quản lý tốt, ngoài tình cảm thật sự với người ca sỹ còn phải có cái tâm, đó mới là điều quan trọng.
- Vậy Giang có định tìm cho mình người quản lý không?
- Hương Giang: Giang cũng muốn tìm cho mình một người quản lý để có thể dành nhiều thời gian vào rèn luyện giọng ca. Tất nhiên người đó phải là người có tâm yêu nghệ thuật.
Quan điểm của Giang về tình bạn? Hương Giang: Giang không phải là người có tính đố kỵ. Giang có quan hệ rất tốt với các bạn. Sự thẳng thắn, trung thực và cầu thị sẽ giúp tình bạn vững bền và mình thì tự tin trong cuộc sống.
- Ðiều gì khiến Giang chưa hài lòng nhất ở mình?
- Hương Giang: Giang có điểm yếu là không bao giờ bằng lòng với những gì mình đã có, nhất là trong việc ca hát. Còn cuộc sống lại khác, mình bằng lòng về một gia đình, bằng lòng với tình bạn không so sánh bì tị.
(Theo Kinh Tế Đô Thị)
Về đầu trang
|
Các nghệ sĩ Kim Huyền - Thái Hòa - Đức Thịnh trong một tiểu phẩm | Đãi cát tìm... nụ cười vàng
Hai đêm thi Nụ cười vàng (19 và 20/10), cửa rạp Quốc Thanh chật kín người, “phe” chợ đen hỏi vé ầm ĩ, có người phải mua với giá vài ba trăm ngàn đồng một cặp. Khán phòng rộn ràng, khán giả nô nức, chưa xem diễn đã muốn... cười. Sức sống của hài là không thể phủ nhận.
Cuộc thi do Sở Văn hóa - Thông tin, Hội Sân khấu và Báo Sân khấu TP.HCM tổ chức để tìm những gương mặt hài và nhóm hài thành công nhất. 10 diễn viên và 10 nhóm hài được khán giả bầu chọn với số phiếu dẫn đầu đã ra mắt biểu diễn. Cuộc thi Danh hài TP Hồ Chí Minh cũng do các đơn vị này tổ chức đã lùi vào dĩ vãng đến... 8 năm (1996). Cuộc thi nghiêm túc, đã chọn ra được nhiều gương mặt xứng đáng như Việt Anh, Bảo Quốc... Nhưng trong 8 năm qua, biết bao diễn viên hài và nhóm hài trẻ mới được thành lập, làng hài ngày càng sôi động. Trong cái sôi động ấy cũng không ít lộn xộn, bát nháo, mà báo chí lên tiếng rất nhiều, cơ quan chủ quản cũng ra không ít chỉ thị, định hướng để anh em hoạt động nền nếp hơn. Cuộc thi Nụ cười vàng cũng muốn góp một tay vào công tác định hướng đó.
Các tiết mục được chia cho hai đêm diễn, mỗi đêm chỉ 7-8 tiết mục, nhưng bên cạnh đó khán giả còn được xem khá nhiều video clip giới thiệu về các nhóm, khiến không khí buổi diễn được thay đổi, sinh động. Khi thì thấy trên màn hình cảnh nhóm hài Hữu Phước sáng tác tiểu phẩm nhờ một vụ cãi nhau giữa hai vợ chồng, khi lại thấy cảnh gia đình êm ấm của cặp hài Thái Hòa - Cát Phượng với đứa con bụ bẫm. Cũng khá công phu, hấp dẫn.
Và người ta thấy một trời “sao”. Đặc biệt là các "sao" trẻ, từng ngang dọc tại các tụ điểm và thật sự gây được ấn tượng. Đầu tiên là Chiều đồng quê (Anh Vũ - Ngọc Giàu). Tuổi tác của đôi bạn diễn này "so le" - 10 diễn viên được yêu thích nhất (theo thứ tự số phiếu cao - thấp): Anh Vũ, Việt Hương, Thúy Nga, Kiều Oanh, Thái Hòa, Tấn Bo, Minh Béo, Lê Giang, Hữu Lộc, Phúc Béo.
- 10 nhóm hài được yêu thích: Tấn Beo - Tấn Bo, Bảo Chung - Tấn Hoàng, nhóm Thúy Nga, nhóm Anh Vũ - Ngọc Giàu, nhóm Hữu Phước, nhóm Hồng Vân - Hoài Linh, nhóm Trung Dân, nhóm Hữu Nghĩa, nhóm Khánh Nam - Vũ Thanh, Mỹ Chi - Vũ Đức.
quá, ấy vậy mà duyên dáng vô cùng. Duyên ở chỗ mộc mạc, ca ngợi tình yêu tấm mẳn của hai vợ chồng nông dân. Giã từ lưu linh (nhóm Khánh Nam - Vũ Thanh) duyên ở những vần thơ vừa bình dân vừa hóm hỉnh, thông minh, khiến khán giả cười rần. Minh Béo khác lạ khi trổ tài diễn bi (Phận làm gái): một ông già người Hoa Chợ Lớn bán bánh mì cứu con nhỏ bị “má mì” ép đi khách bỗng nhớ đứa con gái của mình, nếu còn sống chắc cũng bằng tuổi con nhỏ, và nếu nó cũng sa vào hoàn cảnh ấy thì sao? Nhân hậu, chất phác, Minh Béo dù không có ngoại hình tốt cho lắm mà vẫn rất được khán giả yêu mến.
Nhưng rất tiếc, một số tiểu phẩm mà họ trình diễn hôm nay cũng đã từng... tung hoành lâu rồi. Giải thích điều này, chỉ có thể nói, đây là tiểu phẩm ấn tượng nhất của họ, và qua đó khán giả đã bầu chọn họ. Cho nên, diễn lại như một cuộc tổng kết, còn "độc chiêu" thì để dành... Tuy nhiên, nhờ tổng kết như thế mà nghệ sĩ hiểu được thị hiếu thực sự của khán giả. Các tiểu phẩm này đa số đều nghiêm túc, không nói bậy, nói tục, chửi cha mắng mẹ, lạm dụng hình thể, trêu ghẹo khuyết tật... Sạch phải là yếu tố hàng đầu, trước khi đạt được yếu tố hay. Dù có một vài tiểu phẩm chưa xuất sắc lắm, nhưng khán giả vẫn thấy thú vị. Giá như đời sống thực của hài cứ giữ được như thế này!
(Theo Thanh Niên)
Về đầu trang |