(VietNamNet) - Nhân ngày 8/3, mời các bạn thưởng thức những ca khúc nổi tiếng ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang qua các thời kỳ...
Có hàng ngàn bài hát ca ngợi phẩm chất Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam trên suốt chiều dài lịch sử cách mạng của dân tộc. Chúng ta đã quá quen thuộc với những Lên ngàn (Hoàng Việt); Đường cày đảm đang (của An Chung); Cô gái vót chông (của Hoàng Hiệp) v.v nhưng rất ít người biết đến ca khúc Pí Noọng ơi (của Văn Chung) - một trong những ca khúc đầu tiên viết về người phụ nữ từ những năm 1958. Pí Noọng ơi (nghĩa là chị em ơi) như một lời hiệu triệu chị em phụ nữ đứng lên ngang tầm thời đại cùng chung vai gánh vác công việc nước nhà.
Đặc điểm nổi bật nhất của các ca khúc viết về phụ nữ là âm hưởng trong sáng, bay bổng mang tính ca ngợi phẩm chất anh hùng, đảm đang. Ca khúc Những cô gái trên quê hương quan họ (của Phó Đức Phương) vừa chuyên chở giai điệu trữ tình ngọt ngào của dòng nhạc dân ca vừa bay bổng lãng mạn với ý tưởng mới "gái thay trai..." trên mọi lĩnh vực của đời sống. Hoá ra, những công việc tưởng chừng như dành riêng cho nam giới thì chị em chúng ta đảm nhiệm còn tốt hơn trong khi đó những việc dành riêng cho chị em phụ nữ thì cánh mày râu chưa chắc đã đảm nhiệm nổi.
Đến thời kỳ đổi mới, ca khúc viết về người phụ nữ đã có hơi hướng thân phận con người hơn. Nỗi đau về tình yêu trở nên thực tế, gần gũi và dễ làm nao lòng người hơn. Nhạc sĩ Trần Tiến và nhạc sĩ Trọng Đài cùng viết ca khúc mang tựa đề Chị tôi. Ngay lập tức cả hai ca khúc này đều được công chúng nhiệt tình đón nhận. Những ca khúc như vậy đã bù lấp được khoảng trống thân phận con người mà âm hưởng tráng ca trước đây còn khuyết thiếu.
Mời các bạn nghe những ca khúc đặc biệt ca ngợi người phụ nữ Việt Nam nhân ngày 8/3:
Pí Noọng ơi (Văn Chung)
Bài ca may áo (Xuân Hồng)
Lên Ngàn (Hoàng Việt)
Chị Tôi (Trần Tiến)
Lá đỏ (Hoàng Hiệp)
Chị Tôi (Trọng Đài)
Tiếng hát người nữ du kích Củ Chi (Lưu Cầu)
Mẹ yêu con (NVTý)
Ba cô gái đảm ( Văn Chung)
Bóng cây Kơ Nia (Phan Huỳnh Điểu)
Cô gái vót chông (Hoàng Hiệp)
Lá thư hậu phương (Phạm Tuyên)
Nổi lửa lên em (Huy Du)
Lời ru trên nương (Trần Hoàn)
Tiếng đàn Ta Lư (Huy Thục)
Sợi nhớ sợi thương (Phan Huỳnh Điểu)
Cô gái mở đường (Xuân Giao)
Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa ( NV Tý)
Qua sông (Phạm Minh Tuấn)
Em là hoa Pơ Lang (Đức Minh)
Người Châu Yên em bắn máy bay (Trọng Loan)
Chiếc khăn tay (Xuân Hồng)
Cô gái Pa Cô (Huy Thục)
Dáng đứng Bến Tre (NVTý)
Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ)
Bài ca năm tấn (NVTý)
Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương)
Lúa cấy thẳng hàng (Văn Chung)
Cô giáo tày cầm đàn lên đỉnh núi (Văn Ký)
Cô gái ngành Y (Lưu Cầu)
Em đứng giữa giảng đường hôm nay (Tân Huyền)
Hát về cây lúa hôm nay (Hoàng Vân)
Đi tìm người hát lý thương nhau ( Vĩnh An)
Những cô gái trên quê hương quan họ ( Phó Đức Phương)
Đường cày đảm đang (An Chung)
Cô nuôi dạy trẻ (Nguyễn Văn Tý)
Đàn sáo Hậu Giang ( Trần Long Ẩn)
Hai Chiêm ( Hoàng Vân)
Bài ca của Thiếu nữ Việt Nam (Lưu Hữu Phước)
Bài ca Phụ Nữ Việt Nam (Nguyễn văn Tý)
Người con gái sông La (Doãn Nho)
Biết ơn chị Võ Thị Sáu ( Nguyễn Đức Toàn)
Những cánh chim Hồng Gấm ( Phạm Tuyên)
Đồng Lộc tiếng hát đưa xa (Nguyễn An)
Người mẹ của tôi ( Xuân Hồng)
Huyền thoại Mẹ (Trịnh Công Sơn)
Đất nước (Phạm Minh Tuấn)
Mẹ Việt Nam anh Hùng (An Thuyên)
Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long (Huỳnh Thơ)
VietNamNet - Bạn có cảm xúc gì khi nghe lại những bài hát nổi tiếng ca ngợi người phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ như trên? Nếu chọn một ca khúc để gửi tặng người phụ nữ yêu quý nhất thì bạn chọn bài nào? Theo bạn ca khúc nào viết hay nhất về đề tài này? Ca sĩ nào thể hiện tốt nhất bài hát đó? Tại sao? Hãy gửi ý kiến của bạn theo cách sau:
|