(VietNamNet) - Phải đến trung tuần tháng 2 năm nay Grammy mới công bố những gương mặt chính thức nhận được chiếc mâm vàng cao quý nhưng từ bây giờ những thông tin về giải thưởng này vẫn đang được bàn tán sôi nổi và càng trở nên hấp dẫn hơn khi mới đây Grammy vừa công bố giải Hall of fame thường niên 2005...
|
Nhóm Rolling Stones |
Nếu như năm ngoái Hall of Fame 2004 giới thiệu nhiều gương mặt cựu trào với thời gian dài đúng 60 năm (1918 - 1978) thì năm nay sợi dây thời gian ấy được kéo xa hơn với 20 gương mặt tiêu biểu của từng thập niên. Với tiêu chí tối thiểu 25 năm cho một lần đề cử nhưng có thể thấy trong bản danh sách lần này những gương mặt được chọn đều đã vượt quá con số 25 năm thậm chí con số nhỏ nhất đã là 31. Cũng có thể thấy Rock chỉ có một đại diện duy nhất là Rolling Stones, Pop có Ray Charles và Bob Marley còn những tên tuổi còn lại đều là đại diện của Jazz và nhạc kịch. Nhưng dù sao ít nhiều bản danh sách này cũng đem lại một sự công bằng nên có cho những tên tuổi của một thời.
|
Bob Marley |
Được chú ý nhiều nhất trong bản danh sách này là 3 tên tuổi cộm cán, Ray Charles, Rolling Stones và Bob Marley. Tay Blues quá cố Ray Charles (người đang giữ 7 đề cử cho Grammy sắp tới) lọt vào danh sách với khúc America the Beautiful nằm trong album A Message From the People phát hành 1972. Nhóm Rock Anh quốc The Rolling Stones với album Let it bleed phát hành năm 1969 toàn những ca từ liên quan đến rượu chè và tình dục cũng góp mặt với ca khúc cùng tên. Tay Reggae huyền thoại, anh hùng quốc gia của dân Jamaica, Bob Marley xuất hiện với No woman no cry bất hủ. Đây là một trong những bài ca reggae bất hủ nhất, là hit đầu tiên của Bob Marley & The Wailers khi ông ứng ngẫu sáng tác ngay trên sân khấu. No woman no cry được rất nhiều nghệ sỹ của nhiều dòng nhạc khác nhau biến thể lại và nó cũng trở thành cụm từ chơi chữ khá bắt mắt được thấy gần như hàng ngày trên các trang báo nước ngoài. Sau cái chết nổi tiếng của ông vào năm 1981, dòng nhạc reggae càng được biết đến nhiều hơn trên bình diện thế giới và hiện nay nó càng được phát truển phổ thông hơn dựa trên tinh thần Reggae do Bob để lại.
Ngoài 3 tên tuổi trên con phải kể thêm những tượng đài khác như Frank Sinatra với One for My Baby (1958), Henry Mancini với Peter Gunn (1959) hay Arthur Collins & Byron Harlan với Alexander's Ragtime Band (1911)... Đa số những tên tuổi này đều đại diện cho Jazz hoặc dòng nhạc truyền thống và đặc biệt có rất nhiều gương mặt của thập niên 30 thế kỷ trước...
Grammy Hall of Fame là giải thưởng “mở”, các nghệ sĩ, nhóm nhạc đủ mọi loại hình đều được tham gia vào cuộc bình chọn này. Bên cạnh đó, nếu như “Rock’n’roll Hall of fame” (thành lập từ năm 1983) được bầu chọn từ hơn 700 nhà phê bình âm nhạc của nhiều nước thì Grammy Hall of Fame (hoạt động từ 1973) được cả Ủy ban Grammy bầu chọn, xét tuyển. Hầu hết là những nhà sản xuất, nhà phê bình tên tuổi, nhà hoạt động nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc tham gia bầu xét. Sau khi nhân vật được chọn vượt qua khoảng 2/3 số phiếu bầu thì Ủy ban giám sát sẽ thông qua. Năm nay sẽ có thêm 20 nhân vật lọt vào danh sách nâng tổng số những nghệ sĩ và nhóm nhạc được vinh danh lên con số 659.
Danh sách và hình ảnh của 20 tên tuổi có mặt trong Grammy Hall of Fame 2005:
|
Arthur Collins & Byron Harlan - Alexander's Ragtime 1911 | |
|
Al Jolson - California, Here I Come (1924) | |
|
Gene Austin - Bye Bye Blackbird (1926) | |
|
Ruth Etting - Love Me Or Leave Me (1928) | |
|
Harry Richman - Puttin' On The Ritz (1930) | |
|
Louis Armstrong - All Of Me (1932) | |
|
Bing Crosby - Brother, Can You Spare A Dime? (1932) | |
|
Ray Noble - The Very Thought Of You (1934) | |
|
Dick Powell - Lullaby Of Broadway (1935) | |
|
Fred Astaire - They Can't Take That Away From Me (1937) | |
|
Bob Hope & Shirley Ross - Thanks For The Memory (1938) | |
|
Count Basie - Lester Leaps In (1939) | |
|
Judy Garland - Meet Me In St. (1944) | |
|
Billie Holiday - Embraceable You (1944) | |
|
Les Paul & Mary Ford - Vaya Con Dios (1953) | |
|
Frank Sinatra - One For My Baby (1958) | |
|
Henry Mancini - Peter Gunn (1959) | |
|
The Rolling Stones - Let It Bleed (1969) | |
|
Ray Charles - America The Beautiful (1972) | |
|
Bob Marley - No Woman No Cry (1974) | |
|