Cục Nghệ thuật biểu diễn đưa ra danh sách đạo nhạc
09:47' 19/01/2005 (GMT+7)

Danh sách này liệt kê 70 ca khúc bị nghi "đạo nhạc", chủ yếu có nguồn gốc "nước ngoài". Nhạc sĩ Lê Nam, Trưởng phòng quản lý ca nhạc & sản xuất băng đĩa, cho biết: Cục đã dựa trên cơ sở bộ đĩa "1001 Copy-cover 2004" để đặt vấn đề nghi vấn.

Soạn: AM 247807 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Bộ đĩa này là cơ sở để Cục NTBD lập danh sách những ca khúc bị nghi là đạo nhạc

Từ nguồn nào mà Cục Nghệ thuật biểu diễn có được danh sách 70 ca khúc bị nghi là đạo nhạc?

- Ông Lê Nam: Trên cơ sở bộ đĩa 1001 Copy-cover 2004 phát hành lậu trên thị trường, trong đó có khá nhiều ca khúc từng bị dư luận phát giác là copy giai điệu từ các ca khúc nước ngoài và bản thân tác giả cũng đã biện minh công khai đó là sự "học tập, ảnh hưởng lẫn nhau".

Cụ thể những tác giả nào bị nghi là đạo nhạc được nhắc tới trong bộ đĩa này?

- Chủ yếu là các nhạc sĩ trẻ đang hành nghề tại TP HCM, có thể kể đến: Phương Uyên, Quốc Bảo, Quang Huy, Lê Quang, Võ Thiện Thanh... Theo đó, ca khúc Tình xót xa thôi của Lê Quang bị nghi copy giai điệu ca khúc Well, Well; Ngồi hát ca bềnh bồng của Quốc Bảo copy giai điệu ca khúc The Clock Ticks On; Búp bê biết yêu của Phương Uyên copy giai điệu của bài hát Get The Party Started...

Soạn: AM 247803 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nhạc sĩ Phương Uyên cũng có tên trong danh sách này

Đây là "tình nghi" của những người làm bộ đĩa lậu 1001 Copy cover 2004. Để có kết luận chính xác, chúng tôi đã nghe hết bộ đĩa, đối chiếu các ca khúc được xem là "gốc" với bản "copy" (theo chỉ dẫn trên bìa đĩa). Quả nhiên, có rất nhiều ca khúc VN giống đến 80-90% giai điệu ca khúc của nước ngoài. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể kết luận "ai đạo của ai". Bởi lẽ, bên cạnh những ca khúc được coi là "gốc", sử dụng để đối chiếu có lời hát tiếng Anh, tiếng Trung, nhiều ca khúc khác chỉ là những bản nhạc được chơi bằng đàn organ. Giả thiết, những người làm đĩa vì lý do lợi nhuận, hoặc một lý do nào khác nữa đã cố tình thuê, mướn nhạc công đánh đúng giai điệu các ca khúc VN sau đó gán cho nó một cái tên ngoại nhằm làm mất ổn định hoạt động âm nhạc trong nước, làm giảm uy tín của nhạc sĩ VN. Nếu ta không tỉnh táo, ta sẽ bị "sập bẫy". Còn nếu đúng đó là những ca khúc copy nhạc nước ngoài thì cũng phải làm cho ra lẽ để cảnh tỉnh những ai muốn nổi tiếng trên công sức, chất xám của người khác.

Để làm rõ "trắng đen", Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ làm gì?

- Hiện tại, Cục đã lập danh sách tác giả và ca khúc bị tình nghi để báo cáo Bộ Văn hóa Thông tin. VN đã tham gia Công ước Berne, vấn đề bản quyền không thể coi nhẹ, nhất là khi những ca khúc bị nghi là đạo nhạc lại được dẫn có nguồn gốc nước ngoài. Nếu bị kiện, chắc chắn các tác giả VN sẽ "gánh" không nổi. Về nguyên tắc, muốn xử lý các vụ đạo nhạc cần phải có đơn kiện của người bị đạo nhạc.

Khi đó, Bộ Văn hóa Thông tin sẽ lập hội đồng thẩm định, giải quyết. Hội đồng này, bằng nhiều kênh thông tin, sẽ tìm kiếm tác giả đích thực của ca khúc, sau đó liên hệ với hai bên tác giả, thu thập các chứng cứ liên quan đến việc sáng tác, đối chiếu thời gian. Người "sáng tác" sau đương nhiên là "đạo" của người sáng tác trước. Việc làm này sẽ tốn không ít thời gian, công sức. Vì thế, chúng tôi dự kiến đề xuất với Bộ giải pháp khả quan hơn, tránh cho các nhạc sĩ khỏi bị tiêu tan sự nghiệp trước khi có đơn kiện từ phía nước ngoài.

- Vậy giải pháp đó là gì?

- Chúng tôi sẽ mời tất cả những nhạc sĩ có tên trong danh sách bị nghi là đạo nhạc, căn cứ theo bộ đĩa 1001 Copy-cover 2004 và theo những tài liệu mà chúng tôi thu thập được từ các nguồn riêng, để nói rõ với họ: "Người ta nghi các anh. Các anh nói sao về điều này, về sự giống nhau tới 80-90% giai điệu với những bài hát khác...?".

Nếu họ nhận đã copy, hoặc "học tập lẫn nhau đến mức giống hệt nhau"..., chúng tôi sẽ thông báo với Sở Văn hóa Thông tin các địa phương đề nghị đình chỉ không cấp phép biểu diễn, làm băng đĩa đối với những ca khúc đạo nhạc (đã được nhạc sĩ thừa nhận). Đồng thời yêu cầu các đài phát thanh, truyền hình 64 tỉnh, thành không phát sóng, không dàn dựng chương trình đối với những tác phẩm "copy". Không có đất để tồn tại, các ca khúc này sẽ dần bị lãng quên, bị chết.

Lúc này, nếu tác giả đích thực của ca khúc phát hiện, gửi đơn kiện, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm cùng tác giả "đạo nhạc" giải quyết sao cho phía tác giả VN tránh được những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Ngược lại, nếu các nhạc sĩ có tên trong danh sách không nhận đã đạo nhạc, không lý giải được tại sao có sự giống nhau trong hai ca khúc có "quốc tịch" khác nhau, nếu bị kiện, hậu quả một mình họ sẽ phải chịu. Ngoài ra, khi đó họ cũng sẽ phải nhận hình thức xử lý thích đáng từ phía cơ quan chức năng.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhạc sĩ Quốc Bảo: Ai dám bất công với ca sĩ? (19/01/2005)
Khúc tâm tình Ngọc Bảo - Phú Quang (19/01/2005)
Hip hop "made in VN" đang ở đâu? (19/01/2005)
Ca sĩ Tô Huân Vũ khởi kiện Báo Màn ảnh Sân khấu? (18/01/2005)
''Âm nhạc và những người bạn" chia tay khán giả (18/01/2005)
"Mỏ vàng nhạc quê hương không bao giờ cạn kiệt" (17/01/2005)
Dương Thụ: 'Lắng nghe là biết sống bằng tai' (17/01/2005)
Bùi Công Duy về nước lập nghiệp (15/01/2005)
Lương Bằng Quang và Enhanced CD đầu tiên ở Việt Nam (14/01/2005)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng và Hồng Ngọc "bể" show? (14/01/2005)
Thanh Lam: "Không có ý định tìm bố cho các con" (14/01/2005)
Nghệ sĩ Hàn Quốc và Đài Loan đến VN (13/01/2005)
NS Hoàng Vân và Phi Phi: Rất sợ đổ... giàn thiên lý! (13/01/2005)
Dính "Biển nhớ" vẫn đoạt cúp vàng thương hiệu Việt (12/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang