Hà Anh: "Cát xê đôi khi phụ thuộc vào quan hệ"
Cập nhật lúc 18:50, 11/11/2010 (GMT+7)
"Tôi sang Paris làm việc tôi biết, một người mẫu tới casting họ có thể nói thẳng “ngực của cô quá lớn”, “mông của cô quá to” thế là xách vali ra về..."
>> Hà Anh giải trình sau khi bị… “ném đá”
Đừng gọi tôi là siêu mẫu quốc tế
Chị nghĩ sao khi siêu mẫu Trang Nhung từng tuyên bố, “Tôi dư sức làm siêu mẫu quốc tế”?
Trang Nhung là ai?
Người cùng tham gia diễn trong Đẹp Fashion show với chị, chị không biết sao?
Ai cũng có ước mơ, không có gì xấu khi ước ao cả. Nhưng sự thực là trong làng thời trang quốc tế, sự cạnh tranh rất lớn. Muốn làm người mẫu, bạn phải đạt đến một tiêu chuẩn nhất định.
Thứ nhất, bạn phải cao trên 1,75, nếu thấp hơn thì sẽ hạn chế rất nhiều trong công việc rồi. Thứ hai là ngoại ngữ. Thứ 3 là bạn phải có cách giao tiếp tốt, biết sống độc lập, phong cách làm việc nghiêm túc và có kinh nghiệm về thời trang. Một người có thể nổi tiếng nhất ở một đất nước nhưng chưa chắc đã có được sự va chạm đối với thời trang quốc tế.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói tới vấn đề, nhiều người, đặc biệt là báo giới, việc sử dụng danh từ siêu mẫu hơi tùy tiện. Thực ra trên thế giới, thời đại vàng kim của thế hệ siêu người mẫu như Claudia Schiffer, Cindy Crawfort, Christy Turlington… không còn nữa. Bây giờ có rất nhiều người mẫu nổi tiếng nhưng vẫn không được coi là một super model như thế hệ trước.
Ngành thời trang của mình đi chậm hơn thế giới nên chúng ta bắt đầu sử dụng khái niệm siêu mẫu. Đây là một cách khích lệ rất tốt đối với giới người mẫu nhưng tôi có cảm giác như nó đang được dùng một cách tràn lan. Một người làm nghề lâu năm, có nhiều cống hiến, đóng góp cũng được gọi là siêu mẫu giống như thế hệ đàn em mới chân ướt chân ráo vào nghề. Điều đó khiến cho người được trao tặng danh hiệu này cũng không cảm thấy vinh dự, còn các bạn trẻ thì lầm tưởng về vị trí, khả năng của mình.
Ở một đất nước, nhiều nhất cũng chỉ có khoảng 5 – 10 siêu mẫu thôi, chứ không thể ai mới nổi lên một chút cũng được gọi là siêu mẫu như chúng ta hiện nay cả.
Chị nói thế nhưng tôi thấy tên tuổi của chị vẫn gắn với cụm từ “siêu mẫu quốc tế” đó thôi?
Có thể công chúng, báo chí ưu ái nên gọi thế chứ tôi luôn luôn giới thiệu “tôi là người mẫu đã có nhiều năm làm việc trong môi trường thời trang quốc tế”.
Catse đôi khi phụ thuộc vào mối quan hệ
Thôi thì tạm thời chúng ta để các tiêu chuẩn quốc tế sang một bên. Nếu xét theo môi trường thời trang Việt Nam hiện nay, một người mẫu như thế nào thì có thể gọi là siêu mẫu?
Người đó phải cao trên 1,75m, diễn trên sàn catwalk lớn, xuất hiện trên những tờ tạp chí lớn nhất, làm việc với những thương hiệu lớn, được mọi người coi như một biểu tượng, và có những đóng góp, cống hiến nhất định cho ngành thời trang Việt Nam.
Trong thế hệ chị, những ai đươc xếp vào vị trí siêu mẫu?
Trong tình hình hiện tại của VN, chắc chỉ có khoảng 5 người nhưng lẽ dĩ nhiên, tôi sẽ không nói tên đâu (cười).
Trong 5 người đó chắc có chị chứ?
Danh hiệu siêu mẫu không phải là một từ mà mình có thể tự nhận. Nó phải được trao tặng bởi người có chuyên môn và công chúng.
Người mẫu Hương Giang nói rằng: Hiện tại ở Việt Nam chỉ có cô ấy, Thanh Hằng, Anh Thư được nhận mức catse dành cho vị trí vedette?
Tôi nghĩ nhận định đó hơi chủ quan. Ở VN, mức catse chưa được rõ rằng lắm, thường mang yếu tố cảm tính hoặc phụ thuộc vào mối quan hệ quen biết. Nếu tôi là chủ một nhãn hiệu, tôi rất là thích hình ảnh của cô người mẫu này nên tôi trả giá rất cao, thập chí là cái giá trời ơi đất hỡi.
Mức catse cũng tùy theo tầm quan trọng của người mẫu trong chương trình đó. Có thể một chương trình người ta mời Hà Anh vì Hà Anh là gương mặt của sản phẩm này thì đương nhiên, catse của tôi sẽ là cao nhất. Đến một chương trình khác, tôi có thể là người quan trọng nhưng không phải là người quan trọng nhất thì mức catse của tôi sẽ không phải ở vị trí cao nhất.
Không có chỗ cho những lời ngọt ngào
Dư luận không đồng tình lắm với những lời nhận xét quá thẳng thắn quá của chị trong Vietnam’s Next Top Model?
Tôi nghĩ chúng ta hơi mâu thuẫn. Tại sao mọi người cứ chê bai người mẫu chỉ là những bình hoa di động mà trong khi lại đưa ra những lời phỉnh nịnh, những lời vuốt ve khiến họ ảo tưởng vào bản thân?
Tôi có thể nói với các bạn ấy những lời ngon ngọt, nhưng nó không đúng với tính chất của nghề người mẫu trong môi trường quốc tế. Tôi sang Paris làm việc tôi biết, một người mẫu tới casting họ có thể nói thẳng “ngực của cô quá lớn”, “mông của cô quá to” thế là xách vali ra về. Với phụ nữ, những lời nói ấy sẽ khiến họ rất tổn thương nhưng nó là thực tế đang tồn tại trong ngành thời trang. Ở đó không có chỗ cho những lời ngọt ngào, dễ nghe.
Cá nhân tôi không ủng hộ việc nhận xét quá thẳng đây là chuyện công việc. Những lúc cần khích lệ thì khích lệ, những lúc cần thẳng thắn thì phải thẳng thắn. Có thế mới tạo cho các thí sinh có thói quen, ý thức về công việc.
Nghe có vẻ như nghề người mẫu rất khắc nghiệt?
Chúng ta phải phân biệt rõ ràng. Khi làm việc, mọi người phải nghiêm túc. Làm việc xong rồi, chúng ta có thể chơi đùa, nói chuyện vui vẻ như những người bạn.
Có ý kiến cho rằng, các bạn là người mẫu, lên truyền hình nói xấu nhau. Thật là xấu tính. Nhưng đó mới là con người. Các bạn phải hiểu rằng, người mẫu hay không người mẫu, dù sống ở trong tập thể, sẽ có lúc bạn cảm thấy uất ức. Tôi ở tập thể, ở sinh viên, tôi biết. Nếu mình mua đồ ăn về, mình chưa kịp ăn mà bạn mình đã ăn mất thì mình phải tức và mình sẽ bộc lộ ngay. Sao cứ mặc định rằng lên TV là lúc nào cũng phải nói những lời ngọt ngào, lúc nào cũng phải tươi cười, tỏ vẻ thân thiện. Xã hội chúng ta đừng nên hướng tới các giá trị giả tạo.
Ngay trong lần đầu tiên, tôi đã nói với người tham gia rằng: Ở nhà các bạn là con cưng, với người yêu các bạn là số một, nhưng ở chương trình này, tôi coi tất cả các bạn như nhau. Tôi không cần biết các bạn 13, 15 hay 40 tuổi, nhưng các bạn phải làm việc chuyên nghiệp và tôi đối xử với các bạn như những người mẫu chuyên nghiệp.
Và thực tế là như mọi người đã thấy, sau những lời nhận xét của chúng tôi, các thí sinh đã có sự thay đổi rất tích cực. Họ đã có những tiến bộ vượt bậc qua trong các thử thách tiếp theo.
>> Hà Anh giải trình sau khi bị… “ném đá”
Đừng gọi tôi là siêu mẫu quốc tế
Chị nghĩ sao khi siêu mẫu Trang Nhung từng tuyên bố, “Tôi dư sức làm siêu mẫu quốc tế”?
Trang Nhung là ai?
Người cùng tham gia diễn trong Đẹp Fashion show với chị, chị không biết sao?
Ai cũng có ước mơ, không có gì xấu khi ước ao cả. Nhưng sự thực là trong làng thời trang quốc tế, sự cạnh tranh rất lớn. Muốn làm người mẫu, bạn phải đạt đến một tiêu chuẩn nhất định.
Thứ nhất, bạn phải cao trên 1,75, nếu thấp hơn thì sẽ hạn chế rất nhiều trong công việc rồi. Thứ hai là ngoại ngữ. Thứ 3 là bạn phải có cách giao tiếp tốt, biết sống độc lập, phong cách làm việc nghiêm túc và có kinh nghiệm về thời trang. Một người có thể nổi tiếng nhất ở một đất nước nhưng chưa chắc đã có được sự va chạm đối với thời trang quốc tế.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói tới vấn đề, nhiều người, đặc biệt là báo giới, việc sử dụng danh từ siêu mẫu hơi tùy tiện. Thực ra trên thế giới, thời đại vàng kim của thế hệ siêu người mẫu như Claudia Schiffer, Cindy Crawfort, Christy Turlington… không còn nữa. Bây giờ có rất nhiều người mẫu nổi tiếng nhưng vẫn không được coi là một super model như thế hệ trước.
Ngành thời trang của mình đi chậm hơn thế giới nên chúng ta bắt đầu sử dụng khái niệm siêu mẫu. Đây là một cách khích lệ rất tốt đối với giới người mẫu nhưng tôi có cảm giác như nó đang được dùng một cách tràn lan. Một người làm nghề lâu năm, có nhiều cống hiến, đóng góp cũng được gọi là siêu mẫu giống như thế hệ đàn em mới chân ướt chân ráo vào nghề. Điều đó khiến cho người được trao tặng danh hiệu này cũng không cảm thấy vinh dự, còn các bạn trẻ thì lầm tưởng về vị trí, khả năng của mình.
Ở một đất nước, nhiều nhất cũng chỉ có khoảng 5 – 10 siêu mẫu thôi, chứ không thể ai mới nổi lên một chút cũng được gọi là siêu mẫu như chúng ta hiện nay cả.
Chị nói thế nhưng tôi thấy tên tuổi của chị vẫn gắn với cụm từ “siêu mẫu quốc tế” đó thôi?
Có thể công chúng, báo chí ưu ái nên gọi thế chứ tôi luôn luôn giới thiệu “tôi là người mẫu đã có nhiều năm làm việc trong môi trường thời trang quốc tế”.
"Tôi luôn luôn giới thiệu “tôi là người mẫu đã có nhiều năm làm việc trong môi trường thời trang quốc tế”..." |
Catse đôi khi phụ thuộc vào mối quan hệ
Thôi thì tạm thời chúng ta để các tiêu chuẩn quốc tế sang một bên. Nếu xét theo môi trường thời trang Việt Nam hiện nay, một người mẫu như thế nào thì có thể gọi là siêu mẫu?
Người đó phải cao trên 1,75m, diễn trên sàn catwalk lớn, xuất hiện trên những tờ tạp chí lớn nhất, làm việc với những thương hiệu lớn, được mọi người coi như một biểu tượng, và có những đóng góp, cống hiến nhất định cho ngành thời trang Việt Nam.
Trong thế hệ chị, những ai đươc xếp vào vị trí siêu mẫu?
Trong tình hình hiện tại của VN, chắc chỉ có khoảng 5 người nhưng lẽ dĩ nhiên, tôi sẽ không nói tên đâu (cười).
Trong 5 người đó chắc có chị chứ?
Danh hiệu siêu mẫu không phải là một từ mà mình có thể tự nhận. Nó phải được trao tặng bởi người có chuyên môn và công chúng.
Người mẫu Hương Giang nói rằng: Hiện tại ở Việt Nam chỉ có cô ấy, Thanh Hằng, Anh Thư được nhận mức catse dành cho vị trí vedette?
Tôi nghĩ nhận định đó hơi chủ quan. Ở VN, mức catse chưa được rõ rằng lắm, thường mang yếu tố cảm tính hoặc phụ thuộc vào mối quan hệ quen biết. Nếu tôi là chủ một nhãn hiệu, tôi rất là thích hình ảnh của cô người mẫu này nên tôi trả giá rất cao, thập chí là cái giá trời ơi đất hỡi.
Mức catse cũng tùy theo tầm quan trọng của người mẫu trong chương trình đó. Có thể một chương trình người ta mời Hà Anh vì Hà Anh là gương mặt của sản phẩm này thì đương nhiên, catse của tôi sẽ là cao nhất. Đến một chương trình khác, tôi có thể là người quan trọng nhưng không phải là người quan trọng nhất thì mức catse của tôi sẽ không phải ở vị trí cao nhất.
"Trong tình hình hiện tại của VN, chắc chỉ có khoảng 5 người xứng đáng được gọi là siêu mẫu..." |
Không có chỗ cho những lời ngọt ngào
Dư luận không đồng tình lắm với những lời nhận xét quá thẳng thắn quá của chị trong Vietnam’s Next Top Model?
Tôi nghĩ chúng ta hơi mâu thuẫn. Tại sao mọi người cứ chê bai người mẫu chỉ là những bình hoa di động mà trong khi lại đưa ra những lời phỉnh nịnh, những lời vuốt ve khiến họ ảo tưởng vào bản thân?
Tôi có thể nói với các bạn ấy những lời ngon ngọt, nhưng nó không đúng với tính chất của nghề người mẫu trong môi trường quốc tế. Tôi sang Paris làm việc tôi biết, một người mẫu tới casting họ có thể nói thẳng “ngực của cô quá lớn”, “mông của cô quá to” thế là xách vali ra về. Với phụ nữ, những lời nói ấy sẽ khiến họ rất tổn thương nhưng nó là thực tế đang tồn tại trong ngành thời trang. Ở đó không có chỗ cho những lời ngọt ngào, dễ nghe.
Cá nhân tôi không ủng hộ việc nhận xét quá thẳng đây là chuyện công việc. Những lúc cần khích lệ thì khích lệ, những lúc cần thẳng thắn thì phải thẳng thắn. Có thế mới tạo cho các thí sinh có thói quen, ý thức về công việc.
Nghe có vẻ như nghề người mẫu rất khắc nghiệt?
Chúng ta phải phân biệt rõ ràng. Khi làm việc, mọi người phải nghiêm túc. Làm việc xong rồi, chúng ta có thể chơi đùa, nói chuyện vui vẻ như những người bạn.
Có ý kiến cho rằng, các bạn là người mẫu, lên truyền hình nói xấu nhau. Thật là xấu tính. Nhưng đó mới là con người. Các bạn phải hiểu rằng, người mẫu hay không người mẫu, dù sống ở trong tập thể, sẽ có lúc bạn cảm thấy uất ức. Tôi ở tập thể, ở sinh viên, tôi biết. Nếu mình mua đồ ăn về, mình chưa kịp ăn mà bạn mình đã ăn mất thì mình phải tức và mình sẽ bộc lộ ngay. Sao cứ mặc định rằng lên TV là lúc nào cũng phải nói những lời ngọt ngào, lúc nào cũng phải tươi cười, tỏ vẻ thân thiện. Xã hội chúng ta đừng nên hướng tới các giá trị giả tạo.
"Tôi không cần biết các bạn 13, 15 hay 40 tuổi, nhưng các bạn phải làm việc chuyên nghiệp..." |
Đã khi nào chị nhận được phản hồi từ phía các thí sinh về cách nhận xét của mình chưa?
Ngay trong lần đầu tiên, tôi đã nói với người tham gia rằng: Ở nhà các bạn là con cưng, với người yêu các bạn là số một, nhưng ở chương trình này, tôi coi tất cả các bạn như nhau. Tôi không cần biết các bạn 13, 15 hay 40 tuổi, nhưng các bạn phải làm việc chuyên nghiệp và tôi đối xử với các bạn như những người mẫu chuyên nghiệp.
Và thực tế là như mọi người đã thấy, sau những lời nhận xét của chúng tôi, các thí sinh đã có sự thay đổi rất tích cực. Họ đã có những tiến bộ vượt bậc qua trong các thử thách tiếp theo.
- Theo 24h