Nhóm họa sĩ giải phóng và bức tranh sơn mài 1 triệu USD
15:31' 15/09/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) -  Nhóm hoạ sĩ giải phóng gồm Thái Hà (Nguyễn Như Huân) và các cộng sự Nguyễn Thành Hiệp, Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Tiến vừa hoàn thành tác phẩm tranh sơn mài mang tên Thần tốc giải phóng miền Nam, có kích thước 2,1m x 5,8m nặng 350kg. Chủ đề tranh là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Bức tranh vừa được rao giá 1 triệu USD tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Hoạ sĩ Thái Hà - Nguyễn Như Huân cho biết, tác phẩm ra đời như một sự tri ơn đối với đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Bởi thế, trong bức tranh sơn mài hoành tráng này, người thưởng lãm có thể nhìn thấy bóng dáng của bất kỳ một ai đã từng tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của chúng ta, từ hình ảnh một cô du kích, một anh bộ đội, một em bé nhỏ...

Thần tốc giải phóng miền Nam đã trải qua một thời gian “mang nặng đẻ đau” tới 15 tháng (từ 30/4/2002 đến 30/7/2003), hoàn thành trong niềm vui của các hoạ sĩ. Chỉ nhìn qua khối lượng mỗi tấm tranh nặng 32kg, cả quần thể tranh nặng tới 350kg mới biết nhóm hoạ sĩ giải phóng gồm những cây cọ lão thành đã phải cố gắng hết sức để bức tranh được ra mắt trước ngày quốc khánh 2/9 năm nay.

Nội dung tranh là chiến dịch thần tốc giải phóng miền Nam. Dưới lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam; đứng đầu là Chính phủ Cách mạng lâm thời, từ Trung ương cục, Bộ tư lệnh miền và sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã tạo nên những trận đánh phủ đầu, liên tiếp giành thắng lợi từ Tây Nguyên đến Dinh Độc Lập Sài Gòn. Hình ảnh trong tác phẩm còn thể hiện rõ nét hình ảnh và tinh thần quyết chiến quyết thắng của các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam.

Bên cạnh đó bức tranh cũng tô đậm nét sự tan rã, tháo chạy tán loạn của kẻ địch khi chúng đầu hàng vô điều kiện trưa ngày 30/4/1975. Tác phẩm được trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM- số 97 Phó Đức Chính Q1 và được niêm yết với giá 1 triệu USD, giá cao nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Mức giá “vĩ đại” này, theo hoạ sĩ Thái Hà là được định theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, cũng theo hoạ sĩ Thái Hà, điều mong muốn nhất của ông và các hoạ sĩ đã tham gia thực hiện bức tranh là tìm được sự đồng cảm của đông đảo tầng lớp quần chúng nhân dân.

Cũng theo hoạ sĩ Thái Hà, đây là bức tranh lịch sử mà ông và các đồng nghiệp của mình muốn góp một phần nhỏ để thể hiện tấm lòng với nhân dân trong những ngày kháng chiến gian khổ.

  • Hồ Thi Ca
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tranh đương đại Việt Nam đang thoi thóp? (15/09/2003)
1939, năm vàng của Hollywood (14/09/2003)
NSND Trần Phương - Đường xa còn ham rong ruổi (14/09/2003)
Ly Hoàng Ly tham dự '"Chương trình viết văn quốc tế" tại Mỹ (13/09/2003)
"Women Rock!" - khi các nghệ sĩ biểu diễn chống ung thư (13/09/2003)
Khai mạc Lễ hội giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Nhật Bản (13/09/2003)
Trần Chung - Nhạc sĩ của mọi miền đất nước (13/09/2003)
"Tôi sẽ làm tất cả để chặng đường âm nhạc của mình thật dài" (14/09/2003)
Khai mạc dự án "Khám phá âm nhạc và múa" (03/11/2003)
"Ai là nhà vô địch? - Phim hoạt hình đầu tiên về SEA Games 22 (12/09/2003)
Xem múa đương đại Pháp trong... nhà để xe (12/09/2003)
Từ tình yêu tạo nên ánh sáng (12/09/2003)
Dang dở với ''Xanh, đỏ và vàng - Go! Stop!... in between...'' (03/11/2003)
Lễ khai mạc SEA Games 22 sẽ có nhiều màn trình diễn rất mới (12/09/2003)
''Anh hùng xạ điêu'' gánh quá nhiều quảng cáo (11/09/2003)
Tro ve dau trang