Bán trang phục trong phim - nghề hốt bạc
17:56' 01/09/2003 (GMT+7)
Những trang phục của các diễn viên sẽ không chỉ dừng lại trên phim.

Chỉ mới cách đây khoảng 10 năm, sau khi quay xong, quần áo của các vai trong phim được quẳng vào kho hoặc tản mát về nhà những người làm việc trong xưởng phim. Nhưng tình thế giờ đã thay đổi: Nhu cầu mua trang phục của các nhân vật trong phim tăng lên đột ngột, nhất là với sự xuất hiện của việc mua bán trên Internet.

Các hãng phim rốt cuộc đã hiểu ra rằng có thể kiếm bộn tiền bằng kinh doanh các đồ vật đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Họ lập ra các cửa hàng bán loại đồ đặc biệt này và tìm cách bảo vệ những thứ mà trước đây họ vứt vạ vật.

Một số trang phục vinh dự giành được vị trí trang trọng trong Bảo tàng Hollywood hoặc trong các bảo tàng của các hãng phim. Một số khác thì được đưa ra bán đấu giá. Ví dụ như trang phục của bộ phim gây tiếng vang ở Mỹ Đám cưới Hy Lạp linh đình của tôi. 50 đồ vật với chữ ký của các diễn viên đóng trong phim đã hết vèo, mang lại 4 triệu USD. Chiếc áo cưới được một anh chàng ở bang Michigan mua để tặng mẹ mình, một phụ nữ gốc Hy Lạp. Nhưng bà mẹ cho rằng con trai đã tiêu tiền vào một việc vô bổ nên anh ta rao bán chiếc áo đó và 6 vật khác nữa trên internet với giá 1,5 triệu USD. Vậy mà có tới mấy đơn đặt hàng liền khiến anh ta nghĩ lại và tiếp tục nâng giá.

Nhưng cũng thường xảy ra trường hợp trang phục không được bảo toàn cho đến khi phim quay xong. Chúng bị ăn trộm, mặc dù các hãng phim thường nhờ cảnh sát canh giữ hoặc thành lập bộ phận bảo vệ đặc biệt của mình. Điều đó đã xảy ra với quần áo của phim Người nhện. Một đêm tháng 4/2001, chúng đã bị đánh cắp khỏi trường quay. Giá thị trường của mỗi trang phục được may bằng tay là 50.000 USD. Trong khi cảnh sát mở cuộc điều tra khắp thế giới thì các nhà làm phim buộc phải khẩn cấp tạo những phiên bản trang phục giản lược. Để khán giả khỏi nhận ra sự khác biệt, các nhà quay phim đã khôn khéo tránh những cảnh quay quá cận. Một năm rưỡi sau khi phim trình chiếu, cảnh sát đã tìm được những trang phục mà diễn viên chính và người đóng thế mặc trong phim. Một cái được tìm thấy ở Nhật, 2 cái ở New York và 1 cái nữa thì hoàn toàn không xa hãng phim, trong nhà một người bảo vệ của hãng, kẻ đã đánh cắp các trang phục đó. Đồng thời cảnh sát cũng tìm lại được những trang phục của Người dơi trị giá 150.000 USD bị đánh cắp từ năm 1996.

Tuy nhiên, hầu hết trang phục phim không phải chịu số phận phiêu lưu như vậy. Chúng được bán công khai tại các cửa hàng đặc biệt. Khách hàng thường là những người giàu có sẵn sàng bỏ những khoản tiền lớn để được đỏm dáng trong các trang phục mà các ngôi sao Hollywood đã mặc. Trong một cửa hàng như thế nằm ngay trong Hollywood, quần áo nằm trên giá thoạt trông cứ như đồ hàng thùng, nhưng chỉ những khách hàng thường xuyên của cửa hàng biết gắn với chúng là những tên tuổi nào. Trên một giá riêng là bộ quần áo diễn viên Antonio Banderas đã mặc trong phim Mặt nạ của Zorro. Bên cạnh cửa ra vào treo bộ trang phục mà Julia Robert đã mặc trong phim Tiếng thét, được chào giá 5.000 USD. Nhưng những thứ giá trị nhất không được trưng bày ở đây và chỉ được chào bán qua Internet.

Hiện nay, các hãng phim nổi tiếng như Fox, Disney, NBC, CBS... đều đưa đến cửa hàng những bộ trang phục đã hoàn thành nhiệm vụ. Giá của trang phục được xác định qua độ nổi tiếng của chủ nhân nó cũng như sự thành công của phim.

(Theo Tiền Phong)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Lệ Quyên - Giọng ca lạ lẫm và hấp dẫn (01/09/2003)
Thêm một tư liệu mới về Bác Hồ (01/09/2003)
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh: ''Thơ là sứ mệnh trong định mệnh'' (01/09/2003)
Hè 2003 - Mùa gặt hái của Hollywood (08/09/2003)
Ca sĩ Khánh Linh chạy sô ''bở hơi tai'' (08/09/2003)
Lễ hội Văn hóa Việt - Nhật tại Hội An (01/09/2003)
Hôm nay, ra mắt phim "Nguyễn Ái Quốc ở HongKong" (01/09/2003)
"Lễ hội thời hiện đại": Còn quá ít người "quen việc" (01/09/2003)
Lễ hội Văn hóa Việt - Nhật tại Hội An (01/09/2003)
Chuyện thoái vị của vua Bảo Đại qua lời kể Huy Cận (31/08/2003)
L'Espace - triển vọng phát triển văn hóa Pháp - Việt (31/08/2003)
"Tháng 8/1998": chương đau buồn trong Living History (30/08/2003)
Ba cuốn sách quý vừa xuất bản (30/08/2003)
Xem Nokia Đêm trẻ: Nhà tổ chức đã không "nói điêu"! (30/08/2003)
Tết Trung thu, xem trò chơi dân gian ở Bảo tàng Dân tộc học (30/08/2003)
Tro ve dau trang