Bồi dưỡng tác giả sân khấu trẻ để tìm nhân tài
14:45' 23/08/2003 (GMT+7)

Cảnh trong hài kịch Đời cười 4 - Nhà hát Tuổi trẻ.

Từ 15/10, khoá bồi dưỡng các tác giả sân khấu trẻ sẽ kéo dài trong 18 tháng với 60 học viên. Những học viên này sẽ tham gia thi tuyển, sau đó được cấp học bổng và phân bổ đều cho các ngành học: chèo (10), tuồng (10), cải lương (10), kịch dân ca (5), kịch nói (12), múa rối (3), lý luận phê bình (10). Nhà phê bình Ngô Thảo - Phó Tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam sẽ nói rõ hơn về khoá bồi dưỡng tác giả sân khấu trẻ - dự án vừa được Chính phủ phê duyệt.

- Lâu nay, chúng ta vẫn quen giải thích sự thiếu vắng tác giả sân khấu bằng lý do: "nghề" sáng tác phải cần tới những năng khiếu bẩm sinh...

- Đành rằng năng khiếu sáng tác là một thứ của hiếm nhưng chỉ riêng nó thì không thể làm nên một tác giả sân khấu, chưa nói là tác giả chuyên nghiệp của một nền sân khấu chuyên nghiệp. Nói thật, viết kịch là nghề đúng nhất với câu "không thầy đố mày làm nên". Xưa nay, chúng ta có thần đồng thơ, có nhà văn trẻ. Nhưng, tác giả sân khấu ở tuổi 30 thì đốt đuốc đi tìm cũng khó bởi lẽ, ngoài tài năng, cảm hứng, nghề viết kịch còn đòi hỏi những kỹ năng, kỹ xảo, bài bản, cấu trúc khác nhau của từng kịch chúng mà không nắm biết, thẩm thấu thì không sáng tác được.

- Thưa ông, duyên cớ gì mà Hội lại tổ chức lớp học này - khi chúng ta đã và đang có một trường Đại học Sân khấu Điện ảnh?

- Để thi đỗ vào một trường đại học, những vấn đề về bằng cấp, đầu vào, đầu ra... vẫn luôn là sức ép lớn với mọi thí sinh. Thêm vào đó, với cách tuyển chọn đại trà trên quy mô lớn, năng khiếu của họ khó lòng được chú ý và đánh giá đúng mức. Trên cơ sở các địa phương, các đơn vị nghệ thuật chọn, cử, các học viên tự do đăng ký, Hội sẽ cùng với Bộ VH-TT tuyển chọn kỹ lưỡng học viên có năng khiếu cho khóa đào tạo này.

- Vậy thì chúng ta được phép hy vọng tới đâu từ khoá học này?

- Cần khẳng định ngay: chúng tôi không hề đào tạo tác giả. Khoá học chỉ là một hoạt động của Hội nhằm bồi dưỡng cho những người trẻ tuổi (dưới 35) và yêu sân khấu. Trên nền văn hóa đã có (tốt nghiệp đại học học cao đẳng), họ sẽ được học kiến thức cơ bản, kỹ năng thiết yếu để thiết kế nên những tác phẩm sân khấu của mình. Từ việc biết cách viết cho tới khâu sáng tác nên một kịch bản là một con sông không phải ai cũng tìm thấy cầu vượt...

(Theo TTVH)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Mỹ thuật Thái Lan và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng" (23/08/2003)
Rod Stewart "tái xuất giang hồ" (23/08/2003)
Võ Thị Quỳnh - người làm tranh bằng hoa, lá khô đầu tiên ở VN (23/08/2003)
Hoa hậu Quốc tế Gosia Roziecka sắp tới Việt Nam (23/08/2003)
Trao giải VietNamNet nhanh nhất và Sao mai VietNamNet (25/08/2003)
"Wanee & Junah" - sự kết hợp giữa điện ảnh và hoạt hình (23/08/2003)
Sáng tạo chính là để tồn tại... (22/08/2003)
Chiếu phim Nhật định kỳ trên truyền hình (22/08/2003)
''Trưởng thôn'' Văn Hiệp vào vai Lý Thông (22/08/2003)
Nhóm hát và những khát vọng solo tội nghiệp! (22/08/2003)
Hồng Nhung thể hiện bài hát SEA Games thay Linh Dung? (22/08/2003)
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn tại Lào và Thái Lan (21/08/2003)
''Nhận kịch bản phim, tác giả húc vào 4 bức tường đá'' (21/08/2003)
Phát hành "Di cảo Vương Hồng Sển" (21/08/2003)
Angelia Jolie từng phải vào bệnh viện tâm thần (21/08/2003)
Tro ve dau trang