Đã hết thời nghề vẽ pa-nô?
13:55' 22/07/2003 (GMT+7)
Hoạ sĩ Phan Ngọc Thành.

15 năm trước lực lượng họa sĩ vẽ pa-nô của TP.HCM có khoảng 40 người, giờ đây chỉ còn lại 5-7 người. Rạp Thăng Long còn hoạ sĩ Thành, rạp Đại Quang còn hoạ sĩ Sây, hoạ sĩ Phước... còn lại đã tìm đến nghề khác để kiếm kế sinh nhai. Hoạ sĩ Phan Ngọc Thành là một trong số những hoạ sĩ ít ỏi còn đeo đuổi nghề vẽ pa-nô. Những sẽ chẳng còn bao lâu nữa...

Say mê điện ảnh từ bé, thích các tranh quảng cáo treo ngoài rạp, nên vào năm 1960, khi mới 15 tuổi, Phan Ngọc Thành nhờ người anh dẫn đến hoạ sĩ Lô Ca, mà theo cách nói của ông sau này là "tìm thầy học đạo".

Gọi là học, nhưng lúc ấy làm việc vặt là chính: rửa cọ, pha màu, rồi nhìn ngắm thầy mà học lỏm. Sau một, hai năm học, khi quen việc, thầy vẽ chính, thì trò chú ý mà vẽ theo. Cứ thế, đến năm 20-21 tuổi thì Phạm Ngọc Thành vào nghề, chuyên vẽ cho rạp Thanh Bình ở đường Phạm Ngũ Lão (sau đổi tên là rạp Quốc Tế, hiện không còn nữa).

Đặc điểm khu biệt của pa-nô chính là với chất liệu bột màu mau khô, người hoạ sĩ không có nét vẽ vừa nhanh vừa tinh xảo, thì khó mà đạt yêu cầu. Bức vẽ không chỉ phải giống nhân vật bề ngoài, mà còn phải chuyển tải được cái thần ở bên trong. Thời rạp phim còn khá ăn khách, các hoạ sĩ còn thi thố ganh đua về nghề. Người nào cũng cố vẽ, ít nhất cũng không thua anh kém em. Những hoạ sĩ vẽ pa-nô danh tiếng như Từ Cham, Minh Uyển, Minh Mã, Lương Điền... tự tạo nên phong cách của riêng mình. Mà nét vẽ của mỗi người trong số ấy thì chỉ có người trong nghề mới nhận biết được.

Với Phan Ngọc Thành, có lẽ tháng ngày hạnh phúc nhất của ông là những năm sau 1975. Khi ấy tại khu nhà thờ Đức Bà còn có cụm pa-nô lớn để quảng cáo các phim đang chiếu tại thành phố. Hồi tưởng lại quá khứ chưa xa mà mắt ông long lanh niềm vui: "Khi ấy chưa có băng, đĩa lậu như bây giờ, phim có giá lắm. Chúng tôi vẽ giới thiệu 5-6 phim liền. Cả cụm cao 5m, dài đến 20m, mà lại vẽ bằng sơn dầu, nên rất chăm chút. Vẽ xong, đứng quan sát, thấy người dân dừng lại xem là hài lòng lắm rồi".

Có lần, khi rạp phim đang treo pa-nô phim Người đẹp ngủ trong rừng, có mấy người Pháp xem thích quá, nài nỉ đòi mua cho bằng được. Rồi cũng từ Pháp, họ đặt Phan Ngọc Thành vẽ pa-nô phim Công viên khủng long. Ông nói: "Nước ngoài họ trọng những sản phẩm làm bằng tay lắm, với lại bên đó không còn vẽ pa-nô nữa nên loại này lại trở thành hàng quý".

Biết thế, nhưng "hàng quý" như ông nói cũng sắp hết thời. Thời đại của công nghệ thông tin, người ta không còn chuộng những bức vẽ pa-nô nữa. Với những phần mềm computer hiện đại, giờ đây phần lớn các rạp thiên về sử dụng áp phích in, nhanh gọn hơn pa-nô nhiều. Vẽ pa-nô hiện không đảm bảo cho cuộc sống, một bức (1,4mx1,8m) tính trọn gói là 120 ngàn đồng. Trừ tiền bột thì chỉ còn vài chục ngàn. Giá rẻ, nhiều khi người ta vẽ qua loa cho xong, một số phải chuyển sang nghề khác sinh sống.

Rồi đây, không chỉ nghề vẽ pa-nô của ông, mà cả nghề chép nhạc, cũng sẽ bị xoá sổ bởi những phần mềm vi tính. Điều an ủi duy nhất của Phan Ngọc Thành là từ đây, ông được toàn tâm toàn ý vẽ sơn dầu, một công việc mà ông phải làm "xen canh" mấy chục năm khi gắn bó với nghề vẽ pa-nô.

(Theo TT&VH)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Diễn xuất chỉ cần giả một chút cũng không đáng giá một xu!'' (22/07/2003)
Robbie Williams tham gia show diễn đặc biệt vì Quỹ Trust (22/07/2003)
Ảnh nghệ thuật đâu phải món hàng vô chủ (22/07/2003)
NXB Thế giới bất ngờ, đầu nậu giả vờ... kinh ngạc (22/07/2003)
Nhiếp ảnh gia Lê Quang Châu: "Chụp ảnh nuy phải biết chế ngự cảm xúc" (21/07/2003)
Bad Boys II, phim ăn khách nhất Bắc Mỹ tuần qua (21/07/2003)
Đà Nẵng: Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo di tích Đình Nại Nam (21/07/2003)
Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật lần thứ 33 (21/07/2003)
Các "sao mai" phía Nam có làm nên chuyện ở Tuần Châu? (21/07/2003)
“Danh sách đen" để tẩy chay ca sĩ trẻ là chuyện hư cấu! (21/07/2003)
Chu Tấn - người sẽ thay thế Củng Lợi trong tương lai (21/07/2003)
Không để "lạm phát" danh hiệu hoa hậu! (21/07/2003)
''Luộc'' công khai cuốn sách ''Từ đúng - từ sai'' (21/07/2003)
Xoá bỏ anten trong khu phố cổ Hội An còn nhiều trở ngại (21/07/2003)
Gloria Estefan trở lại với "Unwrapped" (20/07/2003)
Tro ve dau trang