Các "sao mai" phía Nam có làm nên chuyện ở Tuần Châu?
15:06' 21/07/2003 (GMT+7)

Các thí sinh "tỉnh lẻ" đã chứng tỏ đẳng cấp của mình chẳng hề "thua chị kém em" khi không còn bị lép vế trong Đêm chung khảo Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc lần 4 - giải Sao Mai 2003, khu vực phía Nam. Trong số 20 thí sinh khu vực phía Nam giành quyền tham gia Vòng chung kết tại Tuần Châu (Quảng Ninh) chỉ có 7 thí sinh TP.HCM.

Danh sách 20 thí sinh vào Vòng chung kết Sao Mai 2003: Hoàng Trọng Việt, Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên, Trần Bích Hà, Huỳnh Thúc Ngân, Nguyễn Thị Hiền Thảo, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Quốc Đại (TP.HCM).

Lê Đức Vĩnh Thuyên, Nguyễn Thanh Tâm, Trương Quang Phú (Trà Vinh).

Đoàn Thị Kim Thi, Phạm Thị Hồng Mơ (Bình Dương),.

Kazan Út, Cill Pơi (Lâm Đồng).

Phạm Thị Hương Giang, Đinh Mê Linh (Cần Thơ).

Nguyễn Vũ Diệu Hiền (Đồng Nai).

Đặng Trần Vi Thảo (Tây Ninh).

Nguyễn Khánh Bảo Châu (Tiền Giang).

Nguyễn Minh Đức (Bến Tre).

 

Tạo được ấn tượng tại Liên hoan khu vực phía Nam có lẽ là đoàn Lâm Đồng với 2 thí sinh nữ đều là người dân tộc: Krazan Út và Cill Pơi mà ca khúc Tiếng sáo (Phạm Minh Tuấn - Lê Giang) do Cill Pơi thể hiện rất thuyết phục, Phạm Thị Hồng Mơ (Bình Dương) cũng đã biết chọn cho mình một phong cách riêng khi thể hiện một bài hát dựa trên chất liệu dân ca Châu Mạ: Em đi trồng lúa (Trần Viết Bính), hoặc bài dân ca Chăm Trăng vàng do Đinh Mê Linh (Cần Thơ) thể hiện cũng là một nét nhấn của đêm thi diễn.

Chính vì thế, giáo sư, nhạc sĩ Thế Bảo, Trưởng ban Giám khảo, đã nhận xét: "Thí sinh ở các tỉnh đã có nhiều cố gắng vượt bậc, khoảng cách chuyên môn giữa các tỉnh và TP.HCM đã rút ngắn đáng kể. Một số giọng ca trẻ ở các tỉnh đã gây ấn tượng tốt với Ban giám khảo khi mạnh dạn hát những bài hát mới, những sáng tác viết về địa phương mình, về dân tộc mình và đã biểu diễn rất thành công".

Cũng cần ghi nhận, nếu như ở giải Sao Mai 2001 có nhiều ý kiến cho rằng thiếu vắng dòng nhạc dân gian, dân tộc thì lần này ở khu vực phía Nam khoảng trống này đã được bù đắp phần nào (trong đêm chung tuyển có 6 thí sinh chọn ca khúc mang âm hưởng Tây Nguyên, 3 thí sinh chọn ca khúc âm hưởng dân ca Bắc bộ, Nam bộ).

Tuy nhiên, do không chênh lệch nhiều về đẳng cấp, có chăng là phong cách biểu diễn, cách xử lý bài hát nên rất nhiều thí sinh đã chọn các bài hát có âm vực rộng (mà phần nhiều là các bài hát truyền thống thuộc vào hạng "kinh điển"): Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao), Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc (Thuận Yến), Sông Dakrông mùa xuân về (Tô Hải), Sông Lô chiều cuối năm (Minh Quang), Tình Bác sáng đời ta (Lưu Hữu Phước)... Không chỉ vậy, một vài thí sinh vẫn còn là "bản sao" của các ca sĩ đàn anh, đàn chị khi giọng hát, cách diễn "nhái" những ca sĩ đã thành danh.

Vòng chung kết Liên hoan sẽ diễn ra tại Khu du lịch Tuần Châu vào tháng 8/2003, liệu ai trong số 20 thí sinh khu vực phía Nam sẽ giành được giải cao tại Liên hoan? Ở giải Sao Mai 2001, 3 giải cao nhất (1 nhất, 2 nhì đồng hạng) đều thuộc về khu vực phía Bắc.

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
“Danh sách đen" để tẩy chay ca sĩ trẻ là chuyện hư cấu! (21/07/2003)
Chu Tấn - người sẽ thay thế Củng Lợi trong tương lai (21/07/2003)
Không để "lạm phát" danh hiệu hoa hậu! (21/07/2003)
''Luộc'' công khai cuốn sách ''Từ đúng - từ sai'' (21/07/2003)
Xoá bỏ anten trong khu phố cổ Hội An còn nhiều trở ngại (21/07/2003)
Gloria Estefan trở lại với "Unwrapped" (20/07/2003)
"Múa hiện đại Việt Nam là đứa con mang nhiều dòng máu" (20/07/2003)
''Hội đồng Phê bình Văn hoá nghệ thuật cần nhanh như cảnh sát 113" (20/07/2003)
Đan Trường với liveshow ''Trái tim bình yên'' (19/07/2003)
Xuất bản sách ''Nhà mồ Tây Nguyên'' bằng ba thứ tiếng (19/07/2003)
Jackson Five và kế hoạch tái hợp (19/07/2003)
''Người hàng binh sẽ không đơn thuần là phim cúng cụ" (19/07/2003)
Nhật Nam Plaza giới thiệu thời trang ''Mùa hè xanh'' (19/07/2003)
Vinh quang gia tộc - Nghệ thuật hay chỉ để kiếm tiền? (19/07/2003)
Cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc 2003  (18/07/2003)
Tro ve dau trang