NXB Văn hoá Dân tộc có cố ý vi phạm bản quyền?
15:18' 18/07/2003 (GMT+7)
Bức ảnh ''Từ thần sấm xuống xe trâu'' bị cúp mất một nửa ảnh gốc.
 

Dù thanh tra Bộ VH-TT đã kết luận, NXB Văn hoá Dân tộc cũng đã chính thức xin lỗi bằng văn bản, và trả nhuận bút cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Văn Bảo, nhưng ông vẫn tiếp tục kiện lên TAND TP.Hà Nội vì tấm ảnh ''Từ thần sấm xuống xe trâu'' in trong cuốn sách ảnh ''Việt Nam cuộc chiến 1858-1975'' bị ''cắt cúp'' tuỳ tiện làm sai lạc nội dung ảnh. 

Mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ, khi NSNA Văn Bảo đòi phải bồi thường tổn hại tinh thần cho tác phẩm ảnh của mình bị cắt cúp tuỳ tiện là 10 triệu đồng. Nhưng vì sao tấm ảnh này nằm trong số 15 ảnh ông Văn Bảo đã khiếu nại với thanh tra Bộ VHTT (đã được kết luận trong cuộc họp giữa Thanh tra - NXB và ông Văn Bảo cùng tác giả biên soạn sách Nguyễn Khắc Cần ngày 20/3), giờ lại được ông Bảo tách ra kiện tiếp?

Trở lại vụ khiếu nại đầu, NXB cho biết: Sau khi đã xin lỗi tác giả và thông tin lên báo ngành (Báo Văn Hoá), NXB theo biên bản cuộc họp đã gặp tác giả Văn Bảo, trả nhuận bút 15 ảnh theo quy định của Nghị định 61/NĐ-CP, nhưng ông Văn Bảo không nhận, đề nghị trả cho TTXVN.

Thật ra, chủ sở hữu của những bức ảnh đó là TTXVN (đã phát ảnh đi) và như tác giả cuốn sách là ông Nguyễn Khắc Cần biên soạn cho biết, ông không hề sửa chữa, cắt cúp ảnh. Ông Cần đã lấy ảnh này ở cuốn sách ảnh của tác giả Gyorgy Máté người Hungary in năm 1974 với nguyên trạng bị cắt cúp đúng như ông Bảo khiếu nại. Trên bức ảnh trong sách này cũng không đề tên tác giả, vì thế ông Cần không biết để gặp tác giả Văn Bảo hỏi về bức ảnh. Song có điều lạ là không lẽ tác giả Hungary đó lại lấy ảnh từ một nguồn không rõ ràng, còn cắt cúp tuỳ tiện. Hay còn một giả thuyết: Có một người khác cũng chụp cảnh đó ở một góc nhìn quá chặt?

Như vậy, sai phạm gây ''tổn hại tinh thần'' cho NSNA Văn Bảo mà quy hoàn toàn cho NXB và ông Cần thì cũng có phần nặng nề. Dẫu sao, NXB đương nhiên phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Có điều, cũng không nên quá ''lên án'' NXB. Hai cuốn sách "Việt Nam cuộc chiến 1858-1975", có một cuốn in lần đầu vào quý I năm 2000 và cuốn tái bản (in lần 2) vào quý I năm 2001. Trong khi lá thư của ông Văn Bảo đề ngày 5/10/2001, như thế không phải sau khi ông Văn Bảo đã gửi đơn, NXB vẫn cố tình tái bản mà không ghi tên tác giả như thông tin trên một vài tờ báo.

Sâu xa hơn, luật của ta vẫn chưa cụ thể, rõ ràng. Trong một thời chiến tranh, rất nhiều bức ảnh nổi tiếng (đặc biệt là các phóng viên của TTXVN) cũng không có tên tác giả. Vì thế, người biên soạn sách dù nhiệt tình, công phu cũng không hẳn dễ dàng ''trả lại tên cho... ảnh''. Nay thi hành luật, các cơ quan chủ sở hữu phải xử lý sao cho để khỏi xảy ra khiếu kiện. Và mức độ đền bù cho ảnh cũng có những đặc thù riêng khác mức đền bù cho một cuốn sách văn học hay một bộ phim bị vi phạm bản quyền.

(Theo Lao Động)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Angelina Jolie: "Cuộc sống của tôi đã thay đổi" (18/07/2003)
Danh hài Mạc Can: ''Cuộc sống đã thôi thúc tôi'' (18/07/2003)
''Cửa'' nào cho Gái nhảy 2? (18/07/2003)
Carlos Santana tặng 2 triệu USD cho một tổ chức chống AIDS ở Nam Phi (18/07/2003)
Shania Twain: "Biểu diễn trước đám đông là điều thú vị nhất của đời ca sĩ" (17/07/2003)
Lần đầu tiên khôi phục lễ tế Đàn Nam Giao (03/11/2003)
6 mẫu tượng đài Lý Thái Tổ được chọn thi bước 2 (17/07/2003)
VH1 công bố danh sách 200 thần tượng văn hoá lớn nhất (17/07/2003)
CD Cảm thu và những làn điệu dân gian chọn lọc (17/07/2003)
Hội thảo quyền tác giả sân khấu: Kết thúc nhanh không ngờ (17/07/2003)
Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới (17/07/2003)
Triển lãm ảnh Visions 1, cách chụp ảnh mới về Thời trang (17/07/2003)
"Niềm hy vọng" - triển lãm từ thiện vì trẻ em khuyết tật (16/07/2003)
Ca sĩ Quỳnh Hương chuẩn bị ra album đầu tay (16/07/2003)
Madonna, gương mặt mới của chiến dịch quảng cáo cho Gap (16/07/2003)
Tro ve dau trang