TP. Hồ Chí Minh:
"Chiến dịch" làm trong sạch làng ca sĩ: Hiệu quả đến đâu?
08:06' 12/07/2003 (GMT+7)

Trước hiện trạng các "sao" mới nổi gây nhiều tai tiếng vì thiếu tôn trọng khán giả, cũng như hiện trạng các ông bầu đứng sau ca sĩ "quân sư" những chuyện "dại dột" làm dư luận bất bình, ngày 9/7, Sở VHTT TP.HCM yêu cầu các tụ điểm, nhà hát, phòng trà cùng hợp tác trong một "chiến dịch" - tạm gọi như vậy - làm trong sạch thế hệ ca sĩ trẻ.

Khi bắt tay vào "chiến dịch", những người quản lý chợt lúng túng vì chưa có quy định nào cụ thể về việc xử lý những "sao" cả "tâm" và "tài" đều kém. Giấy phép hành nghề thì không còn giá trị, cấm họ hát cũng không đủ lý do. Kêu gọi ngưng cộng tác là một cách làm "tương đối hiệu nghiệm" nhằm răn đe là một biện pháp có phần thể hiện sự bất lực từ phía nhà quản lý. Hiện Sở mới chỉ căn cứ vào ý kiến của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT) là với những ca sĩ có thái độ coi thường khán giả, sẽ bị đình chỉ hoạt động từ một đến vài năm. Nội dung "chiến dịch" này theo ông Phạm Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở VH-TT sẽ là những đợt kiểm tra của đội 814 đến các tụ điểm, sân khấu ca nhạc, phát hiện những "sao" hát nhép, "sao" trang phục, tóc tai quái dị, hở hang. Có thể thu luôn cả đĩa đang được sử dụng tại tụ điểm  làm tang vật. Theo đánh giá chung của những người quản lý, gần đây ngày càng nhiều những hiện tượng không lành mạnh trong giới ca sĩ. Hiện tượng ca sĩ chạy theo vật chất, đặt đồng tiền nặng hơn tên tuổi của mình và sự yêu mến của khán giả đang khá phổ biến.

Một vị phó chủ tịch UBND TP.HCM khi đi xem một chương trình ca nhạc đã phải thở dài ngao ngán: "Ca sĩ bây giờ ít được giáo dục quá". Mà cũng đúng thôi, họ kém là đương nhiên: Không xem tivi, không đọc sách báo, nghe đài. Một số người có học hành qua trường lớp, còn đa số thì chỉ học xong cấp hai, cấp ba, qua vài "lò" cho có mác rồi cũng bỏ. Xem lại trình độ của ca sĩ cũng là một điều cần được đặt ra. Sắp tới, ông Phạm Minh Tuấn cho biết, Sở sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho ca sĩ nhằm nâng cao kiến thức xã hội, kiến thức về nghề và giúp họ hiểu trách nhiệm của người ca sĩ trước công chúng. Tẩy chay lối hát nhép, trang phục hở hang  và sự thiếu tôn trọng kỷ luật. Nhưng dự lớp là một chuyện, cái chính vẫn là ca sĩ phải tự học. Một khi cái nền không vững thì cũng khó mà bồi thêm cho cao.

Ông Nguyễn Ngọc Viên, chủ nhiệm chương trình sân khấu "Trống đồng" cho rằng, vấn đề là làm sao để anh em nghệ sĩ có cơ hội sửa chữa thiếu sót. Nên chăng đối với "bầu sô" Sở cũng cần nhắc nhở và có biện pháp kỷ luật nếu kích động ca sĩ "làm lương", ra yêu sách... Các đại diện của CLB Lan Anh và Nhà hát Thành phố thì cho rằng vấn đề là đơn vị tổ chức biết nói không với các ca sĩ mắc bệnh ngôi sao. Cho dù "sao" hét giá cao đến mấy, mà xét thấy khả năng kinh phí không đáp ứng nổi, thì hãy biết từ chối. Và quan trọng nhất là chính khán giả khi biết được tư cách của các "sao" nên sớm "quay lưng" lại với những người không hát vì họ. "Chiến dịch" này tuy làm mạnh tay, song chưa biết kết quả có tương ứng không. Nhưng quả thật, đây là việc cần làm ngay!  

(Theo Lao Động)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàng loạt lễ hội tại Pháp bị hoãn vì biểu tình (11/07/2003)
Nghệ sĩ guitar Văn Vượng chuẩn bị ra CD đầu tiên (11/07/2003)
Ashanti chiếm ngôi Beyonce Knowles bằng "Chapter II" (11/07/2003)
Sẽ làm phim tài liệu nghệ thuật về chiến thắng Điện Biên Phủ (11/07/2003)
Công diễn ballet về Harry Potter (11/07/2003)
Quỳnh Trang kể ''chuyện cổ tích'' tại St. Peterburg (11/07/2003)
Chụp ảnh khoả thân không phải là cách duy nhất để nổi tiếng (10/07/2003)
Triển lãm "Việt Nam - Quá khứ và Hiện tại" tại Áo và Bỉ (10/07/2003)
Người giới thiệu thơ tại Mỹ bắt buộc phải hài hước (10/07/2003)
''Vũ Như Tô'' lên Nhà hát truyền hình (10/07/2003)
Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển (10/07/2003)
1 triệu bản "Living History" đã bán hết trong vòng 1 tháng (03/11/2003)
"Hương bồ kết" - Chút hương mát lành gửi về Đồng Lộc (10/07/2003)
Beyonce dẫn chương trình dành cho Nelson Mandela trên MTV (10/07/2003)
Mỹ Tâm với "Ngày ấy & bây giờ" (10/07/2003)
Tro ve dau trang