Phê bình mỹ thuật có bắt kịp thực tiễn sáng tác?
17:00' 02/07/2003 (GMT+7)
Một bức tranh sơn dầu của hoạ sĩ Đình Đăng.

Hội thảo ''Phê bình mỹ thuật thời kỳ đổi mới'' do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội trong không khí trao đổi thẳng thắn, sôi nổi. Vẫn còn nhiều ý kiến còn hoài nghi về sự song hành giữa người làm phê bình nghệ thuật và người sáng tác. Dưới đây là trích dẫn một vài ý kiến của các nhà phê bình xoay quanh việc phát triển phê bình mỹ thuật.

Nhà phê bình mỹ thuật (PBMT) Mai Ngọc Oanh: Hiện nay có quá nhiều các triển lãm bày tại các gallery, các nhà phê bình mỹ thuật nhiều khi không thể xem hết được... Riêng Hà Nội có tới hàng trăm gallerry mà mỗi gallery có đối tượng khách mời khác nhau. Vậy thì các nhà phê bình mỹ thuật của ta có được các gallery để mắt tới? Với mục đích kinh doanh các gallery cần hoạ sĩ hơn các nhà phê bình mỹ thuật. Họ chẳng cần các nhà phê bình lăng xê hoạ sĩ mà đây là một trong những hoạt động của phê bình mỹ thuật. Mối quan hệ giữa nhà phê bình với các gallery ở ta dường như chưa phát triển. Cùng vì mục đích là thúc đẩy nghệ thuật nhưng mạnh ai nấy làm. Gallery cứ việc bán tranh, các nhà phê bình cứ việc viết.

Nhà PBMT Khương Quân: Các nhà phê bình mỹ thuật của ta có thiên hướng phê nhiều hơn bình, lý sự nhiều mà cảm nhận nghệ thuật ít. Hoạt động phê bình nhiều khi chỉ quanh quẩn với thành tựu ''cây nhà lá vườn'' của tạp chí Mỹ thuật, ít có khả năng viết bài chuyên ngành cho các báo và tạp chí nghiên cứu khác. Vì thế không ít nhà phê bình được Hội Mỹ thuật phong danh mà xã hội không ai biết.

Nhà PBMT Lê Quốc Bảo: Diễn đàn phê bình của chúng ta còn nhiều bất cập? Rộng nhưng chưa sâu? Còn dừng ở mức lăng xê thậm chí cả cái mà tác giả không có? Dẫn tới thật - giả, đẹp - xấu lẫn lộn... Thậm chí có nhà báo còn đặt thẳng một vấn đề ''Phê bình mỹ thuật liệu có đáng tin cậy không?''. Nói chung, phê bình mỹ thuật hiện nay chưa đề cập kịp và giải quyết những vấn đề của thực tiễn sáng tác mỹ thuật, của đời sống mỹ thuật đặt ra.

Nhà PBMT Trang Thanh Hiền: Hoạ sĩ không học thuật và các nhà báo lại càng không học thuật. Các nhà PBMT nói chuyện học thuật thì chẳng ai muốn nghe, và cũng không ai hưởng ứng tham gia. Như thế có nghĩa nền phê bình Việt Nam vẫn chỉ tồn tại trên những mẩu bài viết khắp các báo tán tụng nghệ thuật.

(Theo Văn Hoá) 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"NSNA Việt Nam ít có dấu ấn riêng" (02/07/2003)
Gìn giữ tác phẩm như thế nào? (02/07/2003)
Bộ trưởng Văn hoá Brazil lưu diễn ở châu Âu (02/07/2003)
Nhiều cuộc thi - hoa hậu có "bão hoà"? (02/07/2003)
Cuộc thi Hoa hậu áo dài Việt Nam lần đầu tiên (01/07/2003)
Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tham dự liên hoan tại Hungary (01/07/2003)
Triển lãm tranh đầu tiên của Canada tại Hà Nội (01/07/2003)
Vũ kịch ''Sự ân hận muộn màng'' ra mắt (01/07/2003)
Ca sĩ đầu tư album riêng: "tự cứu mình" (01/07/2003)
Jennifer Aniston - Brad Pitt, cặp quyến rũ nhất thế giới (03/07/2003)
''Sao'' đang lạm phát! (03/11/2003)
Tuyên Quang phát hiện nhiều hiện vật cổ bằng đồng và gốm (30/06/2003)
''Xin báo chí hãy sử dụng vũ khí biếm họa'' (30/06/2003)
"Harry Potter" và giới trẻ Việt Nam (30/06/2003)
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: "Tôi thích ngửa bài. Với vợ cũng thế!" (30/06/2003)
Tro ve dau trang