''Đương đại'' và ''phê bình"
18:46' 28/06/2003 (GMT+7)
''Hoa hồng và gai'' - tác phẩm sắp đặt của Hoàng Ly.

Mấy năm gần đây, trong khi tranh Việt Nam có chiều hướng đi xuống thì các loại hình mới như installation (sắp đặt), performance (trình diễn) và media art (nghệ thuật đa phương tiện) lại phát triển khá mạnh, gây chấn động trong giới và có tiếng vang tốt ở nước ngoài. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân với nghệ sĩ trẻ Hoàng Ly về vấn đề này.

- Là một trong những người tiên phong ''thế hệ 2'' trong lĩnh vực ''đương đại'' này, vừa tham gia dự án Mekong về và có cuộc trình diễn - tương tác mang tên Nỗi đau rất ấn tượng, chị nghĩ gì và lý giải như thế nào về hiện tượng như đã nêu ở trên?

- Cuộc sống đô thị với nhịp sống xã hội trở nên nhanh hơn. Người ta không chỉ coi trọng những hàng hóa và sản phẩm tinh thần có giá trị lâu bền, mà cả những hàng hóa có giá trị ngắn tức thời. Mỹ thuật giá vẽ đã trở nên không thể đủ để phản ánh và đáp ứng được nhịp chảy ồ ạt nóng bỏng của xã hội đô thị hiện đại. Vì thế một số họa sĩ đã nhanh chóng tìm đến những phương tiện biểu đạt mới như installation hay performance art media art bởi chúng có khả năng phản ảnh tức thì những quan điểm nghệ thuật cũng như tư duy về xã hội, chuyển tải tinh thần và mạch sống của xã hội đô thị hiện đại một cách trực tiếp, gần gũi với công chúng hơn bao giờ hết.

Khi vẽ tranh tôi rất muốn tìm tòi một phong cách, thế nhưng thực tế là cảm xúc và những tư tưởng chủ đạo trong tôi thay đổi liên tục. Ngày hôm nay tôi không thể tiếp tục vẽ như hôm qua được. Chính installationperformance art đã giúp tôi giải tỏa được điều này". Với hai loại hình mỹ thuật này, tôi có thể đào sâu và khám phá những cảm xúc và đề tài khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định. Mặt phẳng giới hạn của toan vẽ dường như không đủ để giải quyết hết những ước vọng của tôi và tôi muốn mang ngôn ngữ của hội họa trên toan ra ngoài không gian của cuộc sống thực. Tôi thích kết hợp tác phẩm installation với performance art. Đối với tôi, không gian bên ngoài cuộc sống chính là một bức toan trắng và những hiệu ứng của installationperformance art đã làm cho những không gian nhất định trong cuộc sống trở nên khác đi, mang một đời sống mới. Và trong tác phẩm performance art tôi xem chính chuyển động cơ thể của mình như những vệt cọ mãnh liệt hay tinh tế tương tác với các hình hài vật thể có sẵn trong không gian tùy theo cảm nhận của tôi lúc bấy giờ; ánh sáng, âm thanh, những vật liệu đơn giản mà tôi sử dụng sẽ tạo nên những mảng miếng, sáng tối, mạnh nhẹ trong bức tranh không gian nhiều chiều của cuộc sống thực. Ngay cả những hiệu ứng từ cảm xúc của khán giả (cười đùa, xầm xì, im phăng phắc, hưởng ứng, chê bai...) cũng được tôi coi như là một thành tố tạo nên tác phẩm. Tôi coi bản thân mình cũng là một vật liệu và tôi cần phải ''xử lý'' chính tôi. Vì thế trong khi diễn ra tác phẩm tôi khó lòng biết trước điều gì sẽ xảy ra, sự tính toán trong tác phẩm là những tính toán bố cục mang tính mỹ thuật dựa trên cảm xúc xuất hiện thực tế lúc đó chứ không phải là sự tính toán của một kịch bản có sẵn.

- Chị bày và diễn ở nước ngoài lân cận và xa xôi, gần gũi và cách biệt về văn hóa, mức sống, tâm lý... đã nhiều, có khác biệt lớn nào không khi ''bày đặt'' và trình diễn ở Việt Nam?

Khi sắp đặt và trình diễn ở nước ngoài, khán giả luôn tôn trọng và rất sẵn lòng cùng tham gia vào tác phẩm với họa sĩ một cách chủ động và vui thích. Chính sự tham gia độc đáo và hồn nhiên của khán giả lại mang đến cho tác phẩm những nét thú vị riêng biệt. Còn ở nơi công cộng, thái độ của công chúng trước tác phẩm của họa sĩ rất... bình thường, người nào thích thì nán lại xem lâu, hỏi thăm, khen ngợi, cùng tham gia, rồi đi, người không thích thì chỉ nhìn thoáng qua rồi đi thẳng, có người chẳng thèm nhìn. Tự nhiên thấy công việc sáng tạo của người họa sĩ rất nhỏ bé nhưng ý nghĩa, người họa sĩ cũng đơn giản như người bán kem bên đường, ai thích kem thì lại ăn, thấy ngon và mát. Người Việt Nam với bản tính khép kín hơn, ngại ngùng hơn và chưa hồn nhiên tham gia vào tác phẩm của họa sĩ, nhưng chính sự e dè đó lại nói lên rất rõ tâm lý và tính chất xã hội của mỗi nơi. Tôi thích sắp đặt và trình diễn một phần là ở chỗ đó. Chính các khán giả cũng là một thành tố rất quan trọng để cấu thành nên tính '''độc nhất'' của tác phẩm.

- Có khi nào chi thấy buồn trước thực trạng phê bình mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay, nhất là đối với các môn mới nhiều khi được đồng nhất với từ ''mỹ thuật đương đại'' không?

- Tôi thực không để ý lắm đến phê bình nghệ thuật. Nhưng theo tôi, hiện nay những người làm loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam còn quá ít, bản thân người làm nghệ thuật mới này ở Việt Nam cũng chỉ đang bắt đầu khám phá và tìm tòi thì làm sao đã có được một nền phê bình hoàn thiện. Có lẽ các nhà phê bình đang chỉ muốn im lặng để xem tình hình diễn tiến ra sao, chứ không nỡ dập tắt ngay niềm hy vọng của một vài họa sĩ. Hiện nay phê bình chỉ đơn thuần dừng lại ở việc ''tường thuật'' lại tác phẩm theo cảm tính, thích thì cách tường thuật khác hẳn với người không thích, chứ không mang ngôn ngữ của phê bình. Làm các loại hình mỹ thuật ''đương đại'' là phi lợi nhuận thì phê bình mỹ thuật là phi lợi nhuận có lẽ là điều tất yếu. Và dầu gì thì phê bình vẫn cứ phải phê bình, và làm nghệ thuật thì vẫn cứ phải làm thôi, dù là phi lợi nhuận.

(Theo TT&VH)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Britney Spears là thần tượng số 1 của tuổi học sinh (29/06/2003)
Kevin Costner lại lấy vợ (28/06/2003)
Họa sĩ Nguyễn Đức Dụ: "Vẽ về quê hương là niềm tự hào của tôi" (28/06/2003)
Asian Fantasy Orchestra biểu diễn tại TP HCM (27/06/2003)
Phát hiện thêm 30 mộ chum tại Sa Huỳnh (27/06/2003)
Cây bút hài kịch hàng đầu Lộng Chương đã ra đi (27/06/2003)
Sắp đặt với quang gánh và cây (27/06/2003)
2004 là hạn chót thi kịch bản phim về Thăng Long (26/06/2003)
8 triệu bảng Anh cho 3 kiệt tác của Vincent Van Gogh (26/06/2003)
Trang điểm phải phù hợp với trang phục (26/06/2003)
50 Cent dẫn đầu Bet Awards (26/06/2003)
"Điệp viên 007" trở thành Tiến sĩ (26/06/2003)
Hollywood làm phim về vụ 11/9 (26/06/2003)
Lê Vũ Long về lại với múa cùng "Mắt bão" (25/06/2003)
Chương trình ca nhạc lớn tưởng niệm 18 học sinh tử nạn trên sông Thu Bồn (25/06/2003)
Tro ve dau trang