Chuyên viên trang điểm Nguyệt Vy:
Trang điểm phải phù hợp với trang phục
17:41' 26/06/2003 (GMT+7)
Người mẫu Anh Frida Palsson được Nguyệt Vy trang điểm và chụp hình cho chuyên đề "Mốt và cuộc sống đời xưa".

Tạo ra những gương mặt khả ái cho người mẫu trước khi lên sân khấu là điều không dễ chút nào đối với những chuyên viên trang điểm. Có nhiều chuyên viên trang điểm than phiền rằng họ luôn bị phụ thuộc, vì một số người mẫu không hiểu rằng mục đích trang điểm là sao cho phù hợp với từng trang phục của các nhà tạo mẫu, với đêm diễn, với từng tính cách phải thể hiện.  Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa báo chí với chuyên viên trang điểm Nguyệt Vy.

- Có người cho rằng nghệ thuật trang điểm ở ta không chuyên nghiệp nên đang làm hỏng thẩm mỹ của cả diễn viên lẫn người xem. Chị nghĩ sao?

- Những người làm nghề trang điểm chưa ý thức được họ phải làm gì trên gương mặt người mẫu, cũng không nắm vững nguyên tắc trang điểm sao cho hợp với trang phục trình diễn của từng nhà tạo mẫu và chỉ chiều theo người mẫu, những người luôn thích mình xinh đẹp như những con búp bê trên sàn diễn. Lẽ ra, đội ngũ ''make-up'' phải có tính độc lập, có cái nhìn của nhà chuyên môn và tuân thủ theo quy tắc riêng của các nhà tạo mẫu, đạo diễn.

-
Theo chị, liệu đó có phải do thẩm mỹ còn yếu kém của những người trang điểm?

- Đơn giản vì họ không được học, chỉ biết làm theo ý mình, được làm cho người mẫu nổi tiếng là có tâm lý hãnh diện, thơm lây. Chính tâm lý và sức ỳ này đã góp phần ''tàn phá'' một đêm diễn ở khía cạnh thẩm mỹ.

Trong một cuộc thi hoa hậu, tôi nghĩ rằng nên để một chuyên gia trang điểm thôi, nhưng người đó phải chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp thể hiện ở cách nghiên cứu gương mặt từng người, từng trang phục đi kèm, những kiểu tóc phù hợp. Trên sân khấu của các cuộc thi thường xuất hiện những cô người mẫu môi đỏ chót (hoặc tím bầm), mắt xanh lè, mặt trắng bệch, vẻ vô hồn, tóc loe que, loăn quăn, chân mày vẽ cong vút một cách kinh dị.

Chưa hết, những người mẫu ấy còn lẳng lặng ra sau cánh gà bôi thêm phấn, son để mình thật nổi trội giữa những người khác. Đó là một thảm họa của sự sáng tạo. Vừa rồi, trong tuần lễ thời trang 2003, tôi phụ trách phần trang điểm theo kiểu Nhật cho các người mẫu. Một số người đã không tuân thủ theo ý tôi, tự vẽ mắt cho to ra, vẽ môi thật dày khiến chính tôi cũng không nhận ra nổi tác phẩm của mình!

- Được thường xuyên tiếp xúc với những người mẫu, các nhà nhiếp ảnh nước ngoài. Vậy xin hỏi chị học được những gì từ họ?

- Những người mẫu Anh đến đúng giờ, cực kỳ nghiêm túc và tuân thủ theo đúng ý người trang điểm. Chỉ sau buổi làm việc, họ mới đùa tôi rằng nếu ở Anh họ sẽ ''kiện'' tôi vì đã sử dụng mỹ phẩm không xịn trên mặt họ. Tôi phải giải thích lý do là vì điều kiện ở Việt Nam không như ở nước ngoài. Ngoài ra, có dịp tiếp xúc với hai nhà nhiếp ảnh Leonard De Selva và Thierry Canini (Pháp), nắm được cách làm việc của họ đối với những người mẫu, tôi học được một số điều về xử lý ánh sáng, bố cục, cách tạo chiều sâu trong những bức ảnh về thời trang.

 (Theo LĐ)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
50 Cent dẫn đầu Bet Awards (26/06/2003)
"Điệp viên 007" trở thành Tiến sĩ (26/06/2003)
Hollywood làm phim về vụ 11/9 (26/06/2003)
Lê Vũ Long về lại với múa cùng "Mắt bão" (25/06/2003)
Chương trình ca nhạc lớn tưởng niệm 18 học sinh tử nạn trên sông Thu Bồn (25/06/2003)
Rolling Stones biểu diễn "cứu trợ" cho ngành du lịch Toronto (25/06/2003)
Ngô Thái Uyên và cảm xúc tức thời (25/06/2003)
Tôn tạo bãi đá cổ Sa Pa (25/06/2003)
Trần Vân Anh đoạt giải 4 bình chọn qua Internet (24/06/2003)
Lý An: "Đạo diễn vẫn có thể làm phim hay trong một cái lều" (24/06/2003)
Đầu tư cho sáng tác âm nhạc như thế nào? (24/06/2003)
Special Olympics Summer Games "đầy ắp" các sao (24/06/2003)
Chúng ta đang gìn giữ hay tàn phá Mỹ Sơn? (27/06/2003)
Các sân khấu Thượng Hải hoạt động trở lại (24/06/2003)
Thu Phương và Huy MC đâu rồi? (24/06/2003)
Tro ve dau trang