Đầu tư cho sáng tác âm nhạc như thế nào?
17:42' 24/06/2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Từ năm 1999, Nhà nước đã bắt tay vào hỗ trợ tăng dần từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng cho sáng tác âm nhạc. Hội nghị lần thứ 6 BCH Hội Nhạc sĩ VN khoá VI vừa qua đã đánh giá và rút kinh nghiệm việc đầu tư cho sáng tác những năm vừa qua, đồng thời quyết định nhiều công việc cụ thể trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã trò chuyện cùng nhạc sĩ Hồng Đăng, Phó tổng thư kí - Trưởng ban đầu tư sáng tác của Hội.
Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, một "nguyên khí" của nền âm nhạc chuyên nghiệp VN.

- Thưa nhạc sĩ, làm thế nào để công việc đầu tư được chuyên nghiệp hoá và có hiệu quả?

- Hội đã chủ trương thành lập hẳn một Ban điều hành đầu tư. Sở dĩ như vậy vì trước đây, khi chưa có ban điều hành đầu tư, việc chăm sóc những tác phẩm đầu tư thiếu chuyên nghiệp, việc thúc đẩy quá trình hoàn thành tác phẩm cho đến lúc nghiệm thu còn chưa chặt chẽ. Ban đầu tư chúng tôi gồm 7 người.

- Nhiệm vụ chính của Ban đầu tư là gì?

- Rất nhiều người gửi thư đến đăng kí các thể loại để viết, nhưng để đảm bảo sự chọn lựa được nhanh, chính xác và đầu tư đúng đối tượng, cũng như có thể lựa chọn được những thể loại phù hợp với các nhạc sĩ được đầu tư, chúng tôi yêu cầu các tác giả gửi cho Ban đầu tư những tác phẩm mà mình đã viết để ban có thể xem xét quá trình, thành quả sáng tạo của từng nhạc sĩ mà dựa một phần vào đó quyết định đầu tư tác phẩm ở thể loại nào, cho ai... 

Có những tác giả đăng kí viết tác phẩm ở những thể loại mà chúng tôi cho rằng còn chưa thật phù hợp, hoặc quá với sức viết, thông qua việc rà soát lại tác phẩm của họ, chúng tôi đưa ra những lời khuyên, hoặc trong quá trình thẩm định tác phẩm mà nhận thấy tác phẩm của họ có tầm cỡ, qui mô hơn hẳn hình thức, thể loại họ đã đăng kí thì chúng tôi cũng quyết định chuyển hướng đầu tư tác phẩm của họ ở một mức cao hơn.

- 7 người mà phải thông qua ngần ấy công việc, thẩm định ngần ấy tác phẩm, liệu có quá sức không?

- Để giúp Ban đầu tư thẩm định tác phẩm, chúng tôi còn thành lập một Hội đồng thẩm định gồm 10 thành viên có trình độ cao và có trách nhiệm. Trước tiên họ thẩm định bằng nốt trên giấy và xác định xem tác phẩm có giá trị, chất lượng, qui mô để tiếp tục đầu tư dàn dựng hay không.

Trong đợt đầu tư đầu tiên của năm nay (2003), đã có 72 nhạc sĩ trong toàn quốc được duyệt vào danh sách: 5 nhạc sĩ viết thể loại lớn (ca kịch, vũ kịch, symphony từ 3 chương trở lên), 20 nhạc sĩ viết thể loại trung bình (giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng, tứ tấu nhiều chương, hoà tấu nhạc cụ), 16 nhạc sĩ viết thể loại nhỏ (tiểu phẩm cho nhạc không lời, romance...). Đồng thời Ban đầu tư cũng mời thêm 31 nhạc sĩ lão thành trong toàn quốc tham gia vào chương trình đầu tư tác phẩm năm 2003 như một nghĩa cử uống nước nhớ nguồn - những hạt giống đã cống hiến trọn đời cho nền âm nhạc chuyên nghiệp cách mạng.

- Xin cảm ơn ông!

Bên cạnh cuộc nói chuyện này, ông Trọng Bằng, Tổng thư kí Hội Nhạc sĩ VN, nhận xét rằng vào cuối thập kỉ 90 chúng ta chợt nhận ra rằng nền âm nhạc chuyên nghiệp đang dần teo tóp và ngày càng trì trệ. Thế vào đó là cơn thác lũ dòng nhạc giải trí kém chất lượng. Đã đến lúc phải khôi phục lại nền âm nhạc chính thống, phục hồi lại ''nguyên khí'' cho nền âm nhạc chuyên nghiệp.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Phó tổng thư kí Hội Nhạc sĩ VN còn nêu ý kiến về một khó khăn khác, là Nhà nước và Bộ Tài chính mới chỉ đầu tư ''đầu vào'' mà chưa có khoản đầu tư cho ''đầu ra''. 

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân còn cho biết, năm 2002 và 2003, ngoài việc kết nạp mới các nhạc sĩ Việt Nam, Hội còn thật sự nối vòng tay lớn và cầu hiền tài. Chẳng hạn như 2 tác phẩm của nhạc sĩ Việt kiều Nguyễn Thiên Đạo đã được Hội đặt hàng, dàn dựng và biểu diễn tại Hà Nội.

  • Nguyễn Phúc
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Special Olympics Summer Games "đầy ắp" các sao (24/06/2003)
Chúng ta đang gìn giữ hay tàn phá Mỹ Sơn? (27/06/2003)
Các sân khấu Thượng Hải hoạt động trở lại (24/06/2003)
Thu Phương và Huy MC đâu rồi? (24/06/2003)
Ra mắt cuốn ''Phở'' của bếp trưởng Didier Corlou (24/06/2003)
Đừng để ngành văn hoá ''ngoài cuộc'' (23/06/2003)
MuchMusic Video Award đã có chủ (23/06/2003)
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Võ Nghiêm Minh về nước làm phim "Mùa len trâu" (23/06/2003)
"Người khổng lồ" "đè bẹp" bảng xếp hạng phim ăn khách nhất Bắc Mỹ (23/06/2003)
Kịch bản Lễ hội chiến thắng Điện Biên Phủ 2004: Nhìn bằng con mắt trẻ! (23/06/2003)
Ca sĩ Mỹ Lệ: ''Thời trang sân khấu phải lấy được cảm tình khán giả'' (23/06/2003)
Nghề giấy Long Đằng sẽ hồi sinh? (22/06/2003)
Gặp người giữ hồn chèo Tàu (23/06/2003)
Berry và Hopkins có tên trong danh sách "Những người nổi tiếng" 2004 (21/06/2003)
Trợ lý Minh Vượng "tái xuất" với "Thay tim đổi mặt" (03/11/2003)
Tro ve dau trang