Phản ứng xung quanh vấn đề biểu phí bản quyền âm nhạc
15:39' 07/06/2003 (GMT+7)

Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vừa đề xuất một biểu phí đối với các cơ sở kinh doanh âm nhạc. Điều này đang gây ra một cuộc tranh cãi cả về mặt pháp lý và thực tiễn. Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn hai ý kiến liên quan đến vấn này.

Ông Lê Ngọc Cường, Phó Cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn: ''Nhạc sĩ được hưởng phần qúa lớn!''

Biểu phí bản quyền âm nhạc đối với các chương trình biểu diễn âm nhạc (chiếm 3 - 5% doanh thu chương trình) tôi e rằng chưa thật hợp lý. Ngoài một số ''sao'' có thu nhập cao, có một số diễn viên tham gia chương trình chỉ được hưởng thù lao 30-50.000 đồng/đêm. Trong khi đó, theo cách tính trên thì tác giả ca khúc, được coi như một thành viên của chương trình, lại có mức thu nhập quá lớn (có thể lên tới 200.000 đồng/ bài), không tương xứng với tất cả các thành phần tạo nên đêm diễn. Nếu ai cũng đòi tỷ lệ % tương tự thì chắc chắn các nhà tổ chức, các trưởng đoàn sẽ không thể duy trì được hoạt động.

Đề xuất thu phí của Trung tâm còn nhiều bất cập khác, chưa thật phù hợp với tình thần của các quy định quốc tế. Chẳng hạn như ''đòi'' cả tiền thù lao của các chương trình biểu diễn không doanh thu nhằm phục vụ các nhiệm các nhiệm vụ chính trị, xã hội... Các nhạc sĩ cũng cần phải xem lại việc ''đòi tiền'' ở các cơ sở kinh doanh âm nhạc (nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, hàng không...), vì như tôi được biết, theo các quy định quốc tế thì các cơ sở này chỉ phải trả tiền bản quyền cho các nhà sản xuất băng đĩa, hoặc người biểu diễn mà thôi...  

Nhạc sĩ Vũ Tự Lân (Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc): ''Biểu phí lên xuống tuỳ theo thực tế!''

Khi làm biểu phí, chúng tôi chưa kịp điều tra tình hình ở các quán karaoke, nhà hàng, khách sạn, nên cũng chưa lường được phản ứng của họ như thế nào. Song có một điều chắc chắn rằng, đây mới chỉ là những mức phí dự kiến, nằm trong ''khung'' phí đã được pháp luật quy định. Còn trên thực tế chúng tôi sẽ lên xuống, xê dịch... tuỳ theo hoàn cảnh. Việc thu phí thì cần phải tiến hành từng bước và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đối với các quán karaoke, đã có địa phương dự định sẽ đưa trách nhiệm đóng thứ phí này vào điều kiện kinh doanh của các quán, nhưng nói ra bây giờ có lẽ hơi sớm... Trước mắt, có lẽ chúng tôi sẽ tập trung thu phí karaoke, biểu diễn ca nhạc ở các khách sạn quốc tế, các hãng hàng không.

(Theo TT&VH)

  

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Người mẫu: Ai cho em ngày mai? (07/06/2003)
Nhạc sĩ Quốc Bảo: ''Tôi không phải ông bầu'' (07/06/2003)
Tờ Mật - làng văn hóa cồng chiêng của Gia Lai (07/06/2003)
VTV bài hát tôi yêu lần 2: Sẽ bớt eo xèo? (07/06/2003)
TP.HCM có Hãng phim tư nhân thứ hai (06/06/2003)
Người mẫu sẽ thiệt thòi hơn khi tự quản lý mình? (06/06/2003)
Schwarzenegger định làm chính trị (06/06/2003)
"Sáng tác phải trung thực với bản thân" (06/06/2003)
Kênh truyền hình A&E làm phim về Hillary Clinton (15/06/2003)
Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam ra mắt "Vũ khúc mùa Hè" (06/06/2003)
Các phòng trà TP.HCM "cầm cự" sống (06/06/2003)
Nguyễn Thị Minh Ngọc đang tìm "Người đàn ông thất lạc" (06/06/2003)
Trò chuyện với người dựng nhà rông trên đất Hà Nội (06/06/2003)
Chương trình biểu diễn Piano độc đáo tại Seoul (06/06/2003)
Kiên quyết xóa tận gốc nạn “hát nhép” trên sân khấu ca nhạc (03/11/2003)
Tro ve dau trang