Các phòng trà TP.HCM "cầm cự" sống
14:51' 06/06/2003 (GMT+7)
 

Nổi lên như một hình thức kinh doanh ca nhạc thành công nhất ở TP.HCM trong vòng 4-5 năm trở lại đây, trở thành "nỗi lo" của các nhà hát, các sân khấu lớn, giờ đây các phòng trà ca nhạc đang lảo đảo đứng bên bờ vực... đóng cửa vì vắng khách.

Là người đi đầu và cũng là người thành công nhất trong việc điều hành phòng trà ca nhạc hiện nay (với phòng trà Tiếng tơ đồng và Trung tâm giải trí Phi thuyền), anh Nguyễn Thanh Liêm cũng thừa nhận rằng hoạt động phòng trà ở TP.HCM vào thời điểm này đang trong tình trạng sống "cầm cự".

- Có lẽ chưa bao giờ phòng trà ca nhạc lại lao đao như lúc này?

- Đúng là chưa bao giờ. Dịch SARS lại đi cùng với mùa mưa, nhưng chủ yếu là SARS. Khách của phòng trà là những người nhạy cảm với chuyện này nhất. Tiếng tơ đồng (khoảng 400 chỗ) khá nhất mà mỗi đêm hiện giờ chỉ còn khoảng hai chục khách. Tháng tư, chúng tôi lỗ hơn 100 triệu, tháng 5 khoảng 200 triệu. Còn ở Trung tâm Phi thuyền, tôi chỉ nhận thầu phần ca nhạc nhưng sắp tới cũng sẽ nghỉ vì từ hồi làm đến giờ toàn phải bù lỗ.

- Tiếng tơ đồng sẽ cầm cự được đến khi nào?

- Nếu cứ đà này thì ráng chừng 3-4 tháng, chúng tôi sẽ cố tới cuối năm để chờ sự thay đổi vào dịp Tết. Nhưng cầm cự và chờ đợi cũng không có nghĩa là ngồi không. Vẫn phải tìm cách xây dựng chương trình mới để kéo khán giả đến xem. Hiện nay (5-8/6) chúng tôi đang thực hiện chương trình 4 giọng ca "tứ quý": Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh và Quang Dũng.

- Anh có vẻ mê ca sĩ Hà Nội, mặc dù bây giờ trên thị trường Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh... không "ăn khách" bằng một số ca sĩ trẻ khác, vậy mà trong lúc khó khăn nay anh vẫn "dùng" họ như một lời mời công chúng trở lại phòng trà.

- Đúng là tôi rất thích ca sĩ Hà Nội bởi vì nói cho đúng các họ hát rất hay. Công chúng cũng phải thừa nhận điều đó. Nhưng hiện nay nhiều ca sĩ Hà Nội lại không giỏi bằng ca sĩ TP.HCM trong việc đưa bài hát đến với khán giả, vì thế khá nhiều ca sĩ trẻ TP.HCM hát chưa hay nhưng lại nổi rất nhanh trong khi các ca sĩ Hà Nội thì ngược lại.

- Tạm quên thời điểm "bất khả kháng với SARS" hiện nay, kinh doanh phòng trà ca nhạc có vẻ nở rộ...

- Theo tôi thì các phòng trà ca nhạc ở TP.HCM hiện đã bão hòa. Vì tất cả cùng "đánh" vào thị hiếu của một lớp khán giả tương đối giống nhau. Đáng lẽ ca nhạc chính là phần thu hút nhất và quyết định thành công của phòng trà ca nhạc, nhưng hiện giờ không phải vậy,các phòng trà na ná nhau cả rồi, nên "thắng" được là nhờ địa điểm.

(Theo TT & VH)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nguyễn Thị Minh Ngọc đang tìm "Người đàn ông thất lạc" (06/06/2003)
Trò chuyện với người dựng nhà rông trên đất Hà Nội (06/06/2003)
Chương trình biểu diễn Piano độc đáo tại Seoul (06/06/2003)
Kiên quyết xóa tận gốc nạn “hát nhép” trên sân khấu ca nhạc (03/11/2003)
Tác giả ca khúc "Tình đồng chí" qua đời (06/06/2003)
Còn ''cào bằng'', điện ảnh còn thụt lùi! (06/06/2003)
Phát hiện thêm gần 1.000 tác phẩm của Ngô Tất Tố (05/06/2003)
Norah Jones chuẩn bị cho album mới (05/06/2003)
''Phải giữ lấy không gian văn hoá biệt thự Đà Lạt'' (05/06/2003)
Các nghệ sĩ châu Âu đòi cắt giảm VAT đánh vào CD (05/06/2003)
Cuộc thi Phác thảo mẫu tượng Lý Thái Tổ: Chất lượng nghệ thuật ra sao? (05/06/2003)
Bắt đầu ''cuộc chiến ca nhạc'' giữa các ''nhà đài''? (05/06/2003)
Giao lưu với các nhà báo đoạt giải báo chí toàn quốc (12/06/2003)
Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian đợt I (05/06/2003)
Sài Gòn tiếp tục tìm... tình ca! (05/06/2003)
Tro ve dau trang