Cuộc thi Phác thảo mẫu tượng Lý Thái Tổ: Chất lượng nghệ thuật ra sao?
13:34' 05/06/2003 (GMT+7)

Chiều ngày 2/6, Sở VH-TT Hà Nội đã tổ chức buổi thông báo quy chế phác thảo mẫu tượng Lý Thái Tổ và gặp gỡ các nhóm tác giả tham dự cuộc thi. Tính đến ngày 31/5, đã có 29 mẫu phác thảo gửi đến Ban tổ chức. Tuy nhiên, tại cuộc họp này, nhiều ý kiến cho rằng, do quá hạn hẹp về thời gian (trong vòng 3 tháng) nên các tác giả đã không thể hiện hết ý tưởng mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, ông Phan Đăng Long, quyền Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết: "UBND thành phố và Thành ủy hết sức quan tâm đến công trình này. Trong vòng 3 tháng qua, kể từ khi được phát động, bốn nhóm tác giả đã gửi đến 29 mẫu phác thảo tượng đài Lý Thái Tổ. Sự nỗ lực của các nhóm tác giả là ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Bởi để có một tượng đài như tiêu chí của Ban tổ chức đưa ra, các nhóm điêu khắc cần thời gian ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm. Tại cuộc tọa đàm về ý tưởng lịch sử, văn học, nghệ thuật trong sáng tác tượng đài Lý Thái Tổ tổ chức đầu tháng tư vừa qua đã quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Hầu hết các ý kiến nêu lên đều đòi hỏi tượng đài Lý Thái Tổ phải thể hiện được thần thái, tư thế, dáng vóc, trang phục của một vị vua anh minh. Các nhà nghiên cứu đã huy động khối lượng tài liệu tham khảo khá đồ sộ. Vậy mà cuộc thi chỉ bó hẹp trong 3 tháng thì không thể thực hiện tất cả những ý tưởng đã đề ra.

Chính vì lý do đó mà những người thực hiện phác thảo tượng đài Lý Thái Tổ đã kêu trời vì thời gian quá chật hẹp, không đủ cho họ nghiền ngẫm, sáng tạo, thậm chí nếu làm hỏng cũng không có thời gian làm lại. Ngay từ buổi phát động cuộc thi, giới điêu khắc đã kiến nghị cho họ thêm thời gian nhưng Ban tổ chức không chấp nhận. Trong khi đó, tại các cuộc thi phác thảo mẫu tượng khác, các tác giả có thời gian cho phép để sáng tác.

Ban tổ chức cũng đã thừa nhận thời gian như vậy là ít so với nhiều cuộc thi khác. Một thành viên Ban tổ chức đã nói rằng do sang năm 2004, Hà Nội kỷ niệm 50 năm Giải phóng thủ đô nên phải làm gấp mới kịp. Hơn nữa, cuộc thi này đã khởi động từ nhiều năm qua bởi vậy các nhóm điêu khắc không hề bị động. Nhưng cũng không ít ý kiến bác bỏ nhận định này. Bà Trần Thị Hồng, giảng viên trường ĐH Mỹ Thuật cho rằng: "Chúng tôi biết rằng trong nhiều năm qua Ban tổ chức đã phải tổ chức nhiều hội thảo rồi kiến nghị chủ trương lên thành phố mới được UBND thành phố Hà Nội quyết định cho làm. Nhưng chủ trương là khác, nhóm điêu khắc làm là khác, hai cái này không giống nhau".

Đây là bài học sâu sắc đối với các cuộc thi sau này. Bắt đầu từ 3/6, Hội đồng chấm thi sẽ vào cuộc để chọn ra 6 mẫu vào vòng trong kết.

(Theo Tiền Phong)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bắt đầu ''cuộc chiến ca nhạc'' giữa các ''nhà đài''? (05/06/2003)
Giao lưu với các nhà báo đoạt giải báo chí toàn quốc (12/06/2003)
Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian đợt I (05/06/2003)
Sài Gòn tiếp tục tìm... tình ca! (05/06/2003)
Thái độ phê phán nghiêm khắc trong Đại Việt sử ký toàn thư (04/06/2003)
Hoa hậu Hoàn vũ 2003 "sẽ làm tất cả vì bệnh nhân AIDS" (04/06/2003)
Người mẫu thời trang: Em là ai? (04/06/2003)
Múa Ea Sola có phải là múa đương đại Việt Nam? (04/06/2003)
Nhạc viện Hà Nội dựng vở opera đầu tiên (04/06/2003)
Tìm tài sắc cho diễn viên truyền hình (04/06/2003)
Triển lãm tranh của các nghệ sĩ...nhiếp ảnh! (04/06/2003)
Barbra Streisand đòi bồi thường 10 triệu USD vì bị chụp ảnh trộm (03/06/2003)
Khánh thành ''Ngôi nhà rông người Ba-Na'' tại Hà Nội (03/06/2003)
Hơn 335 tỷ đồng phát triển du lịch Côn Đảo (03/06/2003)
Cô gái xứ Thanh có duyên vào vai "đúp" (03/06/2003)
Tro ve dau trang