Nhiều nghệ sĩ phản ứng với cuốn Lịch sử Điện ảnh Việt Nam
13:53' 03/06/2003 (GMT+7)
Các ông Nguyễn Đảnh, Hồ Tây, An Sơn, Lý Khương đang quay kỹ xảo phim Hết đời tên đế quốc (1952)

Nhiều nghệ sĩ tỏ ra bất bình về những sai sót trong cuốn sách vừa được Cục điện ảnh phát hành Lịch sử Điện ảnh Việt Nam (quyển 1). Theo họ, có nhiều chi tiết, sự kiện mà "giữa người biên soạn và thực tế là một khoảng cách quá xa!"... Và họ đã phản đối khi biết Ban biên soạn cuốn sách này dự định đính chính những sai sót của quyển 1 vào đầu quyển 2.

Cuốn Lịch sử Điện ảnh Việt Nam (quyển 1) có những sai sót rất bất cẩn như "phong" cho ông Nguyển Đảnh danh hiệu NSND, trong khi ông không có danh hiệu này. Hoặc trang 55 cuốn cuốn sách nêu phim Bệnh lợn đóng dấu là do Khu 8 sản xuất, còn phim Philatop là do Khu 7 sản xuất, nhưng thực thế Bệnh lợn đóng dấu do ông Nguyển Đảnh quay khi nhập với Xưởng phim Khoa học Trung ương năm 1956, còn phim Philatop là do Khu 8 làm khi đã về Phân khu miền Tây... PGS-TS Phạm Ngọc Trương xác nhận: "Trong quyển Sơ thảo Lịch sử Điện ảnh Việt Nam (quyển 1) năm 1983, tôi là người biên soạn phần phim thời sự, tài liệu, khoa học, trong đó có phần điện ảnh Nam bộ thời chống Pháp. Do những năm 90 rất thiếu thốn tài liệu nghiên cứu, việc đi lại giữa miền Nam và miền Bắc khó khăn nên tôi nghiên cứu chủ yếu là sưu tầm tài liệu, đọc các quyển hồi ký và tiếp xúc với những nhân chứng có thể. Khi viết, tôi cũng trình bày theo cách như vậy. Nhưng sau này vào Nam, được nghe các nhân chứng, được tiếp xúc với nhiều hiện vật, tài liệu, tôi nhận thấy những nhận định trước đây của tôi về điện ảnh Nam bộ là còn thiếu sót. Cách đây 1-2 năm, tôi có gửi thư và tài liệu kiến nghị sửa đổi cho Cục trưởng Cục Điện ảnh lúc bấy giờ là anh Lưu Trọng Hồng. Nhưng không hiểu vì sao sách vẫn giữ nguyên phần tôi viết trong quyển Sơ khảo Lịch sử Điện ảnh Việt Nam trước đây?"

Sự sai sót đó đã dẫn đến phản ứng của các ông Khương Mễ, Vũ Ba, Nguyễn Đảnh, Hồ Tây, Trương Thành Hỷ, Trần Nhu,... là những người từng hoạt động điện ảnh tại khu 7, khu 8, khu 9 Nam bộ trước đây. Lấy phim Trận Mộc hóa làm ví dụ, ông Vũ Ba đặt vấn đề: "Phim Trận Mộc Hóa được chiếu tháng 9/1948, do khu 8 sản xuất mọi khâu như quay phim, tráng phim và chiếu phim, sau đó được chiếu tại Liên hoan Thanh niên thế giới New Delhi (Ấn Độ) năm 1950. Một cuốn Từ điển bách khoa của Liên Xô (cũ) nhận định đây là phim đầu tiên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam và hiện phim vẫn còn lưu trữ, vậy mà họ trình bày theo kiểu mập mờ là "có nghe nói" để rồi để ngỏ mà không kết luận gì. Tại sao viết lịch sử mà không có kết luận? Họ trình bày như vậy phải chăng là cố tình làm loãng sự kiện?". NSƯT Khương Mễ thì phàn nàn: "Phần điện ảnh giải phóng miền Nam Việt Nam cũng bị miêu tả sơ lược, chung chung như thể nói cho có chuyện".

Việc biên soạn lịch sử của một nền điện ảnh là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, nên những sai sót cũng là điều khó tránh khỏi. Nhưng tại sao thay vì sửa đổi, bổ sung tài liệu mới, gặp gỡ các nhân chứng còn sống trong điều kiện hết sức thuận lợi như hiện nay, những người biên soạn lại bê nguyên cái sai của tài liệu sơ khảo viết cách đây đã gần 20 năm?

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Linh Dung vẫn được chọn thể hiện bài hát SEA Games 22? (03/06/2003)
''Đối mặt'' - một cách nhìn về chiến tranh và hoà bình (03/06/2003)
Chương trình âm nhạc và múa truyền thống Thái Lan tại VN (02/06/2003)
Phim hoạt hình dẫn đầu bảng xếp hạng Bắc Mỹ (02/06/2003)
Kết thúc hội thi biểu diễn múa và âm nhạc dân tộc toàn quân lần II (02/06/2003)
''Lớp trẻ đã kế thừa được nghệ thuật đờn ca tài tử'' (02/06/2003)
Lord of the Rings dẫn đầu MTV Movie Awards (02/06/2003)
''Trương Viên chàng hỡi, mười tám năm mua lược mấy lần...'' (02/06/2003)
Robert De Niro được nhận giải thưởng Thành tựu suốt đời (02/06/2003)
Tạo một ấn tượng cho cả cuộc đời (02/06/2003)
Văn học thiếu nhi: Tác phẩm hay sẽ vượt qua giới hạn tuổi tác (01/06/2003)
Truyện viết cho thiếu nhi còn thiếu sự thăng hoa (01/06/2003)
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh có "duyên" với đề tài trẻ em (01/06/2003)
Khan hiếm phim truyện thiếu nhi: cần một giải pháp đồng bộ (01/06/2003)
Các nghệ sĩ Ấn Độ tham gia chiến dịch chống thuốc lá (01/06/2003)
Tro ve dau trang