Dự án giới thiệu nhạc cổ điển cho học sinh:
Tạo một ấn tượng cho cả cuộc đời
08:36' 02/06/2003 (GMT+7)

Tháng 9 tới, lần đầu tiên ở Việt Nam, một dự án khám phá nhạc và múa cổ điển sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam triển khai trong một năm cho học sinh THCS ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa báo chí với anh Phạm Hồng Hải, trưởng phòng nghệ thuật Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, cán bộ điều hành dự án.

- Trên thế giới, người ta đã tiến hành những dự án như vậy từ bao giờ?

- Từ những năm 50. Khởi xướng là nhạc trưởng người Mỹ, Leonard Bernstein, một trong những nhạc trưởng hàng đầu thế giới. Ông lập luận: "nếu giới thiệu những nét cơ bản nhất của nhạc cổ điển cho lớp trẻ, khơi gợi trong họ sự thích thú thì lớn lên, họ sẽ là khán giả của nhạc cổ điển". Hầu hết các dàn nhạc trên thế giới đều đi theo phương pháp của ông.

- Vậy hiệu quả từ những chương trình ấy thế nào?

- Cách đây không lâu, tôi gặp ông Micheal Di Gregorio, cán bộ phụ trách nghệ thuật của Quỹ Ford đề đề nghị Quỹ tài trợ cho dự án. Ông ấy đã thốt lên bằng tiếng Việt: "Nếu dàn nhạc giao hưởng ở thành phố tôi mà không làm các chương trình như của Leonard Bernstein, chắc chẳng bao giờ tôi được biết thế nào là dàn nhạc giao hưởng".

- Nhưng đấy là ở Mỹ, nơi khán giả của nhạc cổ điển luôn thuộc loại đông nhất thế giới. Còn ở đây, đối tượng của dự án là những em học sinh nhỏ tuổi, hầu hết chưa có điều kiện làm quen với nhạc cổ điển?

- Thế nên càng phải tiến hành dự án này. Ở Việt Nam, khi tôi đưa giấy mời cho một ai đấy ngoài ngành, họ liền bảo: "Ối giời, giao hưởng à, ballet à? tôi không hiều gì đâu. Thôi, xin phép là tôi không đi". Thế nhưng tôi tin, nếu như ai chưa từng biết đến giao hưởng hay ballet, chịu nghe, xem một lần thôi, họ sẽ muốn đi xem tiếp lần nữa. Với các em nhỏ thì một ấn tượng ban đầu càng quan trọng. Cảm giác khi bước chân vào một khán phòng lớn, không khí sang trọng, tận mắt chứng kiến cả một dàn nhạc đồ sộ có thể đọng mãi trong tâm trí các em.

- Với đối tượng là các em học sinh, dự án có đưa ra một cách tiếp cận nhạc cổ điển, ballet sinh động và dễ hiểu hơn không?

- Mỗi chương trình khám phá nhạc cổ điển dài khoảng 75 phút được kết cấu theo kiểu vừa chơi, vừa học, một cách lôi kéo rất hiệu quả. Mở màn chương trình là khúc dạo đầu nhạc kịch Carmen của Bizet; phần giới thiệu nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thì mỗi nhạc cụ độc tấu một đoạn rồi nhạc trưởng giới thiệu. Trong phần giao lưu, chúng tôi sẽ mời một số em lên sân khấu làm quen với nhạc cụ, để các em thử kéo đàn, thổi kèn, đánh trống... Kết thúc chương trình là tác phẩm Phiên chợ Ba Tư của Ketelby.

- Anh có tin rằng dự án sẽ thành công?

- Hiện tại, tôi không dám khẳng định. Ngày 20/6 tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo và biểu diễn thử. Những khán giả là lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ và giáo viên. Tất cả sẽ cũng góp ý. Từ đó đến tháng 9, chúng tôi có thêm hai tháng nữa để chuẩn bị. Theo cảm giác chủ quan của tôi thì 85-90% sẽ thành công.

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Văn học thiếu nhi: Tác phẩm hay sẽ vượt qua giới hạn tuổi tác (01/06/2003)
Truyện viết cho thiếu nhi còn thiếu sự thăng hoa (01/06/2003)
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh có "duyên" với đề tài trẻ em (01/06/2003)
Khan hiếm phim truyện thiếu nhi: cần một giải pháp đồng bộ (01/06/2003)
Các nghệ sĩ Ấn Độ tham gia chiến dịch chống thuốc lá (01/06/2003)
Tuồng thu hút người nước ngoài nhờ... phụ đề tiếng Anh (01/06/2003)
Cuộc đời Ernest Hemingway sẽ tái hiện trên 2 bộ phim (01/06/2003)
Nhớ ngày lễ Quốc tế thiếu nhi đầu tiên ở Việt Nam (01/06/2003)
"Truyện tranh Việt Nam sẽ mang tính chuyên nghiệp?" (31/05/2003)
Nga phản đối kết quả cuộc thi Eurovision Song Contest (30/05/2003)
Hoa nơi đồng nội, hoa giữa núi rừng... (30/05/2003)
Bonneur Trinh với album ''Em gái ngày xưa'' (30/05/2003)
Lần đầu tiên đào tạo cử nhân múa rối (30/05/2003)
''U.14 sẽ là thế giới dành cho thiếu nhi'' (30/05/2003)
Avril Lavigne có duyên với điện ảnh (29/05/2003)
Tro ve dau trang