Edward Norton và hậu trường Tháp đôi New York trong "Giờ thứ 25"
17:35' 22/05/2003 (GMT+7)

Bộ phim "Giờ thứ 25" của đạo diễn Spike Lee nói về một kẻ sắp phải lĩnh án 7 năm tù, còn 24 giờ tự do để đấu tranh tìm lại công bằng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, Monty muốn làm nốt những việc còn bỏ lỡ và rất nhiều - như kẻ nào đã bán hắn cho cảnh sát, đi tìm  3 người bạn thân để cáo lỗi một số việc, tổ chức buổi tiệc chia tay với bạn bè...

- "Giờ thứ 25" (25th Hour) là phim đầu tiên quay cả hậu cảnh công trường thu dọn ở Tháp đôi New York sau sự kiện khủng bố 11/9. Phải chăng đây là một thông điệp chính trị?

- Đối với tôi thì bộ phim chỉ nói về con người với những cuộc khủng hoảng tình cảm và cuộc vật lộn trong cơn hấp hối. Về khía cạnh đạo đức và sự mất mát, về hậu quả của những lỗi lầm... Dù rằng phần lớn bộ phim diễn ra trước Tháp đôi, nhưng đạo diễn Spike Lee không bàn đến những mất mát của New York mà chỉ xoáy vào cuộc sống tình cảm trong thành phố đó.

- Một vài cảnh chính còn diễn ra ngay trước bãi đổ nát Ground Zero - hẳn không ngẫu nhiên chứ?

- Tôi xin trích dẫn Spike Lee: "Chúng ta không quay phim về ngày 11/9, nhưng cũng không thể làm như không có chuyện gì xảy ra". Những cảnh quay như thế hẳn sẽ gợi nhiều kỷ niệm buồn, nhưng chúng ta phải sống với sự thật, vả lại cuốn tiểu thuyết được viết trước khi vụ khủng bố xảy ra.

- Vậy đề tài là gì?

- Những hậu quả của các hành động mang tính cá nhân. Chính xác hơn là nếu chúng ta lãng quên thước đo phạm trù đạo đức, và bỗng nhiên chìm trong bóng đen tội phạm, khi bừng tỉnh thì thường mọi việc đã được an bài. Tóm lại tôi thấy nó như lời cảnh báo đối với giới trẻ. Bởi lẽ chúng tôi lớn lên trong một thời đại mà mọi giá trị vật chất được tôn vinh tuyệt đối, được hệ thống quảng cáo tiếp thị áp đặt bằng nhiều cách. Bên cạnh đó, không ít người đã bị cô lập trong bốn bức tường, lọt vào những hố đen khủng hoảng và đôi khi kết thúc bằng cái chết.

- Trở lại với ngày 11/9, anh đã sống ở New York hơn 10 năm nay. Nếu có một kịch bản về thảm họa này, anh có hứng thú hay không?

- Tôi nghĩ rằng các công dân New York không nên tránh né đề tài nhạy cảm này. Ngoài ra nếu thế hẳn không mình tôi muốn tham gia mà bất cứ ai có tên tuổi ở Hollywood đều chạy đua để giành một vai diễn như vậy.

(Theo Tiền Phong)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Họa sĩ Phạm Đỗ Đồng "tạ lỗi" với rừng (22/05/2003)
Jewel thay đổi phong cách với "0304" (22/05/2003)
Trưng bày các tác phẩm của cố danh họa Bùi Xuân Phái (22/05/2003)
''Không gian Hồ Chí Minh'' tại thủ đô nước Pháp (22/05/2003)
Bob Dylan lên phim (22/05/2003)
Giải thưởng âm nhạc vì hoà bình thế giới đầu tiên (21/05/2003)
Cao Sỹ Anh Tùng và đêm độc diễn ghita (21/05/2003)
Cắm nhà làm... live show (21/05/2003)
Hoàn thành bộ phim về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam (03/11/2003)
Bảo hiểm nghề nghiệp cho diễn viên: Nên hay không? (21/05/2003)
Phục trang phim truyền hình: ''Được hình mất tiếng'' (21/05/2003)
Liên hoan phim châu Âu lần thứ 3 tại Việt Nam (21/05/2003)
Hoàng Cúc đoạt danh hiệu Hoa hậu Hữu Nghị (20/05/2003)
''Cần kết hợp với ngành thuế để thu thuế ca sĩ'' (21/05/2003)
Harry Potter tiếp tục ghi kỷ lục? (20/05/2003)
Tro ve dau trang