,
221
1341
Tin nổi bật
tinnoibat
/tinnoibat/
781922
"Cần đánh giá trách nhiệm của cả hệ thống quản lý"
1
Article
null
,
Vụ án PMU 18

'Cần đánh giá trách nhiệm của cả hệ thống quản lý'

Cập nhật lúc 20:42, Thứ Tư, 05/04/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Ở vụ việc này, cái hư hỏng ở chỗ khác chứ không phải ở tự thân tổ chức PMU. Có ý kiến lại cho rằng PMU cần được tổ chức như một doanh nghiệp. Theo tôi là không đúng". TS. Trần Du Lịch lên tiếng về vụ án PMU 18.

 

 
 
TS. Trần Du Lịch
Vụ việc tiêu cực của PMU 18, đã có nhiều ý kiến xung quanh cơ chế tồn tại của tổ chức này. PMU là đơn vị quản lý dự án có nguồn vốn từ ODA. Đơn vị này thay mặt chủ đầu tư là Nhà nước ( ở  trường hợp này là Bộ Giao thông-Vận tải)  thực hiện quá trình đầu tư từ khâu đầu đến khâu cuối của dự án. Như vậy, bản thân việc tổ chức Ban quản lý là cần thiết.

 

Giữa những vụ việc tiêu cực của PMU 18, nếu đổ tội hết cho mô hình tổ chức Ban quản lý PMU, theo tôi là không đúng. Vấn đề là tại sao nó tiêu cực? Có ý kiến nói PMU 18 là siêu quyền lực. Có thể PMU 18 siêu quyền lực, nhưng không phải do cơ chế tự thân của nó tạo ra siêu quyền lực đó, mà do “cái gì” phía sau nó tạo ra.

 

Chúng ta cũng phải thấy rằng, về cơ chế PMU 18 thay mặt chủ đầu tư thực hiện dự án, song nó không có toàn quyền quyết định tất cả. Ví dụ: Công tác đấu thầu, thiết kế, dự toán... quyết định cuối cùng là chủ đầu tư - Bộ GT-VT. Như vậy, những bộ phận tham mưu, thẩm định để chủ đầu tư ký quyết định cuối cùng phải chịu liên đới nếu để xảy ra tiêu cực, chứ không chỉ BQL này, dĩ nhiên họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp.

 

Đáng lý ra, mỗi dự án là một BQL, tại sao lập một BQL cố định để tất cả dự án gom vào đó? Về mặt lý thuyết, việc gom vào một BQL dự án nó sẽ được điều hành chuyên nghiệp hơn là mỗi dự án là một người mới. Nhưng, mặt tiêu cực phát sinh: vì quản lý nhiều dự án thì, các “đường đi nước bước” BQL này sẽ biết các kẽ hở, biết chỗ luồn lách để tiêu cực. Vì vậy, nếu gom vào một đầu mối thì phải có cơ chế giám sát chặt chẽ. Ví dụ: Cũng BQL đó, anh giao một dự án nó khác, mà giao ba dự án nó khác. Chủ đầu tư phải thẩm định về bộ máy , con người, năng lực...có đảm đương nổi không? Quản lý mấy chục ngàn tỷ có cân xứng không?

 

Ở vụ việc này, cái hư hỏng ở chỗ khác chứ không phải ở tự thân tổ chức PMU. Có ý kiến lại cho rằng PMU cần được tổ chức như một doanh nghiệp. Theo tôi là không đúng. Vì, đây là vốn đầu tư của Nhà nước, BQL là cơ quan quản lý của Nhà nước, thay mặt Bộ để thực hiện dự án.

 

Về vấn đề xe ô tô của dự án “phát tán” khắp nơi. Chúng ta biết rất rõ, ở đây xe trở thành tài sản của Nhà nước. Và Cục Công sản – Bộ Tài Chính là cơ quan quản lý cao nhất. Các câu hỏi được đặt ra: Trách nhiệm của Bộ GT-VT đối với những xe này sau dự án ra sao? Tại sao nó lại được cho mượn, mà Bộ cũng sử dụng và làm thinh?  Với Cục Công sản, tất cả dự án đã quyết toán rồi, sao không hỏi xe đâu? Tại sao Cục không đòi hay đôn đốc thực hiện thủ tục theo cơ chế quản lý công sản?

 

Đây là sự tắc trách của cả một hệ thống quản lý. Chính sự tắc trách này làm cho PMU 18 trở thành siêu quyền lực.

 

Sắp tới, Nhà nước còn đầu tư nhiều chương trình lớn. Bây giờ, phải gấp rút rà soát lại tất cả quy định. Những quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các BQL các dự án, nếu chưa rõ phải làm rõ thêm. Và đặc biệt khi Bộ trưởng – chủ đầu tư đã ủy quyền cho một đơn vị thay mình để làm chuyện gì phải có cơ chế giám sát kèm theo. Hiện nay, PMU 18 được ủy quyền toàn bộ mà không có cơ chế giám sát kèm theo, đã tạo ra những sơ hở chết người.

 

Đã đến lúc phải củng cố lại hệ thống thiết chế quản lý! 

  • TS. Trần Du Lịch
    Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM

 

         

Còn ý kiến của bạn về vấn đề này?

 

,
,