,
221
1341
Tin nổi bật
tinnoibat
/tinnoibat/
775994
Vì sao PMU18 “hái” ra dự án?
1
Article
null
,

Vì sao PMU18 “hái” ra dự án?

Cập nhật lúc 06:01, Thứ Hai, 20/03/2006 (GMT+7)
,

Cho đến nay, Ban quản lý các dự án 18 (PMU18) đã được “ôm” 20 dự án khác nhau với số vốn lên đến gần 33.000 tỉ đồng. Khi ổ nhóm tiêu cực tham nhũng của nguyên tổng giám đốc PMU18 Bùi Tiến Dũng được bóc gỡ, cũng chính là lúc những khuất tất đằng sau việc tổ chức, điều hành, quản lý dự án tại PMU18 đang được phơi bày.

“Siêu ban” PMU 18

PMU18 trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được thành lập theo quyết định số 1675 QĐ/TCCB - LĐ ngày 23-8-1993 của Bộ GTVT. Ban đầu, PMU18 được giao nhiệm vụ quản lý việc xây dựng mới, nâng cấp đường và các công trình trên tuyến quốc lộ 18 (QL18).

Trụ sở ban quản lý dự án PMU18 tại đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội - Ảnh: V.D.

Tổng giám đốc đầu tiên của PMU18 chính là thứ trưởng hiện nay của Bộ GTVT, ông Nguyễn Việt Tiến. Trong những ngày đầu, công việc của ông Tiến và các cộng sự (khi đó số cán bộ công nhân viên của PMU18 còn rất hạn chế) diễn ra khá thuận lợi và suôn sẻ. Tháng 4-1997, QL18 được khánh thành, thông tuyến, đưa vào sử dụng và được coi là một trong những con đường đẹp, có chất lượng tốt nhất thời điểm đó.

PMU18 tiếp tục được Bộ GTVT giao cho làm chủ đầu tư, thực hiện các dự án cầu trên QL1 - giai đoạn 1, cầu Bãi Cháy với tổng số vốn lên đến hơn 4.200 tỉ đồng. Tháng 4-1998, TGĐ Nguyễn Việt Tiến được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ GTVT, toàn bộ công việc quản lý PMU18 được bàn giao cho một cán bộ được coi có năng lực nhất của ban, đó chính là “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng.

Khi ông Tiến lên làm thứ trưởng Bộ GTVT, PMU18 như được “chắp cánh” với hàng loạt các dự án béo bở khác, nguồn vốn thực hiện từ hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng, kể cả vốn đầu tư trong nước hay viện trợ phát triển (ODA). Điển hình là dự án các cầu trên QL1 giai đoạn II-3 với tổng vốn 2.122 tỉ đồng; khôi phục các cầu QL1 giai đoạn III có tổng vốn 1.485 tỉ đồng; dự án giao thông nông thôn 2 (WB2): 2.439 tỉ đồng; dự án xây dựng QL3 Hà Nội - Thái Nguyên” 3.523 tỉ đồng...

PMU 18 là ban quản lý “đặc biệt” nhất của Bộ GTVT khi thực hiện cơ chế TGĐ chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc, từ trên xuống lãnh đạo mỗi phòng ban, dự án quan hệ trực tiếp vớI TGĐ, không có các mốI quan hệ chiều ngang với các phòng ban khác như kế hoạch, kỹ thuật, tài chính... để giám sát công việc của nhau.

Cụ thể, PMU18 thành lập các phòng tư vấn dự án (PID) và mỗI PID này là một phòng điều hành dự án từ A - Z nên trưởng phòng PID cũng chính là giám đốc điều hành dự án, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ. Mỗi phòng PID này quản lý khép kín một dự án từ các khâu chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, đấu thầu, thi công, quyết toán...

Như vậy, quyền hạn của trưởng PID rất lớn, quyết định hoàn toàn mọi biến động của dự án. Điều này dễ dẫn đến việc trưởng PID lộng hành, tác oai tác quái như trường hợp của bị can Phạm Tiến Dũng tự quyết định mọi việc. Trong đó có việc mang các tài sản công như ôtô thuộc dự án cầu Bãi Cháy cho mượn linh tinh để đối ngoại hoặc tham ô phần trăm hoa hồng từ phía nhà thầu khi đấu thầu, thực hiện dự án...

Qui trình hoạt động này đã tạo điều kiện cho Bùi Tiến Dũng, Phạm Tiến Dũng kiếm chác được nhiều khoản tiền kếch xù mang đi đánh bạc như cơ quan điều tra xác định.

Hằng năm, PMU18 giải ngân từ 2.000-2.500 tỉ đồng và được xếp hạng “siêu ban” không chỉ riêng trong Bộ GTVT mà đối với cả các ban quản lý của những ngành khác trong cả nước. Ngay PMU1 vốn là một “siêu ban” của Bộ GTVT cũng phải về nhì khi một năm chỉ giải ngân được khoảng 1.700 tỉ đồng.

Sự giàu có của PMU18 không phải chỉ là chuyện đồn đại trong Bộ GTVT mà là chuyện có thực khi đơn vị này còn hào phóng đến mức cho một ban quản lý khác mượn đến cả tỉ đồng để trả lương cho cán bộ trong khi trông chờ bộ cấp phát dự án.

Những mối “quan hệ” ziczac…

Không phải ngẫu nhiên mà PMU 18 lắm của nhiều tiền đến vậy. Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, PMU18 đã “ăn” tiền hoa hồng 5-15% của hàng loạt các dự án đã “ưu ái” cho các nhà thầu.

Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, mối quan hệ của PMU18 với Bộ GTVT được coi như quan hệ giữa bên A và bên B. Trong đó, Bộ GTVT chính là bên A, có quyền ban phát các dự án nào đó cho bên B. Có thể nói Bộ GTVT đã giao PMU18 quá nhiều dự án trong khi không ít ban quản lý khác không có dự án hoặc chỉ lèo tèo một vài dự án.

Mối quan hệ mật thiết giữa PMU18 với Bộ GTVT ngày càng phát triển khi ông Nguyễn Việt Tiến trở thành thứ trưởng. Hơn thế nữa, mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở bên A hay bên B mà thực chất Bộ GTVT chính là “cha đẻ” ra PMU18.

Khi PMU18 mới được thành lập, ông Nguyễn Ngọc Long (cháu ruột của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến) là phó chánh văn phòng, dù chỉ có bằng trung cấp tài chính - kế toán. Ba năm sau, ông Long “vọt” lên chức phó tổng giám đốc PMU18. Tại PMU18 còn có một số cán bộ có quan hệ thân thích với Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, nắm giữ các vai trò quan trọng và được trả thù lao xứng đáng lên đến cả nghìn đô/tháng.

Đó chính là bà Nguyễn Bích Liên (con gái ông Tiến), nắm giữ trọng trách là chánh văn phòng tư vấn dự án khoảng 7-8 năm nay; ông Ngô Hoàng Hải, chánh văn phòng tư vấn dự án cầu QL1; bà Nguyễn Thị Thoa (em ruột ông Nguyễn Ngọc Long) là phó phòng PID3; ông Nguyễn Sào Nam (con chú bác với ông Tiến) hiện là phó phòng kỹ thuật (nơi ông Đỗ Ngọc Trung - trưởng phòng công tác trước khi bị chém và phải dời khỏi PMU18).

Không có quan hệ ruột thịt với Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến nhưng Bùi Tiến Dũng đã có những mối “quan hệ” đặc biệt với sếp khi còn là chánh văn phòng của PMU18. Từ đó, những dự án “hái ra tiền” đã được hình thành...

(Theo Tuổi trẻ)

,
,