,
221
1341
Tin nổi bật
tinnoibat
/tinnoibat/
544096
Fallujah: Khởi đầu cơn ác mộng chiến tranh đô thị?
1
Article
null
,

Fallujah: Khởi đầu cơn ác mộng chiến tranh đô thị?

Cập nhật lúc 22:16, Thứ Bảy, 13/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Một cách đánh không chính quy đang làm đau đầu người Mỹ ở Iraq, đó là cuộc chiến tranh đô thị (Urban warfare). Đây chính là cơn ác mộng mà người Mỹ không hề muốn gặp khi tiến Bagdad hồi năm ngoái. Thật may, lúc ấy, cơn ác mộng đã không xảy ra, nhưng nay dường như đang dần xuất hiện tại Fallujah và nhiều nơi ở Iraq.

 
Căng thẳng chờ những bất ngờ đến từ mỗi góc phố. (Ảnh: Time)

Khi một quân đội yếu phải đụng độ với quân đội mạnh hơn, thường phía yếu phải áp dụng kiểu chiến tranh không chính quy. Ở những nước có vùng nông thôn rộng lớn với nhiều làng xóm có thể ẩn nấp được, người ta dùng cách đánh “lấy nông thôn bao vây thành thị” như Quân đội Nhân dân Trung Hoa từng áp dụng trong cuộc chiến giải phóng Trung Quốc. Những nước có nhiều rừng núi, phía sau có một hậu phương vững mạnh như trường hợp Việt Nam thì ta phát động cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào tiếp liệu của hậu phương, sự che chắn của rừng núi làm chỗ dựa cho cuộc kháng chiến toàn dân.

Ở Iraq, tất cả những điều trên đều không có. "Vùng nông thôn" của Iraq là sa mạc lồ lộ, dân cư thưa thớt (chỉ 20 triệu dân trên một diện tích rộng 438.000km2, trong khi Việt Nam có 80 triệu dân trên một diện tích chỉ 329.000km2), không có rừng già, núi non hiểm trở. Hậu phương tiếp tế, ủng hộ tinh thần cũng không… Có thể nói: Từng tấc đất của Iraq đều bị xăm xoi bởi hệ thống vệ tinh của Mỹ. Phi công Mỹ vẫn thường tự hào rằng họ rành rẽ địa hình của Iraq còn hơn cả lòng bàn tay, vì trước khi tiến vào Iraq, hầu hết họ đều có mười năm bay lượn trên lãnh thổ Iraq để bảo vệ hai vùng cấm bay ở phía Bắc và phía Nam (được áp đặt từ cuộc chiến vùng Vịnh lần trước).

Sơ đồ tiến chiếm đô thị của quân Mỹ

Nhưng người Trung Đông dường như có một cách đánh không chính quy riêng của họ: chiến tranh đô thị (Urban warfare). Đây chính là cơn ác mộng mà người Mỹ không muốn gặp khi họ tiến vào thành Bagdad năm ngoái. Lúc đó, chuyện ấy đã không xảy ra, nhưng nay dường như sự lo sợ nay đang dần xuất hiện ở Fallujah.

Trong suốt nhiều tuần lễ tập kết 10.000 quân bao vây Fallujah trước khi tấn công (diễn ra hôm thứ hai 8/11 vừa rồi), người ta thấy thủy quân lục chiến Mỹ thường xuyên tập luyện luân chuyển đội hình theo cách đánh đô thị. Thực ra đây chỉ là... ôn bài, còn các bài học thực sự đã được lính Mỹ tập từ rất lâu trước khi tiến vào xứ sở này. Bởi ngay từ đầu, đô thị được xác định sẽ là chiến trường chính của cuộc chiến tranh Iraq.

Đội hình tiến đánh đô thị của người Mỹ được xác lập như sau (xem sơ đồ trên):

Soạn: AM 194522 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Lính Mỹ tiến vào trung tâm Fallujah trên xe tăng Bradley 

1. Đầu tiên, "kỵ binh" sẽ tiến vào trước để chiếm lĩnh địa bàn (trong quân đội Mỹ, "kỵ binh" - calvary là lực lượng tinh nhuệ, trang bị hỏa lực gọn nhẹ và thường có xe tăng hay thiết giáp vận chuyển và hỗ trợ). Quân "kỵ binh" Mỹ thường dùng hai loại chiến xa có tính năng khác nhau: thứ nhất là xe tăng Bradley trang bị đại bác 25mm, súng máy yểm trợ, tên lửa TOW. Xe tăng Bradley có thể vận chuyển được sáu lính, gọn nhẹ trong xoay trở, hỏa lực không mạnh nhưng làm công tác yểm trợ tốt; thứ hai là xe tăng hạng nặng Abrams M1A1, có hỏa lực rất mạnh nhưng tầm nhìn và độ xoay trở thấp vì to lớn cồng kềnh. Tăng, đặc biệt là loại tăng hạng nặng xem vậy nhưng lại rất dễ tổn thương trong chiến tranh đô thị, đặc biệt là trong các đường phố nhỏ hẹp. Do vậy, người Mỹ chỉ cho tăng dừng lại ở các đại lộ rộng lớn hay các ngã tư đường thoáng đãng, có tầm nhìn và độ xoay trở tốt, còn tiến sâu vào các phố nhỏ thì "kỵ binh" buộc phải tự thâm nhập.

Soạn: AM 194528 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tiến chiếm bằng cách đục tường

2. "Kỵ binh" Mỹ tiến chiếm một con phố theo hai cách. Một, tiến theo đường phố (xem sơ đồ) - cách tiến này được quy định sẽ đi theo hai hàng hai bên vệ đường, mỗi hàng quân vừa tiến vừa phân công người đi trước bảo vệ trước, đi sau cùng bảo vệ đuôi, những người đi giữa bảo vệ lưng của toán quân phía bên kia đường. (Như vậy, mỗi người lính đi giữa hàng quân bỏ trống lưng của chính mình cho toán quân bên kia đường bảo vệ.) Hai, tiến bằng cách đục vách nhà liền kề mà đi (xem sơ đồ). Cách này giúp tránh được việc bị bắn tỉa nhưng lại dễ gặp phải mìn gài sẵn giữa các vách nhà.

3. Trên không là sự hỗ trợ của không quân. Thích hợp cho địa hình đô thị là trực thăng Black Hawk vừa có hỏa lực vừa vận chuyển quân đổ bộ; và đặc biệt là máy bay hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh gọi là Spectre Gunship - loại này có bốn động cơ, bay lượn chậm được thiết kế phù hợp cho chiến tranh đô thị. Ngoài ra, họ còn dùng loại trực thăng nhỏ gọi là Chú chim con (Little Bird) để trinh sát địa hình, thả nhanh lính trinh sát vào phía sau quân địch đồng thời hỗ trợ hỏa lực từ trên cao.

Soạn: AM 194530 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Máy bay Spectre Gunship

4. Sau khi kỵ binh đã vào được và thiết lập vành đai tạm bảo vệ trận địa, bộ binh mới tiến vào chiếm giữ và triển khai tấn công (bộ binh Mỹ hỏa lực mạnh, đông đảo nhưng lại chậm xoay trở).

Chiến tranh đô thị là ác mộng mà những đội quân phía tấn công đều muốn tránh. Tiến vào giữa những đường phố xa lạ đầy ngóc ngách, có thể bị bắn tỉa, đột kích bất ngờ, bị gài mìn, bị lạc đường. Chiếm từng căn nhà mà không biết sau cánh cửa có gì chờ đợi mình… Nói chung, tổn thất sẽ rất cao, ưu thế hỏa lực không được phát huy, thương vong cho dân thường luôn là nỗi ám ảnh lớn.

Trong lịch sử chiến tranh cận hiện đại Việt Nam, người Việt đã nhiều lần áp dụng loại hình chiến tranh này như trận chiến cảm tử bảo vệ thủ đô Hà Nội khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương; rồi cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Ở Trung Đông, quân Israel đã vấp phải một mô hình nhỏ hơn về chiến tranh đô thị khi quân Israel thường xuyên tiến vào các thành phố của người Palestine tại dải Gaza và bờ Tây sông Jordan. Trong trường hợp này, quân đội Israel thường dùng ưu thế tuyệt đối của mình về hỏa lực để phá sập tất cả những căn nhà nào cản đường họ. Nhưng ở Fallujah thì khác, quân nổi dậy Iraq vừa tinh nhuệ hơn, vừa có hỏa lực mạnh hơn rất nhiều. (Như trường hợp mặc dù xe tăng Abrams có tầm bắn xa gần 3km, tốc độ di chuyển có thể đạt đến 70km/giờ, mạnh như thế nhưng vẫn có một gót chân Achilles chết người: nếu một người lính khéo léo tiếp cận gần phía sau xe và bắn một hỏa tiễn chống tăng vào một khe hở nhỏ sau pháo tháp thì "người khổng lồ" hùng mạnh này có thể tiêu tùng ngay!)

Soạn: AM 194532 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thương vong gia tăng ngày càng nhanh bởi cuộc chiến đô thị. (Ảnh: Time)

Kể từ thứ ba vừa rồi đến ngày cuối tuần này, người Mỹ đã chiếm được hầu hết thành phố Fallujah. Với tổn thất tương đối thấp, dù đã tuyên bố làm chủ thành phố, nhưng những cuộc đấu súng vẫn đang dằng dai ở vài đường phố trung tâm. Fallujah có thể chỉ là một khởi đầu của cơn ác mộng, bởi người ta có thể thấy rằng với rất nhiều thành phố lớn nhỏ rải rác khắp Iraq, quân nổi dậy ngày càng mạnh, quân chính phủ yếu ớt và không có cội rễ trong các khu dân cư thì quân Mỹ vẫn phải cáng đáng hầu hết các cuộc càn quét quan trọng xuyên qua các đường phố đầy chết chóc của cuộc chiến tranh ngày càng mang tính sống còn này.

Trong khi đó, các quan chức tình báo và an ninh Iraq ở khu vực tự trị phía Bắc của người Kurd đã cảnh báo Mosul (thành phố đa sắc tộc với 2,5 triệu dân gần biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ) có thể trở thành chiến trường sắp tới giữa quân nổi dậy Iraq và liên quân Mỹ-Iraq khi có dấu hiệu rõ ràng lực lượng nổi dậy đang rút từ Fallujah về cố thủ ở nơi này.

Lại thêm một cơn ác mộng chiến tranh đô thị nữa trong đang chờ người Mỹ ở Mosul?

  • Nguyên Duẩn

,
,