Bắt được cá "khủng" 2 tấn ở Kiên Giang

Cập nhật lúc 14:04, 16/11/2010 (GMT+7)

- Ngày 12/11, trong lúc đi gỡ lưới, ngư dân Kiên Giang đã phát hiện một con cá "khủng" mắc lưới.

TIN BÀI KHÁC

Con cá "khủng" khiến ngư dân trên tàu đánh cá của huyện Kiên Lương (Kiên Giang) rất bối rối, các ngư phủ trên tàu đã kéo con cá lạ vào bến cá Mương Đào, thuộc phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên. Ngay lập tức, sự việc này được trình báo với cơ quan chức năng.

Mô tả ảnh.
Cá nhám voi nặng hơn 2 tấn được ngư dân Kiên Giang bắt hôm 12/11 (Ảnh: Báo kiêngiang)

Sau đó, Phòng Kinh tế thị xã Hà Tiên đã huy động xe cẩu đưa con cá lên bờ giám định. Bước đầu, cơ quan chức năng khẳng định đây là cá nhám ông, còn gọi là cá voi. Con cá có chiều dài 4,7m, vòng bụng 2m và nặng gần 2 tấn. Nó đã bị chết trước khi lên bờ.

Vào năm 2006 ngư dân tỉnh Kiên Giang cũng bắt được cá loại này nhưng nó chỉ nặng chừng hơn 1 tấn.

Hiện, cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang đang họp bàn để đưa ra phương hướng xử lý xác con cá này để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trước đó, ngày 9/8/2010, ông Nguyễn Văn Hùng (trú KV 8, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, Bình Định) - chủ tàu đánh cá số hiệu BD-10916 TS cũng bắt được cá nhám voi nặng hơn một tấn, tại vùng biển thuộc địa phận xã Cát Tiến (Phù Cát – Bình Định), cách bờ biển khoảng hai hải lý.

Ngày 30/9/2010, trong lúc kéo lưới ở vùng biển Bạc Liêu - Cà Mau, cách bờ khoảng 23 hải lý, tàu đánh cá của ông Nguyễn Văn Sang (ngụ ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) phát hiện một con cá nhám voi (người dân địa phương gọi là cá ông) dài 6 m, nặng khoảng 4 tấn mắc lưới trong tình trạng suy kiệt.

Mô tả ảnh.
Con cá nhám voi nặng khoảng 4 tấn được tàu đánh cá của ông Sang bắt hôm 30/9.

Được biết, cá nhám voi (tên khoa học Rhincodon typus) ăn các loại sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể hay các loại mực và động vật có xương sống nhỏ. Tuy kích thước khổng lồ nhưng tập tính cá nhám voi ôn hòa, không nguy hiểm đến người.

Cá nhám voi có thể gặp tại các khu vực biển của Thái Lan, tây Australia, Puerto Rico, Philippines… Ở Việt Nam, vùng phân bố chủ yếu của loài cá này là ở vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vùng biển Tây Nam.

  • Anh Minh (tổng hợp)

Các tin khác