Ngô Bảo Châu sẽ nhận căn hộ Chính phủ tặng
Cập nhật lúc 07:46, 29/08/2010 (GMT+7)
Với riêng GS Châu, giải Fields cũng tạo cho ông cảm hứng mạnh mẽ. Vị GS 38 tuổi này tâm sự: “Giải Fields đã đem lại cho tôi nguồn năng lượng để tiếp tục làm việc và cống hiến”.
Với giới nghiên cứu khoa học và nền giáo dục VN, GS Ngô Bảo Châu chính là niềm cảm hứng mới, có khả năng khơi gợi và tiếp thêm năng lượng cho trí tuệ và khoa học nước nhà.
Bước xuống sân bay Nội Bài vào sáng qua, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ: “Trước mắt, tôi cần nghỉ ngơi vài ngày để tiếp tục chiến đấu”. Dù vậy, nhà toán học trẻ xuất sắc này vẫn đau đáu với ý tưởng cho ra mắt quỹ học bổng mang tên mình.
“Tôi sẽ dành toàn bộ số tiền thưởng từ giải Fields - khoảng 15.000 USD - để lập quỹ học bổng. Đây chỉ là số tiền rất nhỏ, vì vậy, tôi muốn nhiều người cùng chung tay xây dựng để quỹ này có thể lớn mạnh và hoạt động lâu dài. Có người muốn đóng góp một số tiền rất lớn nhưng họ sẽ đứng ra điều hành và vẫn để quỹ mang tên tôi. Tôi không đồng ý vì không muốn rắc rối. Tôi muốn học bổng sẽ phát huy hiệu quả, được trao tận nơi, tận tay cho các sinh viên nghèo học giỏi. Tôi muốn ra mắt quỹ này sớm và bố tôi sẽ tạm điều hành” - GS Châu thổ lộ.
Về chuyện một doanh nhân đánh tiếng muốn tặng GS Ngô Bảo Châu căn biệt thự trị giá 3 triệu USD và vẫn đợi GS thay đổi quyết định dù ông đã từ chối, GS Châu bộc bạch: “Quan điểm của tôi từ trước tới nay là không nhận quà của cá nhân. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói Chính phủ muốn tặng tôi một căn hộ thì tôi nhận. Những khi tôi không ở VN, căn hộ đó sẽ được Viện Toán VN dùng để tiếp khách nước ngoài”.
Có mặt tại lễ đón tại sân bay, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Vũ Minh Giang cho biết, ĐHQG Hà Nội mong muốn trao bằng Tiến sĩ danh dự cho GS Châu vào tháng 10 tới đây.
Ông Giang nói: "Mặc dù GS Ngô Bảo Châu đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp nhưng chúng tôi vẫn muốn mời GS nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia. Chúng tôi sẽ gửi GS Ngô Bảo Châu thư mời tới hiệu trưởng trường ĐH Chicago, nơi GS làm việc và mời GS cùng hiệu trưởng trường ĐH Chicago cùng tham dự lễ trao bằng tiến sĩ danh dự này".
Trước đó, 12 tiến sĩ danh dự của ĐHQG Hà Nội đều là 12 học giả danh tiếng của nước ngoài.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Với giới nghiên cứu khoa học và nền giáo dục VN, GS Ngô Bảo Châu chính là niềm cảm hứng mới, có khả năng khơi gợi và tiếp thêm năng lượng cho trí tuệ và khoa học nước nhà.
Ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT đón GS Ngô Bảo Châu tại cầu thang máy bay. Ảnh: Bích Ngọc |
Bước xuống sân bay Nội Bài vào sáng qua, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ: “Trước mắt, tôi cần nghỉ ngơi vài ngày để tiếp tục chiến đấu”. Dù vậy, nhà toán học trẻ xuất sắc này vẫn đau đáu với ý tưởng cho ra mắt quỹ học bổng mang tên mình.
“Tôi sẽ dành toàn bộ số tiền thưởng từ giải Fields - khoảng 15.000 USD - để lập quỹ học bổng. Đây chỉ là số tiền rất nhỏ, vì vậy, tôi muốn nhiều người cùng chung tay xây dựng để quỹ này có thể lớn mạnh và hoạt động lâu dài. Có người muốn đóng góp một số tiền rất lớn nhưng họ sẽ đứng ra điều hành và vẫn để quỹ mang tên tôi. Tôi không đồng ý vì không muốn rắc rối. Tôi muốn học bổng sẽ phát huy hiệu quả, được trao tận nơi, tận tay cho các sinh viên nghèo học giỏi. Tôi muốn ra mắt quỹ này sớm và bố tôi sẽ tạm điều hành” - GS Châu thổ lộ.
Về chuyện một doanh nhân đánh tiếng muốn tặng GS Ngô Bảo Châu căn biệt thự trị giá 3 triệu USD và vẫn đợi GS thay đổi quyết định dù ông đã từ chối, GS Châu bộc bạch: “Quan điểm của tôi từ trước tới nay là không nhận quà của cá nhân. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói Chính phủ muốn tặng tôi một căn hộ thì tôi nhận. Những khi tôi không ở VN, căn hộ đó sẽ được Viện Toán VN dùng để tiếp khách nước ngoài”.
Có mặt tại lễ đón tại sân bay, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Vũ Minh Giang cho biết, ĐHQG Hà Nội mong muốn trao bằng Tiến sĩ danh dự cho GS Châu vào tháng 10 tới đây.
Ông Giang nói: "Mặc dù GS Ngô Bảo Châu đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp nhưng chúng tôi vẫn muốn mời GS nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia. Chúng tôi sẽ gửi GS Ngô Bảo Châu thư mời tới hiệu trưởng trường ĐH Chicago, nơi GS làm việc và mời GS cùng hiệu trưởng trường ĐH Chicago cùng tham dự lễ trao bằng tiến sĩ danh dự này".
Trước đó, 12 tiến sĩ danh dự của ĐHQG Hà Nội đều là 12 học giả danh tiếng của nước ngoài.
- Theo NLD, Tienphong