K+: Khôn - dại mong manh

Cập nhật lúc 06:01, 17/08/2010 (GMT+7)
Nhiều người cho rằng, những người sở hữu thương hiệu truyền hình K+ đã đi một nước cờ cao tay khi mua độc quyền ngoại hạng Anh vào chủ nhật để rồi hưởng lợi từ những rùm beng kéo dài xung quanh câu chuyện bản quyền. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng cách tạo ấn tượng kiểu tai tiếng này có thể thu lợi trước mắt nhưng sẽ bị thiệt hại về lâu dài...

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif
 
Bỗng dưng... nổi tiếng !
 
Hôm nay, 14/8, giải ngoại hạng Anh mùa bóng 2010 -2011 chính thức khởi tranh. Và tới thời điểm này hầu như tất cả những người hâm mộ bóng đá Việt Nam đều biết tới tên gọi kênh truyền hình K+ (thương hiệu của Công ty truyền hình số vệ tinh Việt Nam -VSTV) và K+ là đơn vị độc quyền phát sóng giải ngoại hạng vào các ngày chủ nhật. Tuy nhiên trước đó khoảng một tháng rưỡi, tức là đầu tháng 7/2010, rất ít người biết đến K+ và cũng không hiểu K+ là kênh truyền hình nào...
 
Ra mắt từ tháng 3/2010 nhưng phải đến tháng 7, K+ mới được nhiều người biết đến.
Ra mắt từ tháng 3/2010 nhưng phải đến tháng 7, K+ mới được nhiều người biết đến.
 
Vì sao vậy ? Câu trả lời hết sức đơn giản: nhờ sự tranh cãi quyết liệt giữa các đài truyền hình xung quanh câu chuyện bản quyền, chủ yếu là màn "đấu khẩu" bất tận giữa VSTV và VTC - đơn vị vừa độc quyền phát sóng ngoại hạng Anh 3 mùa trước.
 
Rất nhiều người thán phục K+ và cho rằng những người sở hữu thương hiệu truyền hình K+ đã đi một nước cờ cao tay, nổi tiếng nhờ sự hấp dẫn của ngoại hạng. Từ chỗ vô danh, nhờ sự bùng nhùng về bản quyền tới mức phải có sự can thiệp của Bộ Thông tin và Truyền thông và tốn không ít giấy mực của báo chí, thương hiệu K+ đã nổi như "cồn" và trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất dù đó là thái độ ủng hộ hay tẩy chay. Cũng từ đó, rất nhiều người hâm mộ biết rõ kênh truyền hình này hoạt động như thế nào, giá đầu thu là bao nhiêu, có bao nhiêu gói thuê bao và thuê bao ở mức nào sẽ được xem trọn vẹn giải ngoại hạng Anh....
 
Thậm chí, nhiều người quả quyết, cuộc tranh cãi về bản quyền đã nằm trong tính toán của K+, kể cả việc cho phép các đài truyền hình khác tiếp sóng. Với tỷ lệ áp đảo của VTV- một đơn vị Nhà nước- những người quản lý K+ hiểu rằng họ không thể độc quyền hoàn toàn nếu điều đó đi ngược lại lợi ích của đa số người dân Việt Nam - những người đóng thuế để gián tiếp duy trì sự tồn tại của VTV, của K+.

Vì thế, việc Bộ Thông tin và Truyền thông nhập cuộc và chỉ đạo K+ phải chia sẻ sóng ngoại hạng ngày chủ nhật cũng không có gì là bất ngờ, thậm chí còn nằm trong dự tính của VSTV theo thừa nhận của chính lãnh đạo công ty này khi trao đổi với phóng viên. Việc chỉ cho các đài khác tiếp sóng (bao gồm giữ nguyên thương hiệu, quảng cáo...) không những giúp K+ thu được khoản phí khá lớn mà còn khiến nhà đài này nâng tầm sức mạnh, đặc biệt là trong quảng cáo...
 
Khôn quá hóa ...dại ?
 
Theo ý kiến của nhiều người trong cuộc, độc chiêu của K+ dù có giúp kênh truyền hình này nhanh chóng nổi tiếng nhưng đồng thời, nó cũng để lại những "phản ứng không mong muốn" chứ không phải "phản ứng phụ" như trong y học.
 
g
Ngoại hạng Anh là giải đấu được nhiều người mong đợi

Trước hết, về mặt thương hiệu, dù đã được nhiều người biết đến nhưng đó là tiếng xấu, là hình ảnh méo mó ngay từ khi mới ra đời, chưa biết chất lượng ra sao. Việc không được lòng dân ngay từ khi ra mắt sẽ khiến thương hiệu này mất rất nhiều thời gian, và cả tiền bạc, để có thể tạo được sự gần gũi, sự chấp nhận của công chúng. Khi đó, cái lợi nhờ "đốt cháy giai đoạn" của K+ sẽ không bù đắp nổi những thiệt hại về lâu dài.
 
Trong khi đó, xét trên khía cạnh kinh doanh, K+ đã phải chi hơn 10 triệu USD (so với khoảng hơn 1 triệu USD của VTC 3 mùa giải trước) để độc quyền phát sóng ngày chủ nhật. Để thu lại khoản tiền rất lớn này, K+ phải tạo ra những gói thuê bao cao ngất ngưởng (3 triệu đồng/năm nếu muốn xem đầy đủ ngoại hạng Anh, chưa kể giá đầu thu), khiến rất nhiều người hâm mộ không thể tiếp cận được. Họ sẽ chọn cách xem qua các đài truyền hình khác, qua Internet hoặc ở các địa điểm công cộng. Từ đó, lượng người hâm mộ ngoại hạng xem K+ sẽ thấp hơn nhiều VTC trước đây. Và khi "thượng đế" quay mặt đi, K+ muốn làm lớn cũng không xong...
 
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt về nhân sự cũng đã khiến K+ mất điểm. Nhiều khách hàng là các công ty lữ hành, khách sạn "té ngửa" khi sắm đầu thu K+  phục vụ khách quốc tế VIP xem ngoại hạng Anh nhưng nhà đài này không có bình luận tiếng Anh như các kênh ESPN, Star Sport của những năm trước. Cùng với đó, do chưa có đội ngũ riêng nên K+ phải nhờ đến nhóm bình luận viên của VCTV cho công việc bình luận. Điều này cũng khiến nhiều người hâm mộ hoài nghi khi chất lượng bình luận bóng đá của VTV, VCTV đã giảm sút nghiêm trọng khi rất nhiều "tinh binh" chuyển sang VTC, nay lại phải căng mình ra ở nhiều mặt trận....
 
Rõ ràng, rất khó có thể so sánh cái lợi về thương hiệu mà K+ có được với cái hại mà họ gây ra trong gần 2 tháng qua. Có điều với nhiều người hâm mộ, chắc chắn sẽ rất lâu để thương hiệu truyền hình này chiếm được cảm tình của họ, đơn giản vì họ đã bị ảnh hưởng quyền lợi, phải chạy đôn chạy đáo tìm giải pháp xem ngoại hạng Anh mùa giải mới...
 
Theo Vnmedia

Ý kiến của bạn

Các tin khác