Đừng chê ứng xử Hoa hậu, hãy hỏi giám khảo trước?

Cập nhật lúc 09:57, 25/08/2010 (GMT+7)

Trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2010 tại Mỹ, những câu hỏi trong phần thi vấn đáp đều khiến chúng ta không khỏi có sự so sánh.

TIN BÀI KHÁC

Trong mọi cuộc thi sắc đẹp, vòng ứng xử bao giờ cũng thu hút sự quan tâm của khán giả. Đây được xem là màn cân não đối với các người đẹp bởi ai trả lời không tốt, dù với lý do gì đi nữa, sẽ phải hứng chịu búa rìu dư luận.

Nhưng xét cho cùng, một cuộc thi bao giờ cũng có hai vế: ban giám khảo - thí sinh / câu hỏi - câu trả lời. Đa phần chúng ta chỉ đánh giá thí sinh mà hiếm khi đặt vấn đề, liệu những câu hỏi được các nhân vật uy tín trong ban giám khảo soạn ra đã thực sự hay, có là bài toán để tìm ra người xứng đáng nhất hay chưa.

Jimena Mavarrete (Mexico) đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2010 - Ảnh: Miss Universe

Nhìn lại những các cuộc thi hoa hậu trong nước từ nhiều năm qua, dễ dàng nhận thấy những câu hỏi đều cũ mòn. Hầu như cuộc thi nào cũng lặp lại những câu hỏi: Nếu trở thành hoa hậu, bạn sẽ làm gì? Sứ mệnh của hoa hậu là gì? Câu ca dao nào bạn thích nhất? Phẩm chất nào đáng quý nhất của người phụ nữ Việt Nam?...

Những câu hỏi này thường đơn giản, nhưng vì đã quá cũ nên dễ khiến các người đẹp rơi vào tình thế khó xử. Hoặc là trả lời giống người đi trước thì bị cho là thiếu sáng tạo, hoặc là bối rối không biết trả lời thế nào.

Trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2010 tại Mỹ, những câu hỏi trong phần thi vấn đáp đều khiến chúng ta không khỏi có sự so sánh. Vẫn là những vấn đề đời thường, nhưng những câu hỏi đã vượt qua vòng luẩn quẩn về hoa hậu, phụ nữ, gia đình… mà hướng đến những vấn đề mang tính đại chúng hơn, như quan điểm của thí sinh về internet với trẻ em, về án tử hình, về an ninh ở sân bay hay lĩnh vực thời trang.

Hoàn toàn không hỏi theo kiểu đánh đố, buộc thí sinh phải phô bày tri thức, nhưng ban giám khảo vẫn có thể kiểm tra được tư duy, bản lĩnh, sự nhạy cảm của thí sinh trước các vấn đề xã hội. Tri thức là thứ có thể trau dồi, làm giàu từng ngày, nhưng thái độ và trách nhiệm trước xã hội mới là điều mỗi hoa hậu cần phải có.

Xuất sắc vượt qua 82 thí sinh còn lại, Jimena Mavarrete, 22 tuổi, là hoa hậu Mexico thứ 2 trong lịch sử trở thành Hoa hậu Hoàn vũ. Khi nhận được câu hỏi về quan điểm trước việc trẻ em dùng internet thiếu kiểm soát, Navarrete trả lời: “Tôi tin rằng internet là không thể thiếu được trong thời đại hiện nay. Có điều, chúng ta cần dạy cho trẻ em hiểu được giá trị của gia đình”.

Giải thưởng trọn gói của Navarrete gồm một khoản lương, một căn hộ tiện nghi ở New York, học bổng một năm của Viện phim New York cùng với trang sức, quần áo, giày dép trong vòng 1 năm. Trong nhiệm kỳ hoa hậu của mình, tân Hoa hậu có sứ mệnh kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với căn bệnh HIV/AIDS và ung thư vú.

(Theo Đất Việt)

Ý kiến của bạn

Các tin khác