,
221
505
Thư Thăng Long
thuhanoi
/thuhanoi/
890122
Thư ngỏ gửi Thủ tướng
1
Article
null
,

Thư ngỏ gửi Thủ tướng

Cập nhật lúc 13:23, Thứ Năm, 25/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Năm Đinh Hợi biểu tượng cho sự no đủ, sung mãn. Nhưng dân tộc VN không thể bước vào sân chơi WTO, hội nhập với tâm thế một người nông dân. Thủ tướng và Chính phủ phải làm gì đây? Nhân dân phải làm gì? Một người làm báo giãi bày, đề đạt với Thủ Tướng và mong được giải đáp

Hà Nội, Ngày cuối đông năm Bính Tuất.

Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,       

Một năm mới, khởi đầu bằng mùa xuân Đinh Hợi sắp đến. Đã thấy những nụ tầm xuân lấm tấm trắng muốt, những cành “tài, lộc” xanh mướt phố phường Hà Nội. Trước thời khắc thiêng liêng đang chuyển dịch, chỉ là một người cầm bút, nhưng tự thấy mình là người tâm huyết, cũng có những ưu tư trước vận mệnh dân tộc, tôi viết thư gửi Thủ tướng mong được giãi bày.

Một số bài liên quan trong Thư Hà Nội

>>> Nếu tôi là Thị trưởng...

>>> Tôi đi công chứng

>>> Bao giờ Hà Nội tinh hoa?

>>> Vỉa hè hà Nội

>>> Vỉa hè, "bầu trời", sự vô cảm... đến bao giờ?

>>> "Văn hoá giao thông" của cộng đồng

>>> "Văn hoá giao thông": nói mãi vẫn không thừa...

>>> Rải thảm đỏ thôi, chưa đủ!

 

Năm 2006 của đất nước ta đã khép lại rất đẹp, với hai cái “chốt” vàng lịch sử đầy hào sảng: Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC. Vị thế đất nước trên trường quốc tế nâng lên hơn hẳn. Năm 2006, cũng là năm Thủ tướng cùng các cộng sự của Chính phủ mới nhậm chức, cũng là nhận nhận về mình trách nhiệm lớn nhất trước dân tộc, trước nhân dân, cả vinh quang ngọt ngào cùng những cam go cay đắng trên hành trình, hành trình hội nhập.        

Như định phận của sứ mệnh, khởi đầu, ông và các cộng sự đã phải đối mặt với những cơn bão, những thiên tai lớn. Cho dù có mất mát về người, về của, cả đất nước, nhân dân các tỉnh miền Trung ghi nhận nỗ lực lớn của ông và CP từ chỉ đạo sát sao đến hành động quyết liệt, ghi nhận lòng nhân ấy trước nỗi đau đồng bào. Còn tôi, nghĩ theo cách nghĩ của tâm linh, ông đã vượt qua “thử thách” của trời đất.

Nhưng những “thử thách” của con người còn “hiểm hóc” hơn. Năm 2007, năm khởi đầu của sự hội nhập, cả dân tộc ta bước vào sân chơi lớn - WTO, với một thể trạng thế nào? Một giáo sư kinh tế nhận xét: “Đất nước như một cơ thể nhiều bệnh: tham nhũng, bè phái, dối trá…”. Còn tôi, với cảm quan của một người cầm bút, nhận thấy đất nước không chỉ nhiều bệnh, mà còn có nguy cơ “suy dinh dưỡng”, cho dù kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng cao hơn 8% một năm.

Căn bệnh đó là tham nhũng. Là sự thiếu trong sạch của bộ máy công quyền. Tham nhũng nảy sinh từ lỗ hổng của cơ chế quản lý, vận hành. Nhưng tham nhũng còn nảy sinh từ sự thiếu trong sạch của bộ máy công quyền, mà căn nguyên là con người. Trong chính sách tuyển chọn cán bộ quản lý, chúng ta đưa ra nhiều tiêu chí tưởng như hoàn hảo, chính xác để chọn người tài đức.

Nhưng ngay lập tức, những chính sách, tiêu chí ấy bị lợi dụng, bị biến ảo để rồi nhiều khi ta “đãi vàng, lấy cát”. Thậm chí, bản chất của sự tuyển chọn  có lúc chỉ còn lại là “chạy chức, chạy quyền” với hai chữ “bán, mua”. Dư âm xấu, đắng chát ấy có thể nghe thấy ở nhiều nơi, từ công sở đến quán nước. Điều đó góp phần làm bải hoải và băng giá niềm tin của nhiều người, của số đông người lao động chân chính.

Căn bệnh đó là những tiêu cực của cơ chế quản lý hành chính từ rất lâu, người dân đã  ví von: “hành” là “chính”. Cơ chế quản lý “hành” là “chính”  đã ngăn cản, trói buộc những doanh nghiệp muốn làm ăn nghiêm chỉnh, đứng đắn, xét cho cùng, vì lợi ích tiền bạc của một bộ phận có “quyền quản lý”.

Cơ chế quản lý “hành” là “chính” còn làm nảy sinh một hiện tượng phổ biến đáng sợ: không chỉ có quan chức tham nhũng, mà ngay cả cán bộ, nhân viên từ cấp cơ sở ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể “ăn tiền” một cách nghiễm nhiên, thản nhiên, vô tư, trắng trợn, không chút xấu hổ hay day dứt. Cái “lệ làng”  nay đã trở thành “lệ nước”(?).

Đó còn là nguy cơ thiếu nguồn lực lao động dồi dào có trình độ cao, bao gồm các chuyên gia giỏi, các nhà chuyên môn giỏi, có kỹ năng, kỹ thuật chuyên nghiệp… được đào tạo trên một nền giáo dục hiện đại, lành mạnh và có chất lượng. Thế nhưng nền giáo dục của chúng ta vừa lạc hậu, vừa đầy khiếm khuyết, mâu thuẫn và bất cập. Căn bệnh hư hao này làm giảm sút năng suất, tốc độ và hiệu quả lao động của đất nước ở thời hiện tại và cả tương lai, trong khi kinh nghiệm của nhiều nước đột phá đi lên thường từ chính giáo dục...

Nguy cơ ấy còn bị tác động bởi những chế độ, chính sách đãi ngộ chỉ cổ vũ, khuyến khích con người ta chạy bằng mọi cách để làm quan, hưởng các “đặc quyền, đặc lợi”, không khuyến khích con người trở thành những chuyên gia, những người lao động có chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực.

Đó là văn minh đô thị xuống cấp một cách đáng lo ngại, nhất là các đô thị lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Có lẽ ít thủ đô nước nào, ít thành phố lớn của quốc gia nào diện mạo văn minh, văn hoá lại nhếch nhác như vậy. Đến nỗi chúng ta đã quá quen mắt cái hình ảnh: nhìn xuống đất, vỉa hè là hàng quán, chợ búa “bát nháo” mất vệ sinh;  nhìn lên trời là “búa xua” dọc ngang các loại dây điện như mạng nhện, vừa mất mỹ quan, vừa rất nguy hiểm. "Luật” giao thông không nằm trong tay Nhà nước, mà nằm trong sự kém ý thức tệ hại của người tham gia giao thông. Hai vụ tai nạn xảy ra với hai nhà khoa học lớn (trong đó có một giáo sư người Mỹ) mới đây là nỗi đau, nỗi xấu hổ sâu sắc cho thể diện quốc gia.

Đó còn là sự bảo thủ, trì trệ trong đổi mới tư duy, trong nhận thức trước yêu cầu chuyển mình của thời cuộc. Nhưng đây cũng là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm và phức tạp, có lẽ vì thế, người ta rất ngại “đụng chạm”, vì ngại bị suy diễn, thậm chí có lúc bị quy kết. Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ phải nhận xét: “Xã hội ta hôm nay, đâu đó vẫn còn bám giữ những tư duy định kiến, lúc nào cũng lo “chệch hướng”. Có người chân thành lo lắng “chệch hướng” vì thiếu thông tin, nhưng cũng có người hô hào “chống chệch hướng” vì lợi ích riêng tư.

Tôi nghĩ rằng, tư duy xơ cứng, hẹp hòi, đầy định kiến dễ dàng là “vật cản”, bỏ qua mọi cơ hội, “vật cản” cho sự tranh thủ tận dụng và khai thác chất xám của mọi con dân nước Việt, đặc biệt của tầng lớp trí thức, khoa học trong và ngoài nước. Dân tộc không phải của riêng ai. Tôi vẫn có niềm tin sâu sắc rằng, trong huyết quản của hầu hết những đứa con của dòng giống Lạc Hồng, vẫn cuộn chảy nóng hổi dòng máu đỏ chảy về nguồn cội, vẫn tham gia đóng góp cho sự hưng thịnh của đất nước, sống cho dân tộc và vì dân tộc Việt.

Kính thưa Thủ tướng!

Soạn: HA 1031619 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TT Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng trả lời độc giả cả nước

Sáu tháng qua, CP đã có  nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt về nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến giáo dục, từ chống tham nhũng đến cải cách hành chính, từ cải tổ bộ máy đến nhân sự… Nhưng những căn bệnh trầm kha đó, rất cần những liều thuốc “kháng sinh” mạnh, những giải pháp và hành động quyết đoán hơn nữa, trên nền tảng một cơ chế quản lý, vận hành thực sự đổi mới.

Mỗi thời đại có những tiêu chí, những thang bậc giá trị tương ứng. Có những thang bậc hôm qua là chuẩn mực, nay đã là rời xa cuộc sống. Có những giá trị hôm qua còn bị coi thường, bị kỳ thị, nay đã là động lực của sự phát triển. Dân tộc Việt Nam chúng ta không thể bước vào sân chơi WTO, hội nhập với tư thế một anh nông dân chân lấm tay bùn ốm yếu, mặc cảm về vị thế, nhưng cách nhìn, cách nghĩ vẫn định kiến, hẹp hòi chưa vượt khỏi luỹ tre làng.

Năm Đinh Hợi, biểu tượng cho sự no đủ, sung mãn. Đó là điềm lành. Nhưng chính lúc này mọi người càng không được phép đủng đỉnh. Trái lại, thưa thủ tướng, phải chăng cũng chính lúc này, mọi ngành, mọi cấp và cả mọi người dân đều phải khẩn trương hơn bao giờ hết và phải thường trực tự vấn mình:

            Thủ tướng và Chính phủ phải làm gì đây?

            Chúng tôi phải làm gì đây?

            Nhân dân ta phải làm gì đây?

Để dân tộc ta, một dân tộc cần cù quả cảm, từng chịu nhiều đau khổ, xứng đáng được hưởng hạnh phúc, được sống giàu mạnh, văn minh và văn hoá, được ngẩng cao đầu bình đẳng và sang trọng sánh vai bè bạn quốc tế.

Trình bày những ưu tư và mong mỏi trên, tôi thiết tha mong được nghe ý kiến Thủ Tướng giải đáp trong cuộc đối thoại trực tiếp với nhân dân cả nước qua các Website của các báo điện tử lớn trước thềm năm mới Đinh Hợi sắp tới.

Kính gửi tới Thủ tướng lời chúc sức khoẻ năm mới, lời chào trân trọng và nhiều kỳ vọng.

  • Kim Dung

               >>> Trích một số ý kiến phản hồi của bạn đọc:

Ho ten: Tran Viet Hung
Dia chi: 63 pho hue
Email: thaicom@thaicomgroup.com
Noi dung: thu viet gui cho thu tuong cua anh (chị) rat dung voi tam trang cua nhieu nguoi yeu dat nuoc xin duoc cam on anh

Ho ten: Bùi Đình Ninh
Dia chi: dong xoai - binh phuoc
Email: ninhedu@yahoo.com.vn
Tieu de: Quan tâm đến tình hình tai nạn giao thông
Kính gửi Thủ tướng Chính Phủ Là người dân tôi rất mừng vì Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo mang tính đột phá trên nhiều lĩnh vực, đem lại niềm tin cho nhân dân. Hiện nay tình hình tai nạn giao thông diễn ra rất nghiêm trọng. Kính mong Chính phủ có những quyết sách đúng đắn hơn để tình trạng tai nạn giao thông không còn là nỗi kinh hoàng của người dân. Tôi cho rằng ngoài ý thức của người tham gia giao thông còn có lỗi của những người có trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Tôi thấy buồn là chưa thấy lãnh đạo cấp nào vi hành bằng xe khách, xe đò để thấy được những gì xảy ra trên đường. Nếu mà Bộ trưởng Bộ công an và Bộ trưởng Bộ GTVT mà thử vi hành Nam Bắc bằng xe khách thì tôi nghĩ rằng sẽ giải quyết được nhiều việc. Liệu có phải cán bộ của ta đi đâu là có xe đưa xe đón nên không thấy được nhiều điều diễn ra trên đường. Là người đi xe khách (xe đò) thường xuyên tôi thấy có nhiều hiện tượng cần chấn chỉnh xin bày tỏ cùng Thủ tướng. Chúc Thủ tường mạnh khoẻ và có nhiều quyết sách đúng hơn nữa

Ho ten: Lê Hải
Dia chi: Nguyên Hồng-Ba Đình- Hà nội
Email: hft20206@yahoo.com
Mong Ngài Thủ Tướng bớt chút thời gian đọc lá thư tâm huyết này. Quả thật là giá trị đạo đức trong xã hội đã đến mức suy đồi đến báo động. Người dân mất lòng tin. người dân đi đâu làm gì có liên quan đến cơ quan nhà nước đều bị "hành là chính"...Các tư tưởng bảo thủ cố hữu trong định kiến của những người có chức có quyền...Chính bản thân những người trẻ tuổi chúng tôi cũng mất lòng tin vào các cơ quan công quyền...và lo ngại cho tương lai của đất nước! Kính chúc thủ tướng năm mới an khang thịnh vượng!

Ho ten: nguyen van dien
Dia chi: dong chue nhan hoa que vo bac ninh
Email: yeulambn007
Thua thu tuong tai sao lai khong cho dot phao? do la mot phong tuc cua nguoi viet nam chung ta ma!  

Ho ten: TRẦN ĐÌNH BÁ
Dia chi: 569/10 NGUYỄN AN NINH - TP VŨNG TÀU
Email: trandinhbavt@yahô.com
Tôi xin gửi tòa soạn lá thư ngỏ đã gửi cho Thủ Tướng, xin tòa soạn cho đăng hoặc chuyển tận tay Thủ tướng bức thư này - Xin chân thành cảm ơn

Ho ten: LƯƠNG HỒNG THẢO
Dia chi: KHỐI 2 THỊ TRẤN NÚI THÀNH - QUẢNG NAM
Email: hongthao.luong@yahoo.com
Tôi thật sự thành kính biết ơn và cảm phục ngài trong thời gian qua, ngài đã làm được rất nhiều việc tốt cho nhân dân. Tôi được biết trong thời gian qua, rất nhiều sự việc được cơ quan chính phủ dưới sự lãnh đạo của đảng đều hướng tới đáp ứng và phục vụ cho người dân, dù là người dân bình thường nhất. vậy tôi kính mong trong thời gian nhanh nhất những việc sau đây sẽ được công khai trước dân, đặc biệt là ở cơ sở: - Cần liệt kê và công khai những việc sử dụng ngân sách địa phương hay trung ương cho những công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng ở cơ sở. Để dân còn biết mà giám sát và kiểm tra. - Cần liệt kê và công khai tài sản của nhiều cán bộ có thu nhập và có quyền hạn cao ở cơ sở, cán bộ công nhân viên chức các cơ quan Hành Chính Sự Nghiệp, các Doanh Nghiệp Nhà Nước nhằm hạn chế việc giàu lên không rõ ràng...

Ho ten: HA MAU
Dia chi:
40-Da Tuong -Nha Trang
Email:
bienxanh@.vn
Toi la mot nguoi dan thuong nhung toi thay cac cap lanh dao noi hoi nhieu nhung lam con qua it. Chung ta hay manh dan len, da la luat phap thi moi nguoi deu nhu nhau

Ho ten: Kiều Tiến Hùng
Dia chi:

Email:
Hungson98@vnn.vn
Cám ơn nhà báo KD.

Họ ten: Bùi Như Thuỷ, Phạm Bá Trực, Hồng Bàng, Hải Phòng

Nội dung: Tôi xin có 4 ý kiến trình bày với thủ tướng (nội dung cụ thể trong thư riêng) và mong Thủ Tướng giãi đáp: 1. Vấn đề tham nhũng lãng phí. 2, Vấn đề khiếu kiện. 3. Luật đất đai không đi vào cuộc sống. 4 Vấn đề oan sai.

                >>> Xin mời bạn đọc tham gia ý kiến và gửi câu hỏi: 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,