,
221
505
Thư Thăng Long
thuhanoi
/thuhanoi/
553818
Màu tím hoa sim: Bản quyền và giá trị thực
1
Article
null
,

Màu tím hoa sim: Bản quyền và giá trị thực

Cập nhật lúc 14:07, Thứ Bảy, 11/12/2004 (GMT+7)
,

Mấy ngày vừa qua, trên các tờ báo đều nhất loạt đăng tin thi sĩ Hữu Loan bán bản quyền bài thơ Màu tím hoa sim cho doanh nghiệp Vitek được 100 triệu đồng. Ở đây chúng ta không bàn về giá trị nghệ thuật thơ ca, về sức lan toả kỳ diệu của thi hứng thuần Việt, điều đáng nói nhất chỉ là thái độ ứng xử của xã hội với thơ ca, với tác giả của bài thơ đó.

Nghĩa là thơ ca có được thực sự được coi trọng đúng mức? Tại sao các nhà xuất bản, Hội Nhà văn... không nhận ra giá trị của những bài thơ như Màu tím hoa sim mà lại là một doanh nghiệp vốn dĩ ít liên quan nhất đến thế giới nghệ thuật thơ ca?

Chúng ta đã biết rằng, bình quân mỗi ngày cả nước có đến hơn 10 tập thơ ra đời chủ yếu theo hình thức các nhà thơ tự bỏ tiền túi ra in. Hành trình của các tập thơ này thường đi thẳng từ nhà in đến quầy sách hạ giá và các điểm thu mua giấy loại chứ không tiếp cận được độc giả.

Tất nhiên, tác giả của nó cũng cố gắng quẩy thơ đi tặng: Quen cũng tặng, gặp lần đầu cũng cố mà tặng. Các nhà thơ nổi tiếng hơn một chút thì đến hẳn Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tặng thơ, bán thơ, thả thơ theo gió lên giời... nhưng công chúng thì vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Nghĩa là thơ cho không, biếu không cũng vẫn còn khó khăn chứ đừng nói đến được giá, được tôn vinh ngưỡng mộ.

Ở thế kỷ trước, thi sĩ Tản Đà đã từng cảm khái: Văn chương hạ giới rẻ như bèo! Tóm lại, thái độ ứng xử của công chúng đối với thơ ca không phải chứng minh cũng đã rõ như ban ngày, thậm chí nếu ta gọi ai đó là nhà thơ thì điều đó có nghĩa là ta muốn xúc phạm họ một cách nhẹ nhàng, ý nhị.

Tất nhiên, thái độ của công chúng đối với thơ ca như hiện nay làm các nhà thơ bực lắm, giận lắm nhưng nếu các nhà thơ tự in thơ rồi tặng thơ cho nhau thì tình hình lại còn tồi tệ hơn nữa! Kẻ viết bài này cũng đã trót dại tặng thơ cho vài người bạn thơ và khi thấy tập thơ kèm chữ ký của mình trong quang gánh của người đi mua giấy lộn thì chỉ còn biết...cười như mếu mà thôi!

Nhưng dẫu sao, cái mớ bòng bong này cũng làm nảy sinh một nghi vấn quan trọng: Những thứ đó có phải là thơ ca thực sự không? Văn hào Bunhin đã có lần mai mỉa khi người ta giới thiệu một tài năng thơ ca với ông: Ở chỗ các anh, thiên tài nhiều như nấm! Tài năng mà lạm phát thì từ xưa tới nay chưa bao giờ có và như vậy vấn đề nằm ở chỗ có quá ít thơ thực sự là thơ chứ hoàn toàn không phải vì công chúng ghẻ lạnh với thơ ca.

Cách đây 2 năm, nhà văn Nguyễn Quang Thân có lần chuyện vãn đã kể lại một cách đầy hứng thú: Thời trẻ của bọn anh, ai cũng chép bài Màu tím hoa sim và cất nó vào ba lô mang đi khắp các chiến trường. Thơ là phải như vậy, phải rung động lòng người, chạm tới phần sâu kín nhất của mỗi con người...

Đánh giá một bài thơ như vậy là dựa theo tình cảm lòng người nhưng trả giá cho một bài thơ như thế thì sao? Điểm hay nhất ở đây chỉ là: Không phải Hội Nhà văn thẩm định và định giá một tác phẩm nghệ thuật mà là một doanh nghiệp, nơi ít có điểm tương đồng nhất với thi ca.

  • Quang Hải
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,