Tây Ban Nha trên đỉnh thế giới: Vẫn còn một Don Quixote!
Cập nhật lúc 15:35, Thứ Ba, 13/07/2010 (GMT+7)
Trong một giải đấu mà ngay cả những đại diện "cứng đầu" nhất của trường phái bóng đá trình diễn là Brazil và Hà Lan cũng thay đổi mình theo hướng thực dụng hóa, TBN trở thành niềm hi vọng lớn nhất, và có lẽ cũng là duy nhất, đối với những người yêu cái đẹp và yêu bóng đá đẹp. Và thật may, trong cuộc chiến tưởng chừng không cân sức với chiếc cối xay… chân mang thương hiệu Hà Lan, Don Quixote đã thắng!
Đi ngược lại xu thế
World Cup 2010 chứng kiến sự lên ngôi của sơ đồ 4-2-3-1. Brazil sử dụng 4-2-3-1. Hà Lan sử dụng 4-2-3-1. Và Tây Ban Nha, sau khi không thể chịu đựng được nỗi thất vọng mang tên Fernando Torres, cũng chuyển sang 4-2-3-1. Nhưng các sơ đồ dù có như thế nào đi nữa thì cũng chỉ là phần "xác", bất biến và cứng nhắc. Còn phần "hồn", phần quan trọng nhất, thì lại do ý chí của các đội bóng chi phối. Cùng là 4-2-3-1, nhưng cách tiếp cận với trận đấu của TBN rõ ràng là khác xa so với Brazil và Hà Lan. Brazil và Hà Lan đều đặt sự an toàn lên trên hết với ít nhất 6 cầu thủ thường xuyên đứng bên phần sân nhà, trong khi TBN, ngược lại, thường xuyên có tới 6 cầu thủ ở phần sân của đối phương, với ý tưởng thật "dịu dàng" là đàn áp và không cho họ có cơ hội lên bóng.
Trong bóng đá hiện đại, nơi sự chuẩn bị tốt cũng đồng nghĩa với việc nắm một nửa chiến thắng trong tay, lựa chọn ấy của TBN chẳng khác gì một hành động tự làm khó mình. Bởi bây giờ thì mọi đội bóng đều đã biết được đâu là điểm yếu, điểm mạnh của TBN và đâu là những việc cần phải làm để có thể khắc chế được cách chơi của họ. Thực tế thì mọi trận đấu của TBN ở giải lần này đều diễn ra theo một kịch bản: TBN kiểm soát hoàn toàn thế trận, tổ chức tấn công theo mọi hướng, nhưng luôn vấp phải những bức tường người dày đặc do đối phương chủ động dựng lên ngay khi bóng vừa lăn. Khi khoảng cách giữa các đội bóng, giữa các nền bóng đá đang bị thu hẹp lại, đánh bại những đối thủ luôn chơi với 10 người chạy theo quả bóng không bao giờ là điều dễ dàng.
Sau thất bại trước Thụy Sỹ ngay trong ngày ra quân, đã có một số ý kiến kêu gọi Del Bosque từ bỏ tiqui-taca rườm rà và đang bị bắt bài để chuyển sang một cách chơi khác mang tính trực tiếp hơn. Đáp lại, "Ngài râu kẽm" và các học trò tuyên bố có chết cũng phải chết cùng sự lựa chọn của chính mình. Và họ đúng là đã kiên trì theo đuổi sự lựa chọn của mình cho tới tận những phút cuối cùng, nhưng thật vui là đã không có ai phải "chết" vì sự lựa chọn đó. Sau trận thua Thụy Sỹ, TBN đã thắng 6/6 trận còn lại. Và dù vẫn còn lúc này lúc nọ, hay tỉ số của các trận đấu không được ấn tượng như người ta chờ đợi, song nhìn chung, TBN càng chơi càng nhuần nhuyễn và niềm tin mà họ tạo được là càng ngày càng lớn. Đó chính là sự tự hoàn thiện mà mọi nhà vô địch World Cup đều phải có.
Vinh quang ngọt ngào
Trước giải đấu ở Nam Phi, World Cup với người TBN chẳng khác nào một cơn ác mộng còn… dang dở. Không ai quên được gương mặt nhòe máu và nước mắt của Luis Enrique sau khi bị tiền đạo Tassotti của Italia đánh cho vỡ mũi trong trận đấu ở World Cup 1994. Không ai quên được vẻ mặt thẫn thờ của Raul và các đồng đội trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng World Cup 1994 với Bulgaria, trận đấu mà TBN đã thắng tới 6-1 song rốt cuộc vẫn bị loại. Cũng chẳng ai quên được vẻ ngơ ngác của Joaquin và Morientes trong trận đấu với chủ nhà Hàn Quốc khi bàn thắng hoàn toàn hợp lệ của Moro bị trọng tài người Ai Cập Al-Ghandour phũ phàng từ chối. Và bốn năm trước là thất bại 1-3 trước người Pháp ở vòng 2, một thất bại được thế giới coi là minh chứng rõ nhất cho sự ngây ngô… "điển hình" của người TBN.
Có nhiều lý do giải thích cho sự kém cỏi của TBN ở World Cup. Nhưng lý do quan trọng nhất và cũng đơn giản nhất là các thế hệ trước đây của họ chưa đủ giỏi. Bây giờ, TBN đang sở hữu cả một thế hệ Vàng, những người ngoài tài năng còn được trui rèn rất nhiều về bản lĩnh sau chiến thắng lịch sử ở Euro 2008, và sẽ là quá nghiệt ngã nếu thế hệ ấy không thể một lần lên đỉnh. Nếu bạn vẫn cho rằng TBN không xứng đáng với chức vô địch này, hãy thử trả lời câu hỏi liệu còn đội bóng xứng đáng hơn? Liệu còn đội bóng nào chơi như thể chấp người (Torres) mà vẫn luôn thể hiện được sự vượt trội? Liệu còn đội bóng nào sở hữu cặp tiền vệ xuất sắc hơn Xavi-Iniesta, tiền đạo săn bàn hay hơn Villa, thủ môn chắc chắn hơn Casillas hay cặp trung vệ hiểu nhau hơn Pique-Puyol? Chắc chắn là không!
Đừng nghi ngờ nữa! Hãy cám ơn người TBN. Với chiến thắng ở Soccer City, Iniesta và các đồng đội đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng người ta vẫn có thể chiến thắng bằng những giá trị nguyên sơ nhất của bóng đá, đó là chơi và để người khác cùng chơi.
Các danh hiệu chính của World Cup 2010
Vô địch: Tây Ban Nha
Á quân: Hà Lan
Giải Ba: Đức
Chiếc giày Vàng (dành cho Vua phá lưới): Thomas Mueller (Đức)
Quả bóng Vàng (Cầu thủ xuất sắc nhất giải): Diego Forlan (Uruguay)
Đôi găng Vàng (Thủ môn xuất sắc nhất giải): Iker Casillas (Tây Ban Nha)
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất: Thomas Mueller (Đức)
Giải Fair - Play: Tây Ban Nha
Đường tới vinh quang
Vòng bảng TBN - Thụy Sỹ: 0-1 TBN - Honduras: 2-0 (David Villa - 2 bàn) TBN - Chile: 2-1 (Villa, Iniesta)
Vòng 1/8 TBN - BĐN: 1-0 (Villa)
Vòng tứ kết TBN - Paraguay: 1-0 (Villa)
Vòng bán kết TBN - Đức: 1-0 (Puyol)
Chung kết TBN - Hà Lan: 1-0 (Iniesta)
(Theo Thể thao & Văn hóa Online)
Đi ngược lại xu thế
World Cup 2010 chứng kiến sự lên ngôi của sơ đồ 4-2-3-1. Brazil sử dụng 4-2-3-1. Hà Lan sử dụng 4-2-3-1. Và Tây Ban Nha, sau khi không thể chịu đựng được nỗi thất vọng mang tên Fernando Torres, cũng chuyển sang 4-2-3-1. Nhưng các sơ đồ dù có như thế nào đi nữa thì cũng chỉ là phần "xác", bất biến và cứng nhắc. Còn phần "hồn", phần quan trọng nhất, thì lại do ý chí của các đội bóng chi phối. Cùng là 4-2-3-1, nhưng cách tiếp cận với trận đấu của TBN rõ ràng là khác xa so với Brazil và Hà Lan. Brazil và Hà Lan đều đặt sự an toàn lên trên hết với ít nhất 6 cầu thủ thường xuyên đứng bên phần sân nhà, trong khi TBN, ngược lại, thường xuyên có tới 6 cầu thủ ở phần sân của đối phương, với ý tưởng thật "dịu dàng" là đàn áp và không cho họ có cơ hội lên bóng.
Trong bóng đá hiện đại, nơi sự chuẩn bị tốt cũng đồng nghĩa với việc nắm một nửa chiến thắng trong tay, lựa chọn ấy của TBN chẳng khác gì một hành động tự làm khó mình. Bởi bây giờ thì mọi đội bóng đều đã biết được đâu là điểm yếu, điểm mạnh của TBN và đâu là những việc cần phải làm để có thể khắc chế được cách chơi của họ. Thực tế thì mọi trận đấu của TBN ở giải lần này đều diễn ra theo một kịch bản: TBN kiểm soát hoàn toàn thế trận, tổ chức tấn công theo mọi hướng, nhưng luôn vấp phải những bức tường người dày đặc do đối phương chủ động dựng lên ngay khi bóng vừa lăn. Khi khoảng cách giữa các đội bóng, giữa các nền bóng đá đang bị thu hẹp lại, đánh bại những đối thủ luôn chơi với 10 người chạy theo quả bóng không bao giờ là điều dễ dàng.
Sau thất bại trước Thụy Sỹ ngay trong ngày ra quân, đã có một số ý kiến kêu gọi Del Bosque từ bỏ tiqui-taca rườm rà và đang bị bắt bài để chuyển sang một cách chơi khác mang tính trực tiếp hơn. Đáp lại, "Ngài râu kẽm" và các học trò tuyên bố có chết cũng phải chết cùng sự lựa chọn của chính mình. Và họ đúng là đã kiên trì theo đuổi sự lựa chọn của mình cho tới tận những phút cuối cùng, nhưng thật vui là đã không có ai phải "chết" vì sự lựa chọn đó. Sau trận thua Thụy Sỹ, TBN đã thắng 6/6 trận còn lại. Và dù vẫn còn lúc này lúc nọ, hay tỉ số của các trận đấu không được ấn tượng như người ta chờ đợi, song nhìn chung, TBN càng chơi càng nhuần nhuyễn và niềm tin mà họ tạo được là càng ngày càng lớn. Đó chính là sự tự hoàn thiện mà mọi nhà vô địch World Cup đều phải có.
Vinh quang ngọt ngào
Trước giải đấu ở Nam Phi, World Cup với người TBN chẳng khác nào một cơn ác mộng còn… dang dở. Không ai quên được gương mặt nhòe máu và nước mắt của Luis Enrique sau khi bị tiền đạo Tassotti của Italia đánh cho vỡ mũi trong trận đấu ở World Cup 1994. Không ai quên được vẻ mặt thẫn thờ của Raul và các đồng đội trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng World Cup 1994 với Bulgaria, trận đấu mà TBN đã thắng tới 6-1 song rốt cuộc vẫn bị loại. Cũng chẳng ai quên được vẻ ngơ ngác của Joaquin và Morientes trong trận đấu với chủ nhà Hàn Quốc khi bàn thắng hoàn toàn hợp lệ của Moro bị trọng tài người Ai Cập Al-Ghandour phũ phàng từ chối. Và bốn năm trước là thất bại 1-3 trước người Pháp ở vòng 2, một thất bại được thế giới coi là minh chứng rõ nhất cho sự ngây ngô… "điển hình" của người TBN.
Có nhiều lý do giải thích cho sự kém cỏi của TBN ở World Cup. Nhưng lý do quan trọng nhất và cũng đơn giản nhất là các thế hệ trước đây của họ chưa đủ giỏi. Bây giờ, TBN đang sở hữu cả một thế hệ Vàng, những người ngoài tài năng còn được trui rèn rất nhiều về bản lĩnh sau chiến thắng lịch sử ở Euro 2008, và sẽ là quá nghiệt ngã nếu thế hệ ấy không thể một lần lên đỉnh. Nếu bạn vẫn cho rằng TBN không xứng đáng với chức vô địch này, hãy thử trả lời câu hỏi liệu còn đội bóng xứng đáng hơn? Liệu còn đội bóng nào chơi như thể chấp người (Torres) mà vẫn luôn thể hiện được sự vượt trội? Liệu còn đội bóng nào sở hữu cặp tiền vệ xuất sắc hơn Xavi-Iniesta, tiền đạo săn bàn hay hơn Villa, thủ môn chắc chắn hơn Casillas hay cặp trung vệ hiểu nhau hơn Pique-Puyol? Chắc chắn là không!
Đừng nghi ngờ nữa! Hãy cám ơn người TBN. Với chiến thắng ở Soccer City, Iniesta và các đồng đội đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng người ta vẫn có thể chiến thắng bằng những giá trị nguyên sơ nhất của bóng đá, đó là chơi và để người khác cùng chơi.
Các danh hiệu chính của World Cup 2010
Vô địch: Tây Ban Nha
Á quân: Hà Lan
Giải Ba: Đức
Chiếc giày Vàng (dành cho Vua phá lưới): Thomas Mueller (Đức)
Quả bóng Vàng (Cầu thủ xuất sắc nhất giải): Diego Forlan (Uruguay)
Đôi găng Vàng (Thủ môn xuất sắc nhất giải): Iker Casillas (Tây Ban Nha)
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất: Thomas Mueller (Đức)
Giải Fair - Play: Tây Ban Nha
Đường tới vinh quang
Vòng bảng TBN - Thụy Sỹ: 0-1 TBN - Honduras: 2-0 (David Villa - 2 bàn) TBN - Chile: 2-1 (Villa, Iniesta)
Vòng 1/8 TBN - BĐN: 1-0 (Villa)
Vòng tứ kết TBN - Paraguay: 1-0 (Villa)
Vòng bán kết TBN - Đức: 1-0 (Puyol)
Chung kết TBN - Hà Lan: 1-0 (Iniesta)
(Theo Thể thao & Văn hóa Online)
,