,
221
10768
V-League
vleague/
/thethao/vleague/
1299154
Bóng đá miền Bắc và cơn hạn 12 năm
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Bóng đá miền Bắc và cơn hạn 12 năm

Cập nhật lúc 10:22, Thứ Ba, 10/08/2010 (GMT+7)
,

Kể từ ngày Thể Công nâng cao chiếc Cúp vô địch giải bóng đá Quốc gia năm 1998, đã 12 năm đi qua, bóng đá miền Bắc rơi vào cơn hạn Cúp của giải đấu cao nhất làng bóng đá quốc nội.

 

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Cúp đã bỏ miền Bắc vào miền Trung năm 1999 khi Sông Lam Nghệ An đánh bại Công an Hà Nội từ loạt đá luân lưu 11m trong trận chung kết để đăng quang tại giải đấu có tính chất tập huấn, trước khi bóng đá Việt Nam bước vào 10 năm thử nghiệm giải chuyên nghiệp với tên gọi V-League.

Mùa bóng 1999/00, Sông Lam Nghệ An vẫn là đội giữ Cúp khi cán đích với 42 điểm, hơn đội về nhì là Công an TP Hồ Chí Minh đúng 1 điểm và hơn đội về ba là Công an Hà Nội 6 điểm.

Mùa giải 2000/01. Trước vòng đấu cuối cùng, Nam Định tưởng như đã chạm một tay vào Cúp để đưa Cúp ngược ra miền Bắc. Thế nhưng ở lượt chót, sau 90 phút thi đấu với Cảng Sài Gòn, đội bóng thành Nam lại nhận về thất bại bẽ mặt với tỷ số 0-5.

Đã 12 năm qua, bóng đá phía Nam thay nhau lên ngôi và SHB Đà Nẵng là đội đã đăng quang ở mùa giải trước
Đã 12 năm qua, bóng đá phía Nam thay nhau lên ngôi và SHB Đà Nẵng là đội đã đăng quang ở mùa giải trước
Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp chức vô địch với Nam Định là SLNA đã vượt qua Công an TP Hồ Chí Minh với tỷ số 4-3 sau 90 phút thi đấu nghẹt thở, qua đó hơn Nam Định 2 điểm và lên ngôi.

Mùa bóng 2001/02, Cúp không những không về miền Bắc mà còn dời xa miền Bắc tới cả ngàn cây số. Cúp vào Nam khi Cảng Sài Gòn lên ngôi vô địch với 32 điểm, hơn đội về nhì là SLNA 4 điểm.

Còn bóng đá miền Bắc mất bóng ở Top 3. Đau hơn, sau mùa giải này, một trong những đại diện ưu tú của bóng đá miền Bắc trước đó là Công an Hải Phòng phải xuống hạng.

Sự xắn tay vào làm bóng đá của các đại gia kinh tế, với một tư duy cách mạng đã phá tan tính truyền thống trong danh hiệu giải đấu. Lần đầu tiên, bản đồ bóng đá nước nhà đánh dấu sao, ghi danh một nhà vô địch đến từ Cao Nguyên. Đó là Hoàng Anh Gia Lai.

Chức vô địch V-League 2003 và 2004 từ công cuộc “Thái hóa” của ông Đoàn Nguyên Đức đã làm vẻ vang phố Núi trong sự “ngơ ngác” của bao đội bóng lão làng. Độ “chịu chơi”, dám nghĩ dám làm của bầu Đức còn mở ra một thời kỳ bóng đá trộn chất kinh tế rõ nét, giúp bóng đá Việt Nam hội nhập hơn, năng động hơn.

Bên cạnh sự lên ngôi của bóng đá Gia Lai, thì phía sau họ cũng bắt đầu có một cuộc bám đuổi mạnh mẽ từ một đại diện vốn không có nhiều tên tuổi trong làng bóng đá Việt Nam trước đó: Gạch Đồng Tâm Long An. Sự bám đuổi này ngầm báo hiệu, cách làm bóng đá của bầu Thắng cũng đang thách thức với phần còn lại.

Bóng đá miền Bắc năm 2004 dù Nam Định giành vị trí Á quân nhưng lại phải chứng kiến sự xuống hạng của đội giàu truyền thống nhất, Thể Công. Nếu HAGL là hình ảnh của sự phá cách thì Thể Công là hình ảnh của tư duy cũ. Và khi tư duy cũ không còn hợp thời, Thể Công đã phải rời cuộc chơi.

Trước khi lĩnh hội những nhận xét cho rằng là bảo thủ, là tư duy bóng đá thâm canh bên cạnh sự ra đi của HLV Calisto, Đồng Tâm Long An đã có hai năm trỗi dậy mạnh mẽ.

ĐT.LA vượt qua các đối thủ được xếp vào hàng đại gia cùng thời là Bình Dương, Đà Nẵng, Hoàng Anh Gia Lai, mang về 2 chức vô địch liên tiếp mùa bóng 2005, 2006 và giải cơn khát danh hiệu mà bóng đá miền Tây bao năm theo đuổi chỉ với mình Đồng Tháp.

Thành tích tốt nhất của bóng đá miền Bắc năm 2006 là vị trí thứ 9 của Nam Định, trong khi đó Hải Phòng sau hai mùa bóng trở lại V-League tiếp tục phải rời sân chơi này khi không thể vượt qua Huda Huế ở trận đấu play-off.

Hà Nội T&T bùng lên mạnh mẽ để quyết tâm đưa Cúp về Thủ đô dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Baobongda
Hà Nội T&T bùng lên mạnh mẽ để quyết tâm đưa Cúp về Thủ đô dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Baobongda
Hai mùa bóng tiếp theo một đại diện tiêu biểu khác của nền bóng đá mới Việt Nam là B.Bình Dương, lên ngôi V.League. Đây được coi là sự đặt lại địa vị cho bóng đá miền Đông Nam Bộ trên bản đồ bóng đá Việt Nam sau khi Lâm Đồng “biến mất” năm 1999.

Năm 2009, cúp về với thủ phủ lớn nhất miền Trung. SHB Đà Nẵng giải cơn hạn vô địch sau 17 năm chờ đợi. Còn bóng đá miền Bắc thêm mùa thứ 11 đi qua nói “không” với Cúp.

Chưa hết, bóng đá miền Bắc năm 2009 còn nhận về một lỗi đau lớn trên hành trình chuyên nghiệp hóa: Sự “ra đi” vĩnh viễn của cái tên bóng đá Thể Công.

Năm 2010, Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, Hà Nội T&T bùng lên mạnh mẽ để quyết tâm đưa Cúp về Thủ đô dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ước vọng hết sức ý nghĩa này đang trở thành hiện thực, một hiện thực rất gần.

Một điểm nữa thôi, miền Bắc sẽ giải được cơn hạn vô địch sau 12 năm. Niềm vui sẽ trọn vẹn hơn nếu đội bóng đã cứu cánh danh dự bóng đá miền Bắc suốt gần 1 thập kỷ qua là Nam Định không phải rời V-League.

(Theo Baobongda.com.vn)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,