,
221
10768
V-League
vleague/
/thethao/vleague/
1299842
Bản quyền truyền hình V-League cũng hấp dẫn
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Bản quyền truyền hình V-League cũng hấp dẫn

Cập nhật lúc 15:32, Thứ Năm, 12/08/2010 (GMT+7)
,

Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG) đang có ý định mua lại bản quyền V-League trong 20 năm nhưng VFF và các đài truyền hình đều tỏ ra thận trọng.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Y định của AVG trở thành đơn vị sở hữu độc quyền bản quyền truyền hình V-League thực ra đã xuất hiện từ đầu năm 2010. Khi đó, công ty vốn là đối tác thường xuyên tài trợ giải thưởng cho các đội tuyển thi đấu ở những giải lớn đã đặt vấn đề trực tiếp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Thứ trưởng thường trực lúc ấy là ông Nguyễn Danh Thái cũng đã triệu tập một cuộc họp với sự hiện diện của lãnh đạo VFF để bàn về chuyện này.

CĐV Hải Phòng trên sân Lạch Tray chiều 1/8

Không khí cuồng nhiệt trên các khán đài tại V-League sẽ lôi cuốn khán giả truyền hình.

Đề án đã có trong tay VFF từ lâu nhưng Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết: “Bộ phận điều hành là Ban Thư ký VFF đang xem xét và sẽ đưa ra hội nghị ban chấp hành để bàn luận”.
Theo đề án này, AVG sẽ mua đứt bản quyền truyền hình V-League trong vòng 20 năm và độc quyền nắm giữ bản quyền tất cả các trận đấu trong 20 mùa giải. AVG cũng có toàn quyền trong việc phân phối lại bản quyền cho các đài truyền hình, đài phát thanh trên toàn quốc, thậm chí nước ngoài nếu có đối tác muốn mua.
Ông Nguyễn Trọng Hỷ nói: “Cái lợi trước tiên có thể nhìn thấy là VFF và các CLB sẽ tăng được nguồn thu. Nếu hợp đồng được ký kết thì VFF và các CLB có thể có được một số tiền lớn thay vì như hiện nay, khi bản quyền truyền hình V-League bán rất rẻ”. Mùa V-League 2010, nguồn thu từ bản quyền truyền hình V-League chỉ là 4 tỉ đồng, trong khi đó nếu bán cho AVG, số tiền có thể gần gấp đôi.
Theo ông Hỷ, vấn đề bây giờ là phải bàn rất chi tiết về tỉ lệ tiền bản quyền mà VFF và các CLB sẽ được hưởng. AVG cũng sẽ phải giải trình và cam kết nhiều vấn đề: Quảng bá giải đấu, liên kết với đài truyền hình...
Nguyên tắc VFF đặt ra là V-League phải được quảng bá rộng rãi hơn, phục vụ đông đảo người xem hơn trước khi quyết định “bán đứt” toàn bộ giải đấu. V-League thay vì chỉ được truyền trực tiếp 2 hoặc 4 trận đấu mỗi vòng như hiện nay, có thể được truyền cả 7 cặp đấu, tạo ra sức nóng và sự hấp dẫn cho giải.
Tuy nhiên, quãng thời gian mà AVG muốn mua bản quyền lại khá dài, lên tới 20 năm, vì thế VFF cũng đang phải cân nhắc kỹ để không “bán hớ”. Ông Hỷ khẳng định: “Thường trực VFF đã xác định phải gạt bỏ “tư duy nhiệm kỳ”.
Nếu có lợi cho tất cả các bên thì nên làm vì V-League bây giờ cũng rất cần được quảng bá rộng rãi”. Nếu mọi việc thuận lợi, ngay từ mùa giải 2011, V-League sẽ do AVG độc quyền nắm giữ bản quyền truyền hình.
Các đài truyền hình lớn như VTV, VTC chưa có phản ứng gì về vấn đề này, tuy nhiên quan điểm của họ là phải thận trọng. Ông Vũ Quang Huy, Phó Giám đốc Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, cho biết: “Vụ việc có một đối tác độc quyền Giải Ngoại hạng Anh sau đó bán độc quyền cho một nhà đài vừa rồi vẫn để lại những ảnh hưởng rất xấu. Nếu không thận trọng có thể chuyện đó sẽ lặp lại”.

AVG không sợ lỗ

Động thái của AVG khiến khá nhiều người bất ngờ, trong đó có các nhà lãnh đạo VFF. Nhiều ý kiến cho rằng AVG mạo hiểm vì rất khó có lãi nếu “đầu tư” vào bản quyền truyền hình V-League. Giải đấu này vẫn còn một số mặt hạn chế, như khán giả quá khích, bạo lực sân cỏ và những nghi ngờ về liên minh giữa một số đội để “cứu nhau”, đặc biệt vào cuối mùa. Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vũ, Tổng Giám đốc AVG, khá tự tin: “V-League ngày càng hấp dẫn. Chúng tôi tin tưởng vào tương lai của giải đấu này và bóng đá VN”.

Theo NLĐ

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,