Nói "không" với tiêu cực: C14 đề nghị VFF làm gì?

Cập nhật lúc 17:51, 22/04/2010 (GMT+7)

- Bạo lực đang ngày càng lan tràn ở V-League, giải hạng Nhất. Tiêu cực trong BĐVN vẫn đang âm ỉ hoành hành... Đó là lý do buộc VFF phải đứng ra tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp cùng C14 về phòng chống tiêu cực trong các hoạt động bóng đá.

>> Chơi xấu, Benicio (HN T&T) bị treo giò 2 trận
>> Tiếp vụ PV bị hành hung: Nam Định quyết không xin lỗi
>> Vụ phóng viên bị hành hung: VFF muốn ’đóng cửa bảo nhau’
>> Vụ PV bị hành hung: VFF xác nhận ’có’
>> VFF họp để xem lại vụ phóng viên bị hành hung
>> Sân Thiên Trường thoát vụ bị tố hành hung phóng viên
>> Nam Định phủ nhận chuyện hành hung phóng viên
>> Sân Thiên Trường: Trọng tài đổ máu, phóng viên bị hành hung
>> Sân Thiên Trường: Chủ nhà thắng & suýt loạn đả

Bạo lực gia tăng, tiêu cực âm ỉ hoành hành...

Trước khi có buổi lễ ký kết quy chế phối hợp hoạt động tiêu cực, trong quá khứ, C14 và VFF cũng đã có sự kết hợp với nhau để phanh phui một số vụ án tiêu cực đã trở thành đỉnh điểm trong BĐVN, đó là vụ án bán độ liên quan đến 7 tuyển thủ U-23 tại SEA Games 23 năm 2005, SLNA mua chức VĐ năm 2001 hay các hành vi tiêu cực của một số trọng tài...

Quốc Vượng và các cầu thủ khác liên quan đến vụ án bán độ tại toà

Các cầu thủ liên quan đến hành vi bán độ tại SEA Games 23 năm 2005 đã rút ra được nhiều bài học. Ảnh: CTV

Nhờ sự mạnh mẽ, quyết liệt trong xử lý của các cơ quan có trách nhiệm, bẵng đi một thời gian, các dấu hiệu tiêu cực trong BĐVN, cả ở cấp độ đội tuyển QG lẫn CLB tạm thời lắng xuống.

Tuy nhiên, những hoạt động chìm trong bóng tối vẫn còn, song song với đó là các hành vi bạo lực đang ngày càng bùng phát.

Liên tiếp trong thời gian qua, các trận đấu tại V-League đã xảy ra hàng loạt các sự cố, liên quan đến đủ mọi thành viên tham gia giải đấu.

Từ chuyện tiền đạo Công Vinh vái lạy trọng tài phải nhận án kỷ luật, khán giả phản ứng với trọng tài, cầu thủ đội khách bằng những lời lẽ thiếu văn hóa, ném nhiều chai lọ, vật thể lạ xuống sân cho đến việc phóng viên báo chí bị hành hung, cản trở trong quá trình tác nghiệp.

Chưa hết, còn phải kể đến những hành vi cổ vũ của một số CĐV quá khích, mang bóng dáng của các hooligan nhưng vẫn chưa bị xử lý đến nơi đến chốn. Thực trạng đó khiến cho V-League trở nên nóng hơn bao giờ hết và có nguy cơ vượt qua khỏi tầm kiểm soát của BTC giải, VFF.

Một khía cạnh khác không thể bỏ qua đó là việc các hiện tượng tiêu cực trong bóng đá, cá độ bất hợp pháp đã và đang còn tồn tại.

Không những thế, cá độ bóng đá tại Việt Nam hiện nay đã biến tướng và có những diễn biến phức tạp do được sự hỗ trợ của công nghệ cao.

Đánh giá về những vấn đề nhức nhối nêu trên, Đại tá Hồ Sỹ Tiến- Phó cục trưởng cục C14 nói: "So với các nền bóng đá lớn trên thế giới thì tại Việt Nam, những biểu hiện của tiêu cực chưa phức tạp bằng. Phần lớn các hoạt động tiêu cực của BĐVN hiện tại mới chỉ là tự phát, chưa chịu sự chi phối, thao túng của các tổ chức cá độ.

Tuy nhiên, do những mối quan hệ tình cảm, đã có hiện tượng một số CLB nhường nhịn, xin- cho điểm, ý thức của một bộ phận cầu thủ là chưa chuyên nghiệp.

Thiệt hại khi có tiêu cực là khán giả sẽ không đến sân, niềm tin của người hâm mộ không còn cao và BĐVN vì thế không thể phát triển được. Chính vì thế, cần phải chống tiêu cực triệt để để các hoạt động thể thao nói chung, bóng đá nói riêng phát triển lành mạnh, tốt hơn nữa.

Ngành công an chúng tôi đang rất trăn trở triển khai các biện pháp điều tra, xử lý nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn".

Đại tá Hồ Sỹ Tiến nhận định, hiện nay giữa một số BTC sân, cầu thủ, khán giả hâm mộ, trọng tài, còn xảy ra xung đột.

C14 khuyến cáo VFF phải xử lý nghiêm khắc với các hành vi bạo lực, tiêu cực, nếu xử lý không chính xác sẽ gây dư luận không tốt như thời gian qua.

Trong trường hợp bạo lực, va chạm trên sân hay ngoài sân nhưng gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh chung thì nhất thiết phải xử lý bằng các biện pháp hình sự, tránh tình trạng xử lý thiếu kiên quyết như vừa qua.

Công Vinh. Ảnh: V.S.I

Nhưng tiêu cực trong BĐ không chỉ có bán độ. Ảnh: V.S.I

C14 đề nghị VFF làm gì?

Thay mặt lãnh đạo C14, Cục phó, Đại tá Hồ Sỹ Tiến đề nghị VFF phải tuyên truyền giáo dục trọng tài, cầu thủ, HLV, những nguyên nhân gây ra xung đột. Yêu cầu họ phải ý thức hơn khi tham gia thi đấu.

C14 cũng đề nghị VFF phải thường xuyên trao đổi thông tin trước khi đưa ra các quyết định xử lý kỷ luật cho đúng đắn.

Với những nghi vấn thì cần phối hợp với cơ quan công an để xác minh, xử lý vi phạm theo đúng quy định, không nên xử lý nóng vội, chưa đạt được sự đồng thuận của các bên nhưng một số trường hợp mới đây.

Về các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa bạo lực, C14 khuyến cáo BTC các sân cần bố trí lực lượng làm công tác bảo vệ, phối hợp với BTC giải để xử lý nghiêm các hành vi trên sân cỏ.

VFF, BTC giải phải cùng nhau phối hợp để nhắc nhở trọng tài, cầu thủ. Đối với một số sân mà hiện tượng vi phạm đã trở thành quá trình lâu dài, từng bị xử lý hành chính nhiều lần nhưng vẫn tái diễn thì phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát với các khán giả trước khi vào sân.

Thậm chí, cần áp dụng những quy định nghiêm khắc như cấm khán giả đến sân. Và để đánh giá hành vi phản ứng của khán giả thì VFF nên căn cứ vào hậu quả xảy ra, để xem chỉ cần xử lý hành chính hay phối hợp với công an tiến hành xử lý hình sự.

Liên quan đến việc chống tiêu cực, dự kiến trong tháng 6 tới, Bộ công an sẽ trình Chính phủ đề án đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc, nếu được thông qua thì sẽ đưa vào chương trình phòng chống tội phạm QG. Từ đó tiến tới thành lập các trung tâm cá độ hợp pháp trong tương lai.

Với những biện pháp nêu trên, có thể thấy rằng, VFF cũng như C14 đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề chống tiêu cực trong bóng đá.

Thế nhưng, để có thể ngăn ngừa ở mức cao nhất tiêu cực thì chỉ riêng nỗ lực của các cơ quan có trách nhiệm như vậy thôi là chưa đủ.

  • Chí Lâm

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác