Petro VietNam Gas 2010:
Ngoại binh "đe dọa" hàng nội
Cập nhật lúc 05:51, 29/01/2010 (GMT+7)
- Số ngoại binh, cầu thủ nhập tịch đủ điều kiện thi đấu tại GĐ 1 của 14 CLB dự V-League lên tới 85. Và con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên khi mùa giải 2010 bước vào giai đoạn lượt về. Có đội bóng sẽ ra sân với hơn nửa đội hình là cầu thủ nói tiếng nước ngoài.
Theo tiết lộ mới đây của Chủ tịch VFF, Nguyễn Trọng Hỷ, có rất nhiều CLB xin nhập quốc tịch cho 4, 5 cầu thủ.
Hiện tại, còn 11 hồ sơ xin nhập quốc tịch cho cầu thủ ngoại đang trình Chủ tịch nước, chờ ký.
Nếu tất cả những trường hợp nhập quốc tịch này đều được thông qua thì có CLB sẽ ra sân với nửa đội hình là cầu thủ ngoại.
|
HA.GL lập kỷ lục với 9 cầu thủ ngoại trong đội hình. Ảnh: Nguyễn Hoàng |
Mối lo ngại đó của ông Hỷ không phải là thiếu cơ sở. Và chẳng phải chờ đợi đến giai đoạn lượt về V-League 2010 mà ngay giai đoạn 1 của mùa giải, khởi tranh vào ngày 31/1, đã có CLB đáp ứng được con số kể trên.
Có thể liệt kê ra đây Lam Sơn Thanh Hóa với 6 cái tên Lima Da Silva, Gilson Da Silva, Tony Kankam, Bongoba Etienne, Lê Rogers, Lê Tostao.
Không tính hai cầu thủ ngoại đã nhập tịch thành công là Lê Rogers và Lê Tostao, đội bóng xứ Thanh còn đủ điều kiện bổ sung thêm một ngoại binh nữa.
Hay như HP.HN với Justin Ritter Myers, John Krause, Eduardo H. Furrier, Anjembe Timothy, Kleber J.Dos Santos, Phan Lê Issac, Trần Lê Martin.
HA.GL có Uwanaka I. Chimezie, Lee The Anh Nguyen, Evaldo R. Goncaves, Dzigba B. Mawusi, Michal Silhavy, Đoàn Văn Sakda, Đoàn Toledo, Đoàn Văn Nirut, Đoàn Marcelo.
XM the Vissai Ninh Bình với Đinh Hoàng La, Laerte R.A. Junio, Rodrigo Mota Farias, Gustavo D.S. Dourado, Joao Marcelo Da Silva, Raphael S. Rodrigues.
Cá biệt một vài đội bóng thường không được biết đến nhiều trong trào lưu chiêu mộ và nhập tịch cho cầu thủ ngoại như SLNA cũng không chịu kém cạnh với Stojakovic Nenad, Mitrovic Dalibor, Rajko Vidovic, Mauro, Lê Hoàng Phát Thierry, Nguyễn Hoàng Helio, Goran Brasnic.
XM.HP tất nhiên cũng là CLB phải được nhắc đến với lượng cầu thủ ngoại và ngoại binh nhập tịch đáng kể John Wole, Wilians D.O. Santos, Đặng Văn Robert, Ekpe Aniekan Okon, Lazaro De Souza, Leandro D.O Da Luz, Đinh Hoàng Max.
Ngoại binh tràn ngập V-League sẽ tác động đến chất lượng các trận đấu khiến cho chất lượng chuyên môn, trình độ của các đội bóng được nâng lên.
|
Filip Madjovski (26) tân binh của ĐT.LA và V-League. Ảnh: Quang Liêm |
Nhưng đi kèm với đó, cơ hội được thi đấu của cầu thủ nội sẽ ngày càng ít đi.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nhiệm vụ tìm kiếm lực lượng cho ĐTQG cùng đội U-23 QG của HLV Calisto ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Và có lẽ không dễ để thầy Tô tìm ra những nhân tố mới cho cả hai đội tuyển.
Danh sách cầu thủ ngoại & ngoại binh nhập quốc tịch dự GĐ 1 V-League 2010
Lam Sơn Thanh Hóa: Lima Da Silva, Gilson Da Silva, Tony Kankam, Bongoba Etienne, Lê Rogers, Lê Tostao.
Becamex Bình Dương: Elenildo De Jesus, Philani, Egbo Osita, Amaobi Honest, Molina Gaston Eduardo.
Hòa Phát HN: Justin Ritter Myers, John Krause, Eduardo H. Furrier, Anjembe Timothy, Kleber J.Dos Santos, Phan Lê Issac, Trần Lê Martin.
Hà Nội T&T: Kizito S. Lawrence, Cristiano. R. C. Roland, Elokan F.H. Endene, Caue C. M. Benicio, Gonzalo D. Marronkle.
Khatoco Khánh Hòa: Cucic Mladen, Issifu Ansah, Mustapha Essuman, Jonathan Quartey, Agostinho Petronil.
HA.GL: Uwanaka I. Chimezie, Lee The Anh Nguyen, Evaldo R. Goncaves, Dzigba B. Mawusi, Michal Silhavy, Đoàn Văn Sakda, Đoàn Toledo, Đoàn Văn Nirut, Đoàn Marcelo.
Megastar Nam Định: Amawd Nsemn, Philip Qnyeky Okoro, Gasparrd Yelleduor, Lawson Adtebu, Chinedu Nweze.
TĐCS Đồng Tháp: Olushola O. Aganun, Samson Kayode, Sunday Chibuike Jbeji, Felix Gbenga Ajala, Adesope Hammed.
XM the Vissai Ninh Bình: Đinh Hoàng La, Laerte R.A. Junio, Rodrigo Mota Farias, Gustavo D.S. Dourado, Joao Marcelo Da Silva, Raphael S. Rodrigues.
ĐT.LA: Mrwanda Danny David, Bogere Asman, Lý Lâm Wa, Filip Madjovski, Tshamala Kahanga, Antonio Carlos, Phan Văn Santos.
SLNA: Stojakovic Nenad, Mitrovic Dalibor, Rajko Vidovic, Mauro, Lê Hoàng Phát Thierry, Nguyễn Hoàng Helio, Goran Brasnic.
Navibank SG: Opara A. Uzoma, Suleiman, Pinto Da Silva, Martins Trindade, Flavio.
SHB Đà Nẵng: Cesar Paolo Cocchi, Merlo S. Gaston, Wiliams Christopher, Nguyễn Rogerio, Diego Mendez, Nicolas Hernandez.
XM.HP: John Wole, Wilians D.O. Santos, Đặng Văn Robert, Ekpe Aniekan Okon, Lazaro De Souza, Leandro D.O Da Luz, Đinh Hoàng Max. |
Ý kiến bạn đọc
Nguyen Hoang, AUS, 20:54, 30/01/2010
Tại sao tác giả bài báo cho là xấu nhỉ? Điều này là tốt cho bóng đá VN. Bóng đá VN sẽ có thêm các cầu thủ VN (100%) chất lượng. Và nếu như các cầu thủ nhập tịch kia chất lượng thì cứ gọi họ vào đội tuyển VN, có gì đâu mà sợ. Họ cũng là công dân VN mà.
Thật là thiển cận khi có ai cho là cầu thủ nhập tịch sẽ là khó cho việc tìm quân cho đội tuyển. Đã là thế kỷ thứ 21 rồi mà vẫn còn có những cái đầu suy nghĩ cố hữu. Thế giới đã lên cung trăng và sang thăm các hành tinh khác rồi. VN cũng nên thay đổi tư duy!
Nguyễn Hạnh Thơm, Vũng Tàu, 20:27, 30/01/2010
Tôi nghĩ, chúng ta không nên phân biệt Ta -Tây, mà quan trọng là ai chơi tốt, ai là người chơi có đạo đức, ai là người mà chúng ta có cơ hội học hỏi, ai là người mang lại lợi ích cho chúng ta, cho đất nước của chúng ta, đó là điều mà tôi quan tâm và có lẽ mọi người cũng có cái nhìn, cái nghĩ như tôi. xin cám ơn.
Hung 27c4, 491 quang ngaui, 18:32, 30/01/2010
Cầu thủ nhập tịch rồi đá ở CLB là bình thường và đa phần là ủng hộ, vấn đề là họ sẽ có quyền tham dự tronng ĐTQG mà nếu chỉ chọn cầu thủ dựa theo chuyên môn thì hỏi thử có bao nhiêu cầu thủ Việt chính gốc trong đội hình chính đây. Xin nói chắc cho các ban sẽ là không có lấy 1 người họa may chỉ để dự bị 1-2 người ý kiến các bác tham gia diễn đàn thế nào ?
Lê Quốc bình, Phuong 17,Quận Bình Thạnh,TPHCM, 12:38, 30/01/2010
Tôi đồng ý với bạn Nguyễn Văn Lang, Đống Đa- Hà Nội "công dân Việt Nam sao lại còn phân biệt "nhập tịch" với "gốc" ? Trong hiến pháp của Việt Nam không có định nghĩa "công dân nhập tịch".
Các bạn thử hỏi "tại sao các CLB lại cho nhập tịch các cầu thủ ngoại? Có phải là tài năng cầu thủ Việt Nam chính gốc quá ít không?Có phải giá cầu thủ nội chất lượng tạm được giá cũng rất cao không?
Theo tôi thì các cầu thủ trong khối ASEAN thì không xem như cầu thủ ngoại . VFF và các vị bảo thủ phân biệt chủng tộc vui lòng đừng phân biệt nữa.
Lê Quốc Bình
Phan Duy, 91 Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM, 10:41, 30/01/2010
Thực ra con số 85 không phải là nhiều. Nếu so với tổng số cầu thủ được đăng kí, và lấy trung bình mỗi đội đăng kí 25 cầu thủ, thì phần trăm cầu thủ không sinh ra ở Việt Nam là 85/(25 * 14) = xấp xỉ 25% (14 đội trong V-League). Còn nếu so với số cẩu thủ được tung ra sân cùng 1 lúc (11 cầu thủ mỗi đội thi đấu trên sân), với quy định hiện tại tối đa 3 cầu thủ không có quốc tịch Việt Nam trên sân trong tổng số 5 người được đăng kí, số phần trăm trên sẽ là (85 - 2*14)/(11*14) = xấp xỉ 37% (2 là chênh lệch giữa 3 người đá chính trong số 5 người đăng kí ở trên). Những con số trên vẫn thấp hơn nhiều so với bên Thái Lan khi vừa rồi họ quyết định cho mỗi đội đưa ra sân 5 cầu thủ nước ngoài. Phần trăm số cầu thủ ngoại trên sân trong mỗi trận ở Thai League sẽ là xấp xỉ 46%. Thêm nữa, chúng ta không có gì phải lo lắng vì 63% vị trí chính thức trên sân vẫn là các cầu thủ sinh ra ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Lang, Đống Đa- Hà Nội, 10:16, 30/01/2010
Đề nghị các bạn đọc kĩ lại bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh! Trong phần mở đầu có ghi rõ về quyền bình đẳng của con người. Đã là con người thì phải đối xử công bằng với nhau, huống hồ cũng là công dân Việt Nam sao lại còn phân biệt "nhập tịch" với "gốc" ? Trong hiến pháp của Việt Nam không có định nghĩa "công dân nhập tịch"! Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, nên nếu những cầu thủ như Hoàng La, Hoàng Max, Kesley,.. lên tuyển cũng là điều bình thường.
Nguyễn Hoangf, Hà Nội, 08:34, 30/01/2010
Điều này chắc chưa hẳn đã là nỗi lo khi ta đưa ra một giải pháp tốt cho việc nhập tịch, mang chất sàng lọc về lứa tuổi, về trình độ và thêm nữa có thể là về hiểu biết văn hoá Việt.
Nhập tịch chi tước đoạt đi vị trí của caầu thủ nội kém chất lượng không có chất cạnh tranh để giành suất đá chính trong đội hình, không có ý và không thể tước đi quyền đá bóng của các cầu thủ có tiềm năng.
Đồng thời với riêng V-Leagues, nó dần dần khẳng định giải đấu đó không những khắc nghiệt mà còn phải là của những người có taâm huyết, sẵn sàng đầu tư cho bóng đá. Với cầu thủ đó là sự đầu tư một cách chuyên cần, với ngưoời quản lý đó là các chính sach đủ mạnh để có được lực lợng chiến đấu tại V-League.
Còn veề một cách nhìn ào đó, chúng ta đã từng gặp những đội bóng gaây tranhcãi về việc cho cầu thủ nhập tịch thi đấu trênđấu trường quốc tế trong màu áo đội tuyển quốc gia, và trong đội hình ra sân của tuyển việt nam đã từng có. Đó là điều bình thường trong thời buổi bây giờ. mọi người đều có quyền lựa chọn và phấn đấu để được lựa chọn cho mình những gì trong khả năng của mình. Pháp luật Việt nam công nhận thế.
Bây giờ không còn chỗ cho những ý kiến thủ cựu, giành chỗ cho mình cho ai đó khôngcó khả năng như cơ chế xin cho. Làm được cạnh tranh lành mạnh thì mới có một nền bóng đá tốt.
Vu Han, Ha giang, 07:11, 30/01/2010
Nhiều bạn vẫn còn tư tưởng phân biệt sắc tộc, người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam là người Việt Nam, được bình đẳng như những công dân Việt Nam. Các bạn hãy xem đội tuyển Pháp có bao nhiêu cầu thủ chính gốc Pháp.
Minh Hiếu , Pleiku, 19:15, 29/01/2010
Danh sách trên đây là đã bao gồm cầu thủ ngoại không nhập tịch đó chứ. Nói chung đây cũng là một cách lách luật của các câu lạc bộ nhằm mục đích đưa về những nhân tố có hiệu quả. Tôi ủng hộ có nhiều cầu thủ ngoại chất lượng vì thực tế là hiện nay giá trị của cầu thủ tốt người Việt gần như quá cao....các đội tuyển có thể sở hữu 1 cầu thủ ngoại đẳng cấp cao hơn với giá rẻ hơn thì tại sao lại mua cầu thủ Việt. Nói vậy để chúng ta thấy là cần phải có nhiều cầu thủ người Việt chất lượng hơn nữa. Còn nếu sợ mất sân chơi cho cầu thủ người Việt thì chúng ta có thể nâng số lượng đội bóng tham gia V_leage, hạnh nhất, hạng 2. Tạo thêm nhiều giải đấu cho cầu thủ trẻ.... Việc ngăn cấm sẽ không làm cho bóng đá Việt Nam phát triển tốt. Ví dụ Ngoại Hạng Anh tuy số lượng cầu thủ ngoại ra sân rất nhiều nhưng đội tuyển Anh vẫn có rất nhiều cầu thủ đẳng cấp cao. Lý do là họ có công tác đào tạo tốt và có nhiều sân chơi cho đội tuyển trẻ.
hung27c4, 491 QUANG NGAI, 18:47, 29/01/2010
Chào các bạn hâm mộ theo tôi việc nhập tịch cho cầu thủ ngoại thì ok nhưng tôi nghĩ một khi cầu thủ ngoại đã nhập quốc tịch VN họ sẽ có quyền thi đấu cho đội tuyển quốc gia vì phần lớn khả năng chuyên môn của họ tốt hơn cầu thủ nội các bạn có suy nghĩ gì khi ĐTVN trong đội hình chính không có một cầu thủ chính gốc Việt nào cả đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bản thân tôi thì sẽ rất buồn mất nhiều hứng thú khi xem ĐTVN thi đấu, tôi thích ĐTVN chỉ toàn cầu thủ Việt chính gốc ( nếu có cầu thủ nhập tịch số lượng cũng đừng vượt quá 1/11) dẫu rằng đá có thể không hay bàng ĐT nhập tịch nhưng tôi tin vẫn sẽ được nhiều người yêu mến hơn. Ý kiến của các bạn như thế nào nhỉ?
Nguyen Hai, hai duong, 18:44, 29/01/2010
Các cầu thủ nội không cạnh tranh được suất đá chính thì bị thải loại là điều hoàn toàn hợp lý. Vấn đề ở đây là các cơ sở đào tạo cầu thủ của các câu lạc bộ quá yếu dẫn đến chất lượng cầu thủ nội kém. Tôi hoàn toàn phản đối việc hạn chế cầu thủ nhập tịch bị hạn chế ra sân. Nhưng sẽ ủng hộ nhiệt tình nếu VFF quy định số cầu thủ được đào tạo tại câu lạc bộ đó có mặt trên sân. Mà điều này thì chắc sẽ có nhiều câu lạc bộ phản đối hơn cả việc hạn chế cầu thủ ngoại đấy chứ
Hung27c4, 491QUANG NGAI, 18:01, 29/01/2010
Cái đáng lo ngại là khi có nhiều cầu thủ nước ngoài nhập quốc tịch VN và khi đã là người có quốc tịch VN họ sẽ được đứng vào hàng ngũ Đội tuyển quốc gia, vì chuyên môn của họ rất tốt nếu HLV cứ căn cứ vào trình độ chuyên môn mà tuyển chọn (điều này là đương nhiên và ưu tiên hàng đầu) thì tôi nghĩ chắc chắn đội tuyển VN không thể có 1 cầu thủ Việt chính gốc ra sânở đội hình chính. Các bạn hâm mộ bóng đá nghĩ sao về vấn đềv này. Cá nhân tôi thì cảm thấy buồn lắm.
Nguyen Huy, Hai Phong, 17:01, 29/01/2010
Nếu như sân chơi VL với ngần ấy cầu thủ ngoại được nhập Quốc Tịch thì bóng đá VN sẽ không còn bản sắc riêng, điều đó đồng nghĩa với cơ hội của các cầu thủ trẻ 100% madein Việt Nam sẽ có ít cơ hội được ra sân, đội tuyển Olimpic và đội tuyển quốc gia VN sẽ khó tìm các cầu thủ có chất lượng hơn và điều đó cũng giải thích VFF có lý do để khống chế cầu thủ ngoại nhập quốc tịch (Trái luật) thay vì việc khống chế đó thì cần có quy chế chặt chẽ hơn với việc nhập tịch cho các cầu thủ ngoại, để chúng ta vừa không phải ban hành những quy định trái luật vừa để bóng đá VN có bản sắc riêng của mình. Các CLB phải chú ý hơn đến đào tạo các tuyến cầu thủ trẻ, chứ không lên làm theo cái cách mì ăn liền như hiện nay. không bền
nguyen113, Thanh Hoa, 16:22, 29/01/2010
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Thanh ky. Vì bất kỳ ai đã nhập quốc tịch Việt nam là người Việt Nam là đứa con của dân tộc Việt nam => sẽ nhận được nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của 1 công dân. Chúng ta ko nên có sự phân biệt này. Tôi nghĩ việc cầu thủ nhập quốc tịch ko phải làm chất lượng cầu thủ nội đi xuống mà đây là động lực để bóng đá Việt Nam thế hệ mới có những bước tiến xa hơn. Đây sẽ là tiền đề để bóng đá Việt Nam vươn ra châu lục.:D
Trang, Vienna, Áo, 15:30, 29/01/2010
Chúng ta gọi những người Việt không cùng dòng máu là "ngoại", là "nhập tịch", như thế có gọi là phân biệt chủng tộc không? Chúng ta lên án các nước lớn là phân biệt chủng tộc, thế mà chúng ta chẳng đang làm điều đấy rõ rành rành đấy à? Người ta đã bỏ quốc tịch của người ta để mang quốc tịch mình rồi mà mình vẫn không công nhận người ta, không cho người ta hòa nhập vào cộng đồng, như thế có...ác quá không? Người Việt mình đi du học ở nước ngoài hay định cư đều được người ta đối xử tốt, nếu họ đối xử không tốt là sứ quán mình phản ứng ngay, vậy mà sao mình lại phân biệt đối xử với người nhập cư như thế? Toàn cầu hóa thì đâu cũng thế thôi
Trần Duy khánh, Hà Nội, 15:07, 29/01/2010
Chất lượng cầu thủ nội từ lâu đã là vấn đề đau đầu của các nhà chuyên môn và sự lo ngại của người hâm mộ. Chúng ta đã có những giải bóng đá trẻ dành cho Nhi đồng, Thiếu niên, U-16, U-22 và đã gặp phải nhiều vấn đề đi kèm. Đó là nuôi dưỡng tài năng và xuất khẩu cầu thủ ra nước ngoài. Vấn đề nuôi dưỡng các tài năng bóng đá trẻ đã được đặt ra từ sau giải nhi đồng năm 1996 nhưng vẫn dậm chân tại chỗ cho tới khi các trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ được thành lập theo hình thức xã hội hoá và phải mất gần thập niên để các em ra sân chuyên nghiệp. Xuất khẩu các cầu thủ ra nước ngoài là một trong những cách tốt nhất để nâng cao trình độ cầu thủ nhưng công tác này không được coi trọng và bằng chứng là số cầu thủ Việt Nam thi đấu ở nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tran Minh Quang, TP HCM, 14:54, 29/01/2010
Các bạn biết tại sao mà cầu thủ ngoại nhập tich không được gọi là nội binh không ? Vì họ khác màu da, thể hình và tài năng, đã là người thì ai cũng như nhau tại sao nhiều nhà báo lại chống đối họ chứ, họ chơi hay hơn các cầu thủ vi VN nhiều !!! Nói thật chứ từ khi chưa có cầu thủ nước ngoài vào VN thi đấu mình chưa bao giờ coi giải bóng đá VN vì cầu thủ VN đá như những đứa trẻ !!! Những nhà báo mà hay phân biệt cầu thủ nội với cầu thủ ngoại nhập tich là vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật với lại phân biệt chủng tộc đó !!!
Thiên Vũ, Đồng nai, 14:47, 29/01/2010
Cầu thủ ngọai được nhập tịch thì có gì đâu mà la làng?. Một khi đã được nhập tịch thì họ nên được đối xử bình đẳng như người VN. Cầu thủ nhập tịch sẽ nâng chất lượng của cầu thủ nội, vì họ phải cạnh tranh ráo riết để có một xuất trong đội hình. Ở Đội tuyển quốc gia và U 23 đừng bỏ phí tài năng của cầu thủ nhập tịch, miễn sao đội tuyển chiến thắng trên đấu trường, cỏn họ có là cầu thủ nội hay nhập tịch đều không thành vấn đề.
Đọc ý kiến thì thấy đa số độc giả ủng hộ giải pháp nhập tịch cầu thủ, chỉ có các ông
lãnh đạo ngồi ở Liên đoàn phản đối thôi. Vậy các ông ấy có cảm thấy mình đang đi ngược thời đại và có bao giờ tự hỏi mình có phải là đại diện cho người hâm mộ bóng đá nước nhà không?.
Luan Nguyen, HCM, 14:43, 29/01/2010
Tại sao ta không biến V-League thành Premier League của khu vực Đông Nam Á ? Trong khối Asean liệu có nước nào hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt như Viêtnam ? Liệu có giải đấu nào hấp hẫn hơn V-league ? Ý kiến của bạn Hai -TpHCM. về việc xuất khẩu cầu thủ rất hay.
Mạnh Linh, Q8 - HCM, 14:40, 29/01/2010
Tôi đồng ý với số đông ý kiến, đừng chỉ nhìn vào hiện tượng nhập tịch của cầu thủ ngoại rồi nghĩ sẽ đe dọa tới nền bóng đá nước nhà, nhập cầu thủ ngoại chúng ta lại được xem giải VLeague chất lượng hơn, bóng đá bây giờ đã là một nghề hái ra tiền vậy chúng ta muốn kiếm tiền bằng nghề đá bóng thì phải nỗ lực cạnh tranh và cống hiến - khập khiễng so sánh nhưng bóng đá Anh, Tây Ban Nha, Pháp... có bao giờ thiếu hảo thủ đâu.
đỗ phục quốc, thai binh, 14:07, 29/01/2010
cần phát huy mọi nguồn lực khi mà hiến pháp và pháp luật đã công nhận 1 người nước ngoài được nhập tịch việt nam họ có quyền và nghĩa vụ của 1 công dân việt nam không có lý do gì không để họ phục vụ tổ qốc việt nam. cần phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy nền bóng đá nước nhà, ko nên để tư tưởng bảo thủ chính trị, tư tưởng cục bộ làm ảnh hưởng đến sự phát triển, để các cầu thủ nội phải biết phấn đấu và cạnh tranh phát trển sòng phẳng với bất kỳ nhân tố ngoài nào.
Phạm Hồng Thanh, Cầu Giấy - Hà Nội, 14:01, 29/01/2010
Chất lượng mà phụ thuộc vào số lượng thì đội tuyển TQ và Ấn Độ mới là mạnh nhất thế giới. Tôi cho rằng mỗi CLB chỉ cần có 3-4 cầu thủ nội gốc Việt chơi tốt thì đã dễ dàng có một đội tuyển quốc gia mạnh rồi. Không hiểu mấy quan chức làm bóng đá có nghĩ đến bóng đá nước nhà không nữa?
bikhoa, 13:34, 29/01/2010
Hãy xem các nước ngoài mà học hỏi; Anh, Tây Ban Nha, Ý,...họ thậm chí có CLB gần như ko có cầu thủ nội; vậy thì bóng đá của họ thế nào. Mấy ông tư tưởng thủ cựu.
Võ Thanh Hải, Pleiku, Gia Lai, 12:39, 29/01/2010
Tôi nghĩ chúng không nên gọi các cầu thủ nhập tịch VN là cầu thủ ngoại, như vậy chúng ta vẫn còn nạng phân biệt chủng tộc trong xã hội (vi phạm đấy). Còn chuyện nữa là đã cho nhập tịch rồi mà sao ko gọi lên tuyển VN hay U23VN trong khi trình độ và các điều kiện khác của cầu thủ nhập tịch đều rất tốt. các nước có nền bóng đá mạnh như Anh, Pháp, Đức, BĐN còn phải gọi các cầu thủ nhập tịch nên sự thành công của họ rất tốt. ở ĐNA như Singapo thì họ thành công quá lâu rồi mà chúng ta ko học tập cứ còn phân biệt này nọ. Còn chuyện cầu thủ VN chính hiệu có phấn đấu tập luyện hay không là một chuyện; ở gốc độ công bằng mà nói cứ có CMND Việt Nam rồi và có đủ trình độ chuyên môn thì HLV nên gọi vào Tuyển hay U23 thì chúng ta mới thành công được, còn ko thì lâu lắm các bác VFF ạ...
Nguyễn Khánh, Long Biên-Hà Nội, 11:49, 29/01/2010
Xin lỗi bạn Quang Vũ nhưng cách nghĩ của bạn là cách nghĩ của người phân biệt chủng tộc...Đã nhập quốc tịch Việt Nam thì sao còn gọi họ là cầu thủ ngoại???còn việc chọn cầu thủ cho đội tuyển quốc gia thì đó là chuyện của huấn luyện viên.Huấn luyện viên thích gọi ai thì gọi.Nhưng sẽ không ai có quyền không cho họ vào đội tuyển cả...
Tôi nói ví dụ như thế này...Bạn là người Việt Nam sau đó bạn nhập quốc tịch Mỹ chẳng hạn...1 buổi tối bạn dẫn người yêu (hoặc là bố mẹ...) đi ăn nhưng đến nhà hàng nào họ cũng không cho bạn vào chỉ vì bạn kô phải là người gốc Mỹ thì bạn sẽ cảm thấy thế nào??Tất nhiên đây chỉ là 1 ví dụ và sẽ kô thể có trên thực tế bởi vì chẳng ở đâu trên thế giới có cái cách hành xử mang tính phân biệt chủng tộc như bạn cả...
Hoàng Đức Hùng, Viettel, 11:36, 29/01/2010
Xem ĐT Việt Nam thi đấu tại Vòng loại Asian cup đã thấy rõ trình độ của Bóng đá Việt Nam còn cách quá xa so với các đội bóng tầm trung ở Châu lục : Trung Quốc, Syria chứ chưa nói đên Nhật Bản, Hàn Quốc...Mục tiêu được tham dự 1 giải đấu bình thường như Asian cúp thật quá xa vời. Tôi rất yêu ĐT Việt Nam, nhìn ĐT bị đối phương chèn ép (chẳng khác gì bị hành hạ) tôi thực sự rất buồn, nhiều lúc tôi ước ao giá như có 3-4 cầu thủ ngoại trên sân thì ĐT VN sẽ có thể thi đấu một cách xòng phẳng. Tư tưởng của BLĐ VFF thật quá lạc hậu, hãy nhìn đến các đội bóng hàng đầu thế giới như Đức, Pháp,Ý...Có mấy đội không có cầu thủ ngoại trên sân? Chỉ cần họ là công dân Việt Nam, đá hết mình cho màu cờ sắc áo của ĐT thì không có lý do gì lại không cho họ cơ hội. Còn hơn cho những cầu thủ đã không còn tâm huyết như Dương Hồng Sơn vụ làm mất hộ chiếu (thật khó để cho đó là vô tình) khoác áo ĐT.
-- Đ Hùng-------
Thanh Ky, Q 3 - TPHCM, 10:25, 29/01/2010
Tựa bài báo đã không chính xác rồi. Cầu thủ nhập tịch là cầu thủ Việt Nam, là cầu thủ nội bất kể anh có nguồn gốc từ đâu. Theo tôi nghĩ từ nay không nên phân biệt nữa mà chỉ tồn tại 2 giới cầu thủ: cầu thủ nội và cầu thủ ngoại.
Hai, TPHCM, 09:15, 29/01/2010
Để cân bằng nhập thì ta phải xuất. VFF, các CLB cứ sợ nhập nhiều nhưng chẳng mấy ai nghĩ đến phương án xuất khẩu cầu thủ để tạo thêm sân chơi, chỗ đứng cho các cầu thủ gốc Việt.
Những giải đấu châu Âu thìcó lẽ quá sức, nhưng những giải châu Á, những nước lân cận có nền bóng đá mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật thì trình độ tuyển thủ quốc gia của VN có khả năng với tới nếu cố gắng và nếu đội tuyền có nhiều cơ hội để "chào hàng". Thấp hơn chút thì Thái Lan hay Singapore có nền bóng đá vừa phải, không phải là không đủ sức với các cầu thủ tốt của VN.
VFF nên đi đầu, giúp đỡ tạo điều kiện đề các CLB trong nước xuất khẩu cầu thủ thì bóng đá nước nhà mới phát triển nhanh được. Chỉ nhập mà không xuất thì khác nào chỉ mua mà không bán, nhưng thế thì tiền lời có bao nhiêu ?
Quang Vũ, Cần Thơ, 09:13, 29/01/2010
Theo tôi nghĩ, những thành công của đội tuyển quốc gia trong những năm vừa qua có công đóng góp rất lớn của các cầu thủ ngoại. Việc thường xuyên được thi đấu với các cầu thủ ngoại có thể hình, thể lực và kỹ thuật tốt giúp cho các cầu thủ nội nâng cao kỹ thuật thi đấu, được học hỏi nhiều kinh nghiệm, có ý thức phấn đấu nhiều hơn để được suất thi đấu chính thức. Chúng ta đừng lo lắng việc có nhiều cầu thủ ngoại sẽ làm cho cầu thủ nội mất cơ hội thi đấu, thà có ít cầu thủ được thi đấu, nhưng họ được rèn luyện trong một môi trường tốt thì sẽ tạo ra được nhiều cầu thủ giỏi nhiều hơn, như thực tế ở một số nước có đội tuyển mạnh như Anh, Tây Ban Nha,...
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng quá nhiều cầu thủ ngoại làm mất đi bản chất của bóng đá nước ta, theo tôi VFF và CLB nên có quy định mỗi cầu lạc bộ chỉ có 5 cầu thủ ngoại là vừa (kể cả cầu thủ ngoại nhập quốc tịch VN). Riêng đối với đội tuyển quốc gia thì chúng ta chỉ nên chọn các cầu thủ ngoại nhập tịch có nguồn gốc là người VN, còn các quốc gia khác thì chúng ta không nên gọi vào đội tuyển.
Fan chelsea, 09:11, 29/01/2010
Chuyện cầu thủ nhập tịch hay cầu thủ ngoại không quan trọng. Quan trọng người cầm lái cái thuyền đấy muốn thế nào. Chúng ta ngước nhìn lên bảng xếp Hạng FIFA coi xem 10 vị trí dẫn đầu họ có bao nhiêu cầu thủ nhập tịch.Nếu nước Đức cũng như ta phản đối cầu thủ nhập tịch thì họ có một tiền đạo giỏi như Podolsiki không. Hay nước Pháp sẽ ra sao nếu cũng phản đối cầu thủ nhập tịch thì họ có Henry ,Galas hay tượng đài Zindane không. Hay Bồ đào nha Có Deco một cầu thủ gốc Brazil.
Nền bóng đá Việt Nam dường như đang hướng đến cái thứ gọi là Dân tộc chủ nghĩa. Ở đấy người trong đội tuyển phải là người Việt Nam sinh ra lớn lên tại VN. .Nhưng cầu thủ nội vừa thiếu vừa yếu. Chất lượng ở đâu. Ngay trong cuộc bầu chọn Chiếc giày vàng vừa qua thôi nó nói lên tất cả. Kesley Alves một cầu thủ nhập tịch được chiếc giày vàng còn Công vinh anh ở đâu????
Đã bao lứa cầu thủ chúng ta gọi là thế hệ vàng hết lứa này đến lứa khác chúng ta vẫn mơ đến cái Vàng ở ao làng Đông Nam Á, nhưng đã có đâu.Tại sao??? Chúng ta cứ mãi mãi là kẻ đi trước về sau à. Ào ào ở vòng bảng thua 1-0 ở chung kết đến bao giờ nữa đây???? Người hâm mộ cũng chỉ có sức kiên nhẫn có giới hạn.Nếu không bóng đá Việt Nam rất dễ bị người hâm mộ quay lưng lại vì cách làm việc của mình.
Cao Phuong Huy, 08:38, 29/01/2010
Đã nhập tịch thì sao còn gọi là cầu thủ ngoại? Sao chủ đề cầu nhập tịch làm ảnh hưởng xấu đến bóng đá nước nhà cứ liên tục được liên đoàn bóng đá và báo chí nói đến trong khi trong đơn đề nghị nhập tịch thì thành tích của các cầu thủ ngoại và mục đích nhập tịch luôn luôn là "phát triển bóng đá Việt Nam"?. Có điều mâu thuẫn mà ai cũng lảng tránh. Vậy các trường hợp nhập tịch đấy đã thực hiện đúng và nghiêm túc chưa? Nếu chưa, sao báo chí cứ lảng tránh vấn đề đó thế nhỉ? Nếu đúng ư, thế thì để "nhập tịch để phát tiển bóng đá Việt Nam" sao lại còn lo ảnh hưởng xấu?
Nguyễn Đức Quang, Hà Nội, 08:35, 29/01/2010
Thế thì cầu thủ nội mới chịu cố gắng mà vươn lên. Không lại cứ nghĩ mình là nhất. Tôi còn hi vọng các cầu thủ nhập tịch được lên tuyển VN nữa cơ. Vì họ là người đã có quốc tịch Việt Nam rồi thì phải được lên tuyển chứ. Nên tại sao nói là ông Calisto khó tìm người. Nói như vậy là sai. Mà ngược lại là có nhiều lựa chọn hơn mới đúng. Tìm đúng người có khả năng để Bóng đá Việt Nam tiến xa hơn nữa.
keny, 08:22, 29/01/2010
Mình thì hoàn toàn ủng hộ cầu thủ nhập tịch vì nếu họ đã là người VN thì ta nên tạo cơ hội cho họ, nếu họ đá hay thì ta phải thừa nhận và đưa họ vào ĐT, không nên phân biệt đối xử với họ. Đã đến lúc từ bỏ cái suy nghĩ cổ̉ hữu đó đi và chính vì những suy nghĩ như thế đã kiềm hãm sự phát triển bóng đá của chúng ta trong suốt thời gian qua.
Hãy nghĩ giải ngoại hạng Anh, họ đâu có hạn chế cầu thủ nước ngoài nhưng giải ngoại hạng của họ là hấp dẫn nhất hành tinh và nền bóng đá của họ thuộc loại mạnh nhất thế giới, Thái lan cũng đã tăng số cầu thủ ngoại ra sân là 5 người. Cứ nghĩ nếu ta cứ tập cái tạ 5kg hoài mà không nâng lên 10kg thì làm sao ta mạnh được, cũng như cứ đá với đám con nít hoài thì làm sao ta đá hay lên được đúng không?
Tôi hoàn toàn ủng hộ các cầu thủ ngoại và mong rằng VFF sẽ không hạn chế số lượng cầu thủ ngoại ra sân trong tương lai thay vì chỉ 3 người
vu, Hà nội, 08:14, 29/01/2010
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc nhập tịch cho các cầu thủ nước ngoài, tuy nhiên chúng ta cần phải khắt khe hơn nữa trong việc cho nhập tịch. Những cầu thủ nhập tịch cần phải có trình độ chuyên môn nổi bật, còn có thể cống hiến được nhiều năm nữa cho Bóng đá Việt Nam cho các Đội tuyển. Chúng ta cần phải tránh việc nhập tịch tràn lan, chỉ giải quyết được quyền lợi trước mắt của các CLB.
binhluan, Ha Noi, 08:09, 29/01/2010
Tôi thấy việc nhập tịch cầu thủ ngoại làm cho chất lượng giải đấu được cao lên, các cầu thủ nội được trui rèn trong môi trường bóng đá phát triển. Tại sao lại phải cấm việc nhập tịch, tại sao lại phải lo ngoại binh đe dọa hàng nội.
Loc Nguyen, Thái Nguyên, 08:06, 29/01/2010
Tại sao các nhà lãnh đạo và báo giới cứ phải lo về vấn đề cầu thủ nhập tịch nhỉ? Xem giải ngoại hạng Anh và các giải bóng đá hàng đầu thế giới, số cầu thủ "nội" trong đội hình 1 CLB không phải chỉ 1, 2 người đó sao? Và những cầu thủ "nội" như thế đâu có kém cạnh cầu thủ "ngoại" và đội tuyển quốc gia của họ lựa chọn được đều là xuất sắc, Tây Ban Nha hay Anh là ví dụ điển hình.
Vấn đề là các cầu thủ "nội" phấn đấu ra sao để bằng, thậm chí hơn cầu thủ "ngoại" như Công Vinh chẳng hạn. Và tại sao việc gọi các cầu thủ nhập tịch có trình độ vào đội tuyển lại không được quan tâm như việc có bao nhiêu cầu thủ muốn nhập tịch?! Singapore chẳng đã rất thành công trong vấn đề này, tại sao ta không học tập họ?
Trung Hiếu, 07:58, 29/01/2010
Nói thế thôi, chứ nhìn vào danh sách này thì cũng cùng lắm chỉ chục người đáng "chọn mặt gửi vàng" thôi. Chúng ta chỉ cần vài cái tên kiểu như Đinh Hoàng La là OK. Tất nhiên, cầu thủ nội càng phải cố gắng.
Pham Van Duong, TP Vinh, 07:40, 29/01/2010
Sử dụng cầu thủ ngoại là con dao hai lưỡi, giai đoạn đầu các cầu thủ đá hết mình để lấy thương hiệu, giai đoạn 2 trở đi sẽ đòi tăng lương chế độ, gần hết mùa giải bắt đầu làm loạn phá binh để có cơ hội đi đôị bóng khác mời chào và có thu nhập cao hơn. Quân khu 4 và một số đội bóng khác năm 2008; 2009 là một bài học (Hàng nội chất lượng là kể sách lâu dài)
minh, aluoi, 06:16, 29/01/2010
Làm gì mà phải lo lắng đến vấn đề đó, ít nhưng lại chất còn hơn là "đông nhưng không tinh". Đc thi đấu bên cạnh những cầu thủ có trình độ cao hơn mình các cầu thủ khác sẽ tiến bộ rất nhanh, khi đấy đội tuyển quốc gia mới thực sự mạnh. đội bóng chỉ cần 11 cầu thủ chứ có cần 101 cầu thủ đâu?
HT, HCM, 06:11, 29/01/2010
Khi nào vẫn còn coi cầu thủ nhập tịch là cầu thủ ngoại thì khi đó chúng ta vẫn còn nạng phân biệt chủng tộc trong xã hội. Hãy nhớ lời tuyên ngôn độc lập của Bác" mọi người sinh ra đều bình đẳng". Đừng đối xử với người nhập tịch như người ngoài nữa, nên bắt đầu thay đổi từ cách gọi.
Truong Phuoc Vinh, 06:06, 29/01/2010
Đừng quá lo sợ về việc ngoại binh, cái chúng ta cần là một giải đấu thật sự chuyên nghiệp và hấp dẫn...các cầu thủ Việt đã đi vào con đường chuyên nghiệp thì phải cố gắng phấn đấu và tự phát triển mình để có thể giành lấy cơ hội....Nên vui hơn là nên buồn các bạn a
Trần Văn Hòa, Nam Định, 05:19, 29/01/2010
Tôi ủng hộ vấn đề nhập tịch cho cầu thủ - nhưng thiết nghĩ điều kiện nhập tịch nên "Khắt khe" hơn - Cầu thủ nội sẽ phải nỗ lực hơn- không cạnh tranh được tất phải đào thải . Không thể đi ngược quy luật được.