,
221
10768
V-League
vleague/
/thethao/vleague/
1234217
V-League 2009: Thời thế đổi thay
0
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

V-League 2009: Thời thế đổi thay

Cập nhật lúc 13:05, Thứ Ba, 08/09/2009 (GMT+7)
,

- Khi mà mô hình làm bóng đá của HA.GL, ĐT.LA không còn là chuyện mới mẻ, thậm chí những người tiên phong có phần chựng lại, rồi Bình Dương cũng thấy no đủ thì việc Đà Nẵng soán ngôi ở giải năm nay là tất nhiên.

>> XM Hải Phòng mạnh tay thanh lọc lực lượng
>>
SLNA lập cú đúp danh hiệu tháng 8
 
>> Bình Dương, "điểm nóng" trên thị trường chuyển nhượng
>>
HLV Lư Đình Tuấn chia tay TP.HCM

>>
Danh hiệu trọng tài 2009: Người cũ chiếm ưu thế

>>
Đấu play-off: Cả Nam Định & Cần Thơ đều "trụ hạng"

>>
QK4 thoát hiểm, TP.HCM rớt hạng, Nam Định đi play-off
>> Nam Định đi play-off: Pháo đài nứt móng
>> Cần Thơ đi play-off, Sài Gòn Utd xuống hạng


BÀI 1: THỜI THẾ ĐỔI THAY

Đã qua rồi cái thời Gỗ và Gạch thay nhau thống trị với những danh hiệu vô địch liên tiếp, V-League 2009 ghi nhận một sự chuyển giao quyền lực với cái tên mới SHB Đà Nẵng. Đi kèm với đó là sự thăng tiến của T&T HN.

Thể Thao VietNamNet khởi đăng mạch bài về "cuộc đua" của những cái tên đình đám làm bóng đá thời doanh nghiệp, được và mất. Những khoản đầu tư không mang lại hiệu quả? Lý do ở đâu? Mô hình nào là tối ưu hơn cả... 

HA.GL& ĐT.LA- Một thời đã xa...

Là những ứng cử viên vô địch hàng đầu nhưng hãy nhìn xem,  HA.GL và  ĐT.LA  đã kết thúc mùa giải 2009 như thế nào. Nếu như HA.GL chỉ nhờ sự dốc sức ở ba vòng đấu cuối cùng mới leo lên được vị trí thứ 6 thì ĐT.LA còn "thảm" hơn thế nhiều.

Hạng 10, với chỉ vỏn vẹn 1 điểm nhiều hơn QK4, đội đã may mắn trụ được hạng nhờ  chiến thắng bất ngờ đến khó tin trước Khatoco Khánh Hoà ngay tại Nha Trang, ĐT.LA đã trải qua một muà giải đáng quên hơn là nhớ.

HA.GL - Bình Dương.Ảnh:Quốc An

 HA.GL (giữa) và ĐT.LA không còn là chính mình Ảnh: Quốc An

Cả HA.GL và ĐT.LA đều có một điểm chung là thất bại nhưng nếu theo dõi diễn biến của V-League 2009 thì có thể thấy, ở đó không có sự bất công hay bất ngờ nào cả.

Đơn giản, kết quả đó phản ánh đúng thực tế những gì mà các cầu thủ ĐT.LA và HA.GL đã thể hiện.

Không kém các đối thủ cạnh tranh về tên tuổi của từng cá nhân cụ thể trong đội hình nhưng xét trên khía cạnh tập thể, lối chơi đã gây dựng thì HA.GL và ĐT.LA chưa đủ sức để bứt lên.

Nói gì thì nói, HA.GL và ĐT.LA vẫn là những đội bóng có tên tuổi. Tiếc thay, đó chỉ là danh tiếng bề ngoài, vầng hào quang từ quá khứ dọi lại.

Còn ở thời điểm hiện nay, trên thực tế, họ chỉ còn là cái bóng của chính mình và tất nhiên, việc phải nhường ngôi cho một SHB Đà Nẵng giàu thực lực và tham vọng hơn, âu cũng là một kết quả hợp lý.

Tất nhiên, với người tham vọng, không từ bỏ như bầu Đức, bóng đá phố Núi sẽ trở lại nhưng cụ thể là khi nào thì chưa ai biết chắc khi bóng đá doanh nghiệp thời nay đang có những cạnh tranh khốc liệt.

Không có tiền thì khó mà làm bóng đá nhưng tiền bạc không đồng nghĩa với thành công mà còn ở vấn đề con người, sự tính toán khôn ngoan của cả một bộ máy cùng khát vọng chơi bóng đích thực.

Và "mối tình"ngắn ngủi giữa  XM Hải Phòng và  Denilson

Ba tháng hợp đồng, ba tuần để chờ đợi nhưng cuối cùng, người hâm mộ chỉ có cơ may được chứng kiến tiền đạo Denilson thi đấu duy nhất một trận.

XM.HP - HA.G - Denilson. Ảnh: Nguyễn Hoàng

XM Hải Phòng được nhiều mất cũng lắm từ thương vụ Denilson (phải) Ảnh: Nguyễn Hoàng

Trong 51 phút có mặt trên sân ở trận đấu đó, ngôi sao của đội tuyển Brazil tại World  Cup 2002 đã kịp để lại dấu ấn bằng một bàn thắng đến sau tình huống đá phạt kỹ thuật bằng chân trái.

Tuy nhiên, nếu so với sự kỳ vọng, khoản đầu tư tổng cộng lên tới gần 10 tỷ đồng để có được chữ ký của Denilson trong bản hợp đồng thì những gì chân sút đến từ xứ sở Samba đã mang lại chỉ như muối bỏ biển.

Ngày Denilson và XM Hải Phòng thống nhất thanh lý hợp đồng trước thời hạn, đã có không ít người "sốc" vì sự ra đi quá đột ngột của anh nhưng ngẫm lại mới thấy, đây là chuyện kiểu gì rồi cũng sẽ đến.

Trong khi đội bóng đất Cảng không thể chờ đợi vào những đóng góp của Denilson theo kiểu "phát nổ, phát xịt" vì đã mang trên mình đủ loại chấn thương thì ngược lại, cầu thủ này không muốn mạo hiểm đánh đổi đôi chân pha lê và cả sự nghiệp của mình tại V-League.

Trở lại Brazil rồi mà Denilson vẫn "kinh hoàng" nhắc lại cảm nhận của mình về bóng đá Việt Nam: V-League quá bạo lực.

XM Hải Phòng đã thành công với việc đánh bóng thương hiệu qua tên tuổi Denilson nhưng khi tính đến yếu tố chuyên môn thì hạng 7 chung cuộc rõ ràng là một thất bại.

Phần thưởng xứng đáng cho  SHB Đà Nẵng

Nếu hỏi ai là ông bầu thành công nhất tại V-League 2009 thì câu trả lời sẽ được mọi người nhanh chóng đưa ra: bầu Hiển.

Điều đó thì quá rõ rồi, SHB Đà Nẵng vô địch còn T&T HN dẫu chỉ là một tân binh nhưng cũng kịp về đích ở vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng chung cuộc.

Đà Nẵng. Ảnh: Bảo Nghi

Thầy, trò HLV Lê Huỳnh Đức vượt qua sự thách thức từ các đối thủ nhờ duy trì được sự ổn định Ảnh: Bảo Nghi

Trong sự thành công của hai đội bóng này, yếu tố vùng miền chắc chắn không được đề cập đến, dấu ấn từ sự quản lý, lãnh đạo của các Sở VH-TT-DL trực thuộc cũng nhạt nhoà.

Tất cả gần như chỉ gói gọn trong một chữ "tiền" của ông bầu chịu chi và máu làm bóng đá như bầu Hiển.

Tất nhiên, chi tiền theo cách của bầu Hiển không phải là ném qua cửa sổ mà đầu tư có trọng điểm. Ông cũng có kiểu xây dựng đội bóng theo mô hình rất chuyên nghiệp.

Sẵn sàng chi bộn tiền, vung tay thưởng nhưng không khi nào can thiệp quá sâu vào chuyên môn mà nhường phần công việc này cho đúng người, các HLV trẻ có thực tài như Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng.

Thế nên SHB Đà Nẵng và phần nào đó là T&T HN mới có một mùa bóng được đánh giá là thành công, có sự kết hợp hài hoà giữa thành tích chuyên môn và xây dựng, phát triển thương hiệu.

Trong đó, riêng trường hợp SHB Đà Nẵng cũng đáng để coi là hình mẫu cho rất nhiều đội bóng khác học tập.

Ngoài một ông bầu có tiềm lực tài chính lại mạnh dạn, quyết tâm, đội bóng sông Hàn còn sở hữu một đội hình đồng đều, đoàn kết và đạt đến độ chín.

Sự kết hợp giữa đội ngũ ngoại binh có chất lượng và tập thể nội đoàn kết, tất cả cùng nhìn về một hướng đã tạo nên SHB Đà Nẵng mạnh mẽ, ổn định suốt một thời gian dài.

Hội đủ tất cả các yếu tố đó, việc SHB Đà Nẵng tiếm ngôi HA.GL, ĐT.LA, Becamex Bình Dương để đăng quang ngôi vô địch

Bóng đá DN ở V-League 2009 không sa sút nhưng có điểm khác biệt là các tên tuổi cũ không còn thống trị, thay vào đó là những gương mặt mới mà điển hình chính là SHB Đà Nẵng.

  • Chí Lâm
     
    BÀI 2: HA.GL - BAO GIỜ TRỞ LẠI LÀ... TIÊN PHONG?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
var r = "vietnamnet"; if (document.referrer) { r = escape(document.referrer); } document.getElementById("stat_img").setAttribute("src", stats_src.replace("_referrer_", r));