,
221
10683
World Cup 2010>Thư nam phi
thunamphi
/thethao/thunamphi/
1286170
Ghi chép: Một góc nhìn khác về châu Phi
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Ghi chép: Một góc nhìn khác về châu Phi

Cập nhật lúc 15:52, Thứ Hai, 14/06/2010 (GMT+7)
,

- Pretoria được biết đến như một thủ đô hành chính mang dáng dấp cổ kính và tĩnh lặng. Tuy nhiên, với sự hiện diện của trái bóng World Cup 2010, nơi đây trở nên sôi động, cuồng nhiệt đến từ CĐV và các đội bóng.

>> Thư Nam Phi: Vé giả, khán đài trống & sự cố...

SVĐ Loftus Versfeld nằm ngay trường mà tôi đang theo học, Đại học Pretoria. Trận đấu đầu tiên ở sân này là cuộc so tài giữa Serbia và Ghana. Tôi đến sân từ 1 giờ trưa mặc dù đến 4 giờ chiều trận đấu mới diễn ra, do được bạn bè cảnh báo về vấn đề an ninh cũng như tình trạng giao thông.

Bóng đá và những khối màu

Trên đường vào sân, hình ảnh những CĐV mang áo, cờ, khăn, khẩu hiệu và vẽ mặt với lá cờ Ghana cũng như sắc màu đặc trưng của quốc gia này trần ngập mọi ngả đường.

Hoàng Hiếu - ngày 1
Họ cùng nhau chụp hình rất thân thiện

Dù đã hình dung trước không khí này nhưng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng vì sự hâm mộ, cuồng nhiệt và hòa mình của các CĐV ở châu lục này. Họ mang đến World Cup những điệu nhảy, những câu hát và thậm chí cả sức mạnh khi họ thổi Vuvuzela

 

Qua mùa hè Nam Phi, người hâm mộ trên toàn thế giới đều đã biết Vuvuzela là một loại nhạc cụ khá phổ biến ở miền Nam châu Phi, nhưng không phải ai cũng biết ngoài chức năng là một nhạc cụ mang đậm chất văn hóa, Vuvuzela còn thể hiện sức mạnh của người đàn ông châu Phi.

CĐV đến từ châu Phi không còn có đặc quyền khi sử dụng Vuvuzela, một CĐV nữ của đội tuyển Serbia cũng không kém cạnh khi sở hữu tận 2 chiếc kèn này.

Hoàng Hiếu - ngày 1
Cô gái Serbia này sở hữu đến 2 cái kèn vuvuzela!

Đi sâu vào trong khu vực soát vé, tôi dần cảm nhận rõ hơn không khí bóng đá đang diễn ra. Môt không khí không chỉ thể hiện sự quyết tâm thi đấu của các độ bóng, sự cuồng nhiệt của các CĐV mà còn ở sự xích lại gần nhau của những CĐV mà chỉ ít phút nữa thôi họ sẽ cổ động cho hai đội bóng ở hai bên chiến tuyến.

 

Sự quan trọng và khốc liệt của giải đấu bóng đá lớn nhất thế giới không làm ảnh hưởng đến niềm vui của các CĐV, họ hồ hởi và thoái mái chụp ảnh cùng nhau.

Vào trong sân, tôi nhận ra, có nhiều CĐV đã ngồi yên vị. Đa số là các cổ động viện Ghana, rồi một số CĐV của đội tuyển Serbia và không thể thiếu các CĐV của nước chủ nhà Nam Phi. Một sự kiện thể thao lớn đang diễn ra trên đất nước, CĐV của Nam Phi cũng không bỏ lỡ cơ hội này khi đến xem cả những trận đấu không có đội tuyển của họ.

Hoàng Hiếu - ngày 1
Lá cờ Ghana và Nam Phi đều được phất lên trên khán đài

Một CĐV đến từ Congo tự vẽ chiếc pa-nô mặc dù đội tuyển của anh chàng này không có mặt tại World Cup 2010.

Giá trị của sự đoàn kết

Nam Phi đã từng được biết đến với nạn phân biệt chủng tộc và cũng không ai không biết đến cựu tổng thống Nelson Mandela là người có công lớn xóa bỏ chế độ A-pác-thai tồn tại bao nhiêu năm ở Nam Phi. Tuy vậy ngày nay người ta vẫn luôn hồ nghi về sự cách biệt giữa người da trắng và da đen ở châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng.

Nhưng những gì tôi thấy ở nơi ồn ào và náo nhiệt trong sân đấu này thì sự hồ nghi này dường như đã không còn đúng nữa. Không còn khoảng cách nào giữa những người da đen và da trắng nơi đây.

Thực sự bất ngờ khi tôi thấy rất nhiều thanh niên da trắng Nam Phi đến với sự cổ vũ cuồng nhiệt cho đội bóng châu Phi – Ghana.

 

Không chỉ là sự cổ vũ, họ không ngại ngần khi mặc những trang phục của đội tuyển Ghana với những cái tên như Michael Essien hay Asamoah.

Hoàng Hiếu - ngày 1
Bóng đá đưa mọi người xích lại gần nhau hơn

Do còn dè dặt, trận đấu diễn ra không thực sự hấp dẫn. Hai đội không tạo ra được nhiều tình huống tiếp cận khung thành, cho đến gần cuối trận, Ghana được hưởng penalty từ tình huống chạm tay của cầu thủ đội bạn.

Trận đấu bóng đá giống như một bản nhạc, có những cung bậc trầm bổng khác nhau và chính những cung bậc đó đã thử thách sự “cứng rắn” của các CĐV khi họ không dám nhìn xuống sân đấu khi đội nhà chuẩn bị thực hiện quả đá luân lưu.

Hoàng Hiếu - ngày 1
Có những CĐV Ghana không dám nhìn đội nhà thực hiện quả phạt đền

SVĐ như vỡ òa khi mành lưới của Serbia rung lên sau cú sút quyết đoán, tất cả các CĐV đều tung hô ăn mừng, trong đó có cả những người trẻ, người già, cả da đen và da trắng.

Tôi cũng cảm thấy phấn chấn khi trận đấu được khai thông bế tắc mặc dù trước đó tôi phần nào muốn cổ vũ cho Serbia với các cầu thủ nổi danh như Dejan Stankovic hay Ivanovic.

Trong lúc đó, tôi cũng kịp ghi lại được những khoảng khắc buồn bã pha chút bất ngờ của các CĐV Serbia lạc lõng nơi khán đài.

Dường như họ vẫn không tin vào sự phán quyết của trọng tài, nhưng bóng đá là thế, có người thắng kẻ bại. Nhưng dù ai thắng, ai thua thì cả hai đội thực sự đều đã rất thành công khi có mặt tại World Cup 2010 lần này.

Hoàng Hiếu - ngày 1
Một CĐV Serbia vẫn chưa khỏi ngỡ ngàng khi trọng tài chỉ tay vào chấm phạt đền

Trên đường về, dựa lưng vào ghế xe để tận hưởng một chút thư giãn, tôi chợt hình dung về Việt Nam. Hi vọng một ngày nào đó tôi được theo dõi đội tuyển nước nhà thi đấu tại World Cup hay chúng ta được vinh dự tổ chức một kì World Cup như thế này.

 

Hi vọng vẫn là hi vọng, có vẻ xa xôi nhưng tôi vẫn rất tin tưởng, tin tưởng về những gì mà bóng đá mang lại, tin tưởng điều đó sẽ thành hiện thực.

 

Một chút ghen tị nổi lên khi nhớ ra cậu bạn đi theo tôi ngày hôm nay đến từ Hàn Quốc, quốc gia chủ nhà của World Cup 2002, họ cũng đã có rất nhiều lần tham dự World Cup và thi đấu ấn tượng trong trận mở màn.

 
  • Hoàng Mạnh Hiếu (từ Nam Phi)
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,