,
221
10581
Serie A
seriea/
/thethao/seriea/
1215912
Giám đốc thể thao, ngài là ai?
1
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Giám đốc thể thao, ngài là ai?

Cập nhật lúc 20:23, Thứ Tư, 24/06/2009 (GMT+7)
,

- Nếu như tại Anh, HLV là người quyết định chuyển nhượng, thì tại Italia, vấn đề này phụ thuộc vào các Giám đốc Thể thao (Direttore sportivo), nhưng vai trò của họ dường như đang lỗi thời. Ở thời điểm hiện tại, khi thị trường chuyển nhượng đang bắt đầu sôi động thì 4/20 CLB Serie A chưa (hoặc không) bổ nhiệm chức danh Giám đốc thể thao (GĐTT), trong lúc 16 người kia không phải ai cũng làm tốt nhiệm vụ của mình.

4/20 CLB không có GĐTT

Đã qua rồi cái thời mà những vị GĐTT được gọi với tên rất kêu là những "ông vua chuyển nhượng" (Re del mercato), quyết định kế hoạch mua - bán và tình hình tài chính của CLB? 

Không hoàn toàn như thế, nhưng có một điều chắc chắn là chưa bao giờ tiếng nói của các vị GĐTT lại giảm một cách chóng mặt như hiện nay.

Udinese đang hoạt động hiệu quả, cả trên sân cỏ lẫn mua - bán, mà không cần chức danh GĐTT. Ảnh: Getty Images

Trước đây, khi mùa giải kết thúc cũng là lúc các vị GĐTT chạy đôn chạy đáo để làm công việc nặng nhọc của mình. Có thể nói, tương lai của các CLB phụ thuộc rất lớn vào hành động của những vị GĐTT, khi họ quyết định mục tiêu nào nên tăng cường, và ai không còn cần thiết nữa.

Thế nhưng, lúc này đây công việc của những người được gọi là Direttore Sportivo đang nhàn rỗi hơn bao giờ hết. Khi mà chuyên môn của mình bị các vị Chủ tịch, Tổng giám đốc, GĐ điều hành, hay cả GĐ kỹ thuật can thiệp vào một cách rất sâu, không ít GĐTT đang ngồi không ăn lương.

Vì lẽ đó, có đến 4 CLB ở Serie A cho đến nay vẫn chưa đưa ra quyết định bổ nhiệm nhân sự cho chiếc ghế GĐTT đang bỏ trống của mình.

Tại Udinese, công tác chuyển nhượng trước đây được giao cho Pietro Leonardi, người nắm chức danh TGĐ. Tuy nhiên, vài tuần trước, do Leonardi bán đi một trong những ngôi sao sáng nhất đội, Fabio Quagliarella, khiến ông bị sa thải. GĐĐH Gasparin đã kiêm luôn công việc cũ của Leonardi.

Tất cả những công việc liên quan đến chuyển nhượng ở Napoli do một tay GĐĐH Pierpaolo Marino đảm trách. Tại Genoa, Fabrizio Preziosi, GĐĐH và là con trai Chủ tịch Preziosi kiêm luôn nhiệm vụ của một GĐTT. Trong khi đó, các vấn đề mua bán của Catania nằm dưới quyền quản lý của TGĐ Pietro Lo Monaco.

Các CLB Serie A 2009/10 & những GĐTT
CLB GĐTT   CLB GĐTT
Atalanta Carlo Osti Lazio Igli Tare
Bari Giorgio Perinetti Livorno Nelso Ricci
Bologna Fabrizio Salvatori Milan Ariedo Braida
Cagliari Pino Serra Napoli *3
Catania *1 Palermo Walter Sabatini
Chievo Giovanni Sartori Parma Andrea Berta
Fiorentina Pantaleo Corvino Roma Daniele Prade
Genoa *2 Sampdoria Salvatore Asmini
Inter Marco Branca Siena Manuel Gerolin
Juventus Alessio Secco Udinese *4
Ghi chú:
*1: Mọi hoạt động thuộc quyền TGĐ Pietro Lo Monaco
*2: GĐĐH Fabrizio Preziosi
*3: GĐĐH Pierpaolo Marino
*4: GĐĐH Sergio Gasparin

GĐTT, mỗi người mỗi vẻ

Trong 16 CLB hiện đang sử dụng những vị GĐTT, không phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu. Một trong những trường hợp thất bại điển hình nhất là Ariedo Braida ở Milan.

Ở Milan, GĐTT Ariedo Braida (trái), từng được xem là nhân vật có ảnh hưởng thứ hai trên thị trường chuyển nhượng Italia, sau Moggi, chỉ còn là "bù nhìn" của Galliani. Ảnh: acmilan.com

Braida không có tài? Sẽ là sai lầm nếu khẳng định điều đó, bởi ông đã mang về cho Milan những hợp đồng béo bở, chiến lược kinh doanh đầy hợp lý, và từng được xem là nhân vật quyền lực thứ hai ở sân chơi Calciomercato, chỉ sau "Bố già" Luciano Moggi thời hoàn kim với Juve.

Nhưng những can thiệp của Silvio Berlusconi, và sự "lẩm cẩm" của TGĐ Adriano Galliani đã khiến Braida không còn "đất diễn". Trong vài năm trở lại đây, ông chỉ còn là kẻ để bộ đôi Berlusconi - Galliani sai vặt, và mang về cho Milan những hợp đồng "hớ" như Oliveira, Grimi, Senderos.

Khi trở lại từ Serie B, Juventus đã từng đánh tiếng đưa Braida về giữ cương vị GĐTT, nhưng Milan không chấp nhận và "Lão phu nhân" buộc phải đặt niềm tin lên vai của Alessio Secco.

Trong những năm qua, Secco đã mang về cho Juve điều gì? Hai bản hợp đồng đình đám Andrade và Almiron, một nằm viện 2 năm trời và phải thanh lý sớm, còn một bị đẩy đi cho mượn từ năm này sang năm khác. Tiago, Poulsen, Mellberg có khá hơn, nhưng vẫn là thất bại.

Những thất bại liên tiếp của Juve trên thị trường chuyển nhượng, kéo theo thành tích ở Serie A không khả quan như mong đợi, buộc Chủ tịch Cobolli Gigli và TGĐ (kiêm GĐĐH) Jean-Claude Blanc làm việc nhiều hơn. 

Trong cuộc chuyển nhượng Diego, Secco được khen ngợi đã "trưởng thành", nhưng thực tế bộ đôi Gigli - Blanc đã hoàn thành đến 90% công việc.

Ngoài vẻ điển trai, Alessio Secco không giúp được gì nhiều cho Juve. Ảnh: Getty Images

So với Secco và Braida, Marco Branca, GĐTT của Inter, có được tiếng nói rộng hơn trong các vụ chuyển nhượng (dù vẫn bị lệ thuộc). Chính Branca một mình đàm phán để đưa Mourinho về dẫn dắt Inter, trước khi mang tiếp... "Thùng rác vàng" Quaresma đến Giuseppe Meazza.

Cho đến nay, bản hợp đồng tốt nhất mà Branca mang về cho Inter là Ibrahimovic. Khi Juve xuống hạng năm 2006, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thì Ibrahimovic sẽ thành người Milan, thì bất ngờ Branca can thiệp và nẫng chân sút người Thụy Điển trước mũi kình địch.

Nếu phải tìm ra một vị GĐTT có ảnh hưởng lớn nhất Serie A thì chỉ có thể là Pantaleo Corvino. Người từng biến Lecce thành một thế lực trong công tác đào tạo trẻ và "xuất khẩu cầu thủ" đã góp công lớn giúp Fiorentina 2 năm liên tiếp giành vé dự Champions League.

Ở Artemio Franchi, gia đình Chủ tịch Della Valle trao toàn quyền quyết định cho HLV Prandelli và Corvino. Nhờ đó, Fiorentina đang hoạt động đầy hiệu quả, và biến không ít kẻ vô danh thành những hàng hot trên thị trường chuyển nhượng châu Âu, như Felipe Melo hay Kuzmanovic.

Nhưng những trường hợp như Corvino không nhiều, và ảnh hưởng của những "Ông vua chuyển nhượng" tại Serie A đang đi xuống khủng khiếp. Đến một lúc nào đó, chức danh GĐTT sẽ không còn tồn tại trong bóng đá Italia?

Giám đốc thể thao, ngài là ai?

Corvino (phải) là một trong số ít GĐTT thành công ở Serie A hiện nay. Ảnh: AP

Sự khác biệt lớn nhất giữa bóng đá Anh với Italia? Những HLV tại Premier League được xem như một nhà quản lý (manager), quyết định mọi yếu tố chuyên môn, kể cả chuyển nhượng. Nhưng tại Italia, không phải vụ mua - bán nào cũng do HLV quyết định, mà nó thuộc "thẩm quyền" của GĐTT (Direttore Sportivo).

Vì thế, tại Italia đã có hẳn một hệ thống đào tạo những nhà quản lý thể thao. Tính đến nay, có 6 trường đại học hoặc trung tâm lớn tại Italia được cấp phép đào tạo dạng này (ĐH Milano, Bologna, Teramo...).

Những người theo học ngành này sẽ được đào tạo bài bản về kinh tế lẫn thể thao, và được cấp bằng Master. Chi phí để đổi lấy tấm bằng này vào khoảng 2.500 euro. Trong suốt thời gian học là những buổi thực tập không khác mấy so với thực tế, và điểm số được chấm rất kỹ lưỡng.

Do được đào tạo bài bản, và hệ thống thể thao cũng giống như kinh tế, nên tại Italia có không ít những vị có bằng Master kinh tế - thể thao này hoạt động. Theo thống kê, Italia có tổng cộng 577 GĐTT, hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không riêng bóng đá. Con số này chắc chắn sẽ tăng hơn nữa trong tương lai gần.

  • Ngọc Huy

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,