Giới cá độ thao túng bóng đá châu Âu?
- Một trong những vấn đề nổi cộm gần đây của làng bóng đá châu Âu là những bê bối quanh việc bầu chọn quốc gia đăng cai EURO 2010, cùng không ít cáo buộc đã có mua bán trong một số trận đấu ở Champions League. Phải chăng bóng đá châu Âu đang là nạn nhân của cá độ?
Tháng trước, sự kiện Tòa án Đức xét xử những thành viên trong một đường đây mua bán độ và trực tiếp can thiệp vào kết quả các giải bóng đá châu Âu đã gây nên chấn động mạnh đối với làng bóng đá lục địa già.
Sự thiếu trung thực khiến nhiều trận đấu không có khán giả. Ảnh: Propix |
Đường dây này hoạt động tinh vi, có sự tham dự của chính các CLB và cầu thủ chuyên nghiệp. Đáng chú ý, CLB lớn như Bayern Munich cũng bị nghi ngờ đã từng tham gia dàn xếp một trận đấu của họ ở mùa 2007/08.
UEFA tuyên bố điều tra tực tiếp những kết quả có dấu hiệu bị làm độ, và trừng phạt nặng cá nhân hoặc CLB nào tham gia. Tuy nhiên, cho đến giờ vụ việc không có nhiều tiến triển.
Mới đây, sau thời gian bỏ công nghiên cứu, phóng viên có bút danh Drazen của một tờ nhật báo thể thao Croatia đã đưa ra luận điểm bóng đá châu Âu đang suy thoái nghiêm trọng, khi bị những thế lực đen tác động vào kết quả của trận đấu.
Trên bài viết của mình, Drazen (quyết định giấu tên để tránh thế lực đen) cho rằng: "Chưa bao giờ bóng đá trở thành công cụ kiếm tiền dễ như hiện nay. Mức lương cao cho những siêu sao? Điều đó chẳng là gì so với việc bạn tham gia một đường dây mua bán độ".
Drazen bắt đầu phóng sự điều tra từ chính giải VĐQG Croatia. "Tại sao khán giả không còn đến sân nữa? Ngay cả một CLB mạnh và đang dự Cúp châu Âu như Hajduk Split cũng chỉ bán trung bình 8.000 vé/trận, trong khi ít nhất 3 CLB lượng tiêu thụ vé mỗi trận chưa đến 1.000 vé.
Không ít giải đấu ở châu Âu bị tác động bởi những thế lực đen. Ảnh: Reuters |
Vấn đề này không khó giải thích. Sự xuống cấp của giải đấu và SVĐ là một lý do, nhưng quan trọng nhất vẫn là các trận đấu không có sự trung thực. Khán giả không còn muốn đến sân để theo dõi những vở kịch mà các cầu thủ diễn".
Từ giải đấu trong nước, Kruselj mở rộng điều tra ở những giải đấu lớn khác tại châu Âu. Những người Kruselj trực tiếp trao đội thông tin là khán giả bất kỳ, và cả một số người thường xuyên tham gia cá độ.
Từ đó, một kết luận được đưa ra: rất nhiều CLB và cầu thủ chuyên nghiệp đang thi đấu ở châu Âu là thành phần của những đường dây mua bán độ lớn. Những gì mà Tòa án Đức phanh phui chỉ là một ngóc ngách nhỏ của những đường dây này.
Những đường đây cá độ có thể do một số nhà cái lớn tiếp tay. Họ bỏ tiền "nuôi" những người này và không hề đứng tên trực tiếp trong bất kỳ hoạt động nào. Nói chính xác hơn, những cá nhân được "nuôi" trong dường dây cá độ không tồn tại trên giấy tờ của sở cảnh sát cũng như chính quyền địa phương.
Hoặc cũng có thể, đường dây làm độ là một "chi nhánh" của tổ chức mafia. Chúng hoạt động theo chỉ đạo từ "mẹ", và không được phép giữ một đồng lợi nhuận nào.
Xen giữa những CĐV chân chính là những kẻ "điều hành" trận đấu. Ảnh: Propix |
Những kẻ cầm đầu các đường dây cá độ này thường là các ông trùm ở Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Croatia... Họ đều là những tay anh chị khét tiếng, đôi khi được hậu thuẫn bởi những nhóm vũ tranh li khai, và ngay cả cảnh sát khi chưa có bằng chứng cụ thể cũng không dám đụng vào.
Quy mô hoạt động của chúng thường mở rộng trên phạm vi từng khu vực khác nhau. Mỗi khu vực có thể là khu vực biên giới giữa 2 hoặc 3 quốc gia. Những cuộc trao đổi thường được liên lạc trực tiếp, hoặc thông qua mạng nội bộ được bảo mật rất cao. Ngôn ngữ trao đổi cũng là những ký tự hoặc mật mã mà nếu vô tình bắt gặp người ngoài không thể hiểu.
Tất nhiên, những luận điểm mà Drazen đưa ra chưa thực sự thuyết phục, vì nó thiếu bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, chỉ cần như thế cũng đủ gây chấn động quanh khu vực Balkan, cũng như làm bóng đá châu Âu chao đảo.
Nếu những gì Drazen cung cấp là sự thật, vậy các đường dây cá độ này tác động vào trận đấu như thế nào?
(Còn tiếp)
-
H.N