,
221
10663
Hậu trường
hautruong
/thethao/hautruong/
1315033
Kỳ 4: 10 vụ "động trời" bởi Hooligan
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,
Vấn nạn Hooligan:

Kỳ 4: 10 vụ 'động trời' bởi Hooligan

Cập nhật lúc 22:46, Thứ Ba, 19/10/2010 (GMT+7)
,

- Từ những trò đập phá đơn thuần, những Hooligan dần khiến bóng đá và các tổ chức xã hội điêu đứng với các hành vi phạm tội đầy bạo lực, hệt như trong những thước phim hành động của Hollywood. Dưới đây là 10 vụ bạo loạn kinh hoàng nhất mà các Hooligan gây ra (theo thứ tự thời gian).

>> Kỳ 1: Bóng đá của những kẻ bệnh hoạn
>> Kỳ 2: Hooligan- bóng ma phát xít mới
>> Hooligan vùng Balkan, ’đao phủ’ bóng đá

1. Millwall - Luton (F.A Cup, 1985)

Trước khi trận tứ kết F.A Cup diễn ra, các CĐV hai đội đã liên tục quậy phá bên ngoài SVĐ. Lực lượng cảnh sát địa phương được huy động để trấn áp, nhưng mọi thứ chỉ giảm đôi chút chứ không chấm dứt hoàn toàn.

Không lâu sau đó, những trò quậy phá lại diễn ra trên khán đài. Hai nhóm CĐV đã có những màn ẩu đả, khiến cơ sở vật chất của sân bị thiệt hại nặng.

Chưa dừng lại, khi trận đấu kết thúc cũng là lúc cuộc bạo loạn lên tới cao trào. Hàng ngàn hooligan bắt tay nhau để chống lại cảnh sát. Chai nước, vật cứng lạ, ghế ngồi... liên tục được những kẻ quá khích ném xuống sân, nơi có lực lượng cảnh sát.

Dù thị trưởng thành phố đã ban lệnh điều động rất nhiều cảnh sát và được phép sử dụng chó nghiệp vụ, nhưng vẫn là quá ít. Kết quả, hàng rào bảo vệ sân bị phá vỡ, hàng ngàn hooligan tràn xuống tấn công cảnh sát. Nhiều giờ sau đó, cuộc bạo loạn mới chấm dứt, với mặt sân hoang tàn và hàng trăm người nhập viện.

Birmingham - Leeds (Hạng Nhì Anh, 1985)

Sân St. Andrews được phủ kín khán giả, trong trận đấu mà chủ nhà Birmingham nuôi hy vọng giành chức VĐ giải hạng Nhì Anh mùa 1984/85. Quá đông khán giả khiến St. Andrews quá tải.

Vụ bạo loạn kinh hoàng trận Birmingham - Leeds năm 1985
Vụ bạo loạn kinh hoàng trận Birmingham - Leeds năm 1985

Một bức tường đổ ập xuống đầu CĐV trẻ, khiến cậu bé thiệt mạng. Điều đó khiến cho những kẻ quá khích được dịp làm loạn. Những băng ghế bị lột sạch để làm vũ khí tấn công. Nhiều người vượt qua hàng rào sắt bảo vệ để tràn xuống sân ẩu đả cùng cảnh sát.

Gần như toàn bộ cảnh sát Birmingham và khu vực lân cận được huy động đến sân để giải tán đám đông. Lượng lớn cảnh sát đã giúp vụ bạo loạn được giải quyết. Dù vậy, bệnh viện General cũng rơi vào tình trạng quá tải khi những người bị thương được đưa đến, và hàng chục người khác bị cảnh sát bắt giữ.

Liverpool - Juventus (CK Cúp C1, 1985)

Cho đến giờ, những gì diễn ra ở trận chung kết Cúp C1 năm 1985 vẫn là thảm kịch kinh hoàng nhất trong thế giới bóng đá.

Trước giờ bóng lăn, một nhóm CĐV quá khích vượt qua hàng rào và tấn công những người trung lập và CĐV Juventus. Quá sợ hãi trước mức độ tàn ác của các hooligan này, những người khác dồn hết vào một khu vực.

Nỗi thương tâm Heysel
Nỗi thương tâm Heysel

Điều đó khiến khu khán đài sân Heysel quá tải và sụp đổ, dẫn đến hậu quả 39 người thiệt mạng (32 là CĐV Juve), và 600 người khác bị thương. Trận đấu vẫn diễn ra sau đó, cùng với lệnh cấm tham dự các giải châu Âu được ban ra với các CLB Anh (5 năm sau xóa bỏ).

Hàng năm, vào ngày 29/5, bóng đá Italia, Juve và một số thành viên UEFA vẫn thường tổ chức lễ tưởng niệm những nạn nhân trong thảm họa Heysel.

Dinamo Zagreb - Sao Đỏ Belgrade (Nam Tư, 1990)

Một trong những vụ ẩu đả lớn nhất của bóng đá Nam Tư và Balkan. Những người tham gia vụ bạo loạn kinh hoàng này có hooligan của hai đội, cảnh sát và cả cầu thủ.

Thành phố Wroclaw (Ba Lan, 2003)

Báo chí Ba Lan đã mô tả đây giống như một cuộc "hành hương" của các nhóm hooligan, và Wroclow được xem là điểm "tập kết". Những nhóm hooligan đến từ Wroclaw, Poznan, Krakow, Gdynia và Lubin đã tạo nên cuộc chiến đầy bạo lực.

Những thân hình đầy thương tích và máu nhuộm đỏ những con phố vốn phủ đầy tuyết trắng. Hậu quả, 1 người thiệt mạng và 229 người bị thương.

FC Zurich - Grasshoppers (VĐQG Thụy Sĩ, 2006)

Trận derby giữa Zurich và Grasshoppers đã tạo nên một bi kịch lớn cho bóng đá Thụy Sĩ. Bắt nguồn từ một nhóm nhỏ đốt phá trên khán đài, lực lượng an ninh sử dụng biện pháp mạnh để can thiệp, gây nên cuộc chiến lớn.

Catania - Palermo (VĐQG Italia, 2007)

Hình ảnh hoang tàn trong vụ bạo loạn ở Catania
Hình ảnh hoang tàn trong vụ bạo loạn ở Catania

Trận derby Sicilia dù được đặt ở tình trạng báo động đỏ về vấn nạn bạo lực, nhưng vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát. Đường phố Catania trở nên hoang tàn, hàng loạt ô tô và xe máy bị chất đống và đốt cháy, bom xăng nổ khắp nơi, và nhân viên cảnh sát Filippo Raciti bị thiệt mạng bởi một ultra 17 tuổi ném bom vào xe.

Sparta Prague - Dinamo Zagreb (UEFA Cup, 2008)

Các CĐV CH Czech và Croatia vốn không ưa gì nhau. Vì thế, những hooligan đến từ Croatia đã gây hấn với phía chủ nhà và cảnh sát. Một cuộc chiến đầy pháo và lửa đã diễn ra bên ngoài sân. Theo báo cáo của cảnh sát, một nhân viên an ninh và 150 người khác (chủ yếu là Croatia) bị thương.

Ranger - Zenit St. Petersburg (UEFA Cup, 2008)

Một người bị thương trong vụ bạo loạn mà các hooligan Rangers gây ra
Một người bị thương trong vụ bạo loạn mà các hooligan Rangers gây ra

Mùa giải 2007/08 đã để lại nhiều nỗi buồn cho UEFA. Sau cuộc đụng độ ở Prague, trận chung kết UEFA Cup ở thành phố Manchester đã trở thành nạn nhân của những kẻ quá khích. Khoảng 10 vạn CĐV Rangers thất vọng vì đội nhà thua trận đã tấn công nhóm CĐV thưa thớt của Zenit và đập phá công trình công cộng. Rất nhiều người bị thương, và khoảng 30 người bị bắt giữ.

Danubio - Nacional (VĐQG Uruguay, 2008)

Trận đấu có thắng lợi 1-0 nghiêng về Danubio đã bị vấy bẩn bởi cuộc bạo loạn kinh hoàng. Hàng ngàn người tràn xuống sân và lao vào ẩu đả lẫn nhau. Số người thương vong là rất cao, nhưng cảnh sát từ chối cung cấp con số cụ thể. Vụ ẩu đả lớn nhất lịch sử này khiến LĐBĐ Uruguay đã ra quyết định cấm vô thời hạn giải VĐQG.

  • N.H

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,