,
221
10663
Hậu trường
hautruong
/thethao/hautruong/
1314563
Hooligan vùng Balkan, "đao phủ" bóng đá
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,
Vấn nạn Hooligan:

Hooligan vùng Balkan, 'đao phủ' bóng đá

Cập nhật lúc 12:21, Thứ Hai, 18/10/2010 (GMT+7)
,

- Theo chủ nghĩa phát xít mới, luôn mang tư tưởng cực đoan và sẵn sàng làm mọi thứ, những Hooligan vùng Balkan thực sự là nỗi khiếp sợ của các CĐV chân chính, cũng như các đội bóng.

>> Kỳ 1: Bóng đá của những kẻ bệnh hoạn>> Kỳ 2: Hooligan- bóng ma phát xít mới

Năm ngoái, Italia và châu Âu lên cơn sốt khi cuốn sách "Dưới họng chó lửa" được phát hành. Thoạt tiên, người ta liên tưởng đến một tác phẩm về mafia, hoặc một cuộc đoạt nào đó được giải quyết bằng súng. Nhưng không, "Dưới họng chó lửa" là tác phẩm nghiên cứu liên quan đến bóng đá, và nó phơi bày mặt tối Hooligan.

Cảnh hoang tàn sau một trận derby Sao Đỏ - Partizan. Ảnh: AP
Cảnh hoang tàn sau một trận derby Sao Đỏ - Partizan. Ảnh: AP

Dưới ngòi bút của mình, Domenico - một ultras (hooligan) Fiorentina, lột tả sắc sảo bóng đá Balkan trong giai đoạn trùm khủng bố Zeljko Raznatović, thường gọi Arkan, thao túng.

Nửa cuối thập niên 1980, được chính quyền Slobodan Milosevic (cố Tổng thống Serbia và Nam Tư cũ) hậu thuẫn, Arkan trở thành nỗi khiếp sợ cho những người yêu bóng đá chân chính ở phạm vi lớn của Balkan, đặc biệt là những quốc gia như Serbia, Montenegro, Croatia và Albania (ngày nay).

Arkan thao túng bóng đá vùng Balkan một thời gian dài, và hậu thuẫn lớn cho hooligan phát triển
Arkan (áo đen) thao túng bóng đá vùng Balkan một thời gian dài, và hậu thuẫn lớn cho hooligan phát triển

Arkan đã chọn nhóm CĐV khét tiếng quậy phá của Sao Đỏ Belgrade, Delije (những người hùng), để lập thành đội quân khát máu. Arkan đã lập nên một nhóm vũ trang tàn bạo, lấy tên "Arkan’s Tigers" để giật dây cho các hoạt động của Delije.

Tigers nhanh chóng bành trướng ảnh hưởng và hậu thuẫn cho những kẻ quá khích của Sao Đỏ, cũng như một số nhóm Hooligan khác ở Serbia. Chúng đập phá các SVĐ, mang súng lên khán đài và tấn công bất kỳ ai có ý định chống đối.

Số người thương vong bởi súng và vũ lực của nhóm Tigers tăng cao trong giai đoạn đầu thập niên 1990. Ngày 13/5/1990, trong trận đấu giữa Dinamo Zagreb và Sao Đỏ (lúc này LB Nam Tư chưa tan rã), nhóm Hooligan Sao Đỏ đã khơi mào cho cuộc chiến giữa hai phe.

Vụ lộn xộn làm rung chuyển một góc khán đài sân Maksimir, kết quả là gần 70 người bị thương. Thậm chí, cảnh sát và cầu thủ cũng tham dự vào vụ ẩu đả. Đáng chú ý, ngôi sao Boban (sau này khoác áo Milan) đã tấn công nhân viên cảnh sát để bảo vệ một CĐV của Dinamo.

Những hooligan được Tigers hậu thuẫn. Ảnh: Getty Images
Những hooligan được Tigers hậu thuẫn. Ảnh: Getty Images

Những cuộc chiến khán đài luôn diễn ra mỗi năm. Năm 1999, nhóm Hooligan Grobari của Partizan, đối thủ chính của Sao Đỏ, đã tận dụng lợi thế sân nhà để tấn công Delije. Kết quả, hàng chục người bị thương, trong đó có cả cảnh sát, và 1 thành viên 17 tuổi của Delije bị chết ngay trên khán đài.

Cùng với đó, Arkan tiến hành mua đội bóng Obilić nhờ những khoản tiền bất hợp pháp gửi ở Síp cùng nhiều quốc gia khác, và biến CLB này trở thành nhà VĐ Nam Tư mùa 1997/98. Obilić có phải một nhà VĐ thực thụ? Không! Để Obilić trở thành nhà VĐ, Arkan cho đội quân Tigers cầm súng đe dọa các đội khác. Chúng điều khiển trọng tài, gí súng vào những CĐV khác trong nhiều trận đấu.

Năm 2000, sau khi Arkan bị giết chết, tàn dư của Tigers vẫn tồn tại. Chúng hoạt động âm thầm hơn, nhưng khả năng bành trướng không hề giảm. Từ Albania đến Serbia, từ Montenegro đến Croatia, những kẻ tôn thờ Arkan và nhóm Tigers vẫn tìm cách để làm hỏng các trận bóng đá.

Trong một trận đấu ở Cúp châu Âu năm 2003, một nhóm gần 1.000 Hooligan của CLB Hajduk (Croatia) đã tràn sang Roma. Chúng đốt lửa, đập phá trên khán đài, và đánh nhau với cảnh sát địa phương. Cũng nhóm ấy, 4 năm sau trở lại Italia, và nơi chúng đập phá lần này là Genoa, khiến hàng chục người phải nhập viện.

Ở khu vực Balkan, mà cụ thể hơn là những vùng đất thuộc Nam Tư cũ, Domenico Mungo miêu tả những Hooligan hệt như đao phủ. Chúng tấn công đối phương bằng những cách thức tàn ác, gây ra những cái chết đau thương. Hooligan ở đây tàn bạo hơn rất nhiều so với Anh, dù khi nhắc đến CĐV quá khích người ta thường liên tưởng đến xứ sương mù.

Cảnh thường ngày ở các SVĐ của các quốc gia thuộc LB Nam Tư cũ. Ảnh: Getty Images
Cảnh thường ngày ở các SVĐ của các quốc gia thuộc LB Nam Tư cũ. Ảnh: Getty Images

Trong "Dưới họng chó lửa", Domenico miêu tả chi tiết lại cuộc đụng độ đẫm máu giữa 3.000 hooligan Croatia và Serbia hồi 2008. Không có cái chết nào, nhưng hàng trăm người phải đi cấp cứu, và 25 cảnh sát bị thương. Nguyên nhân của cuộc chiến là nhóm Delije đã vô cớ giết chết một sinh viên Croatia.

Chính quyền gần như bất lực trước sự hoành hành của Hooligan. Tháng 4/2008, thêm một CĐV bị giết hại dã man trong trận Partizan - Vojvodina, và 3 người khác bị thương trong cuộc ẩu đả trên xe buýt khi đến sân theo dõi trận Sao Đỏ - Partizan.

Một số nơi khác ở Balkan cũng nổi tiếng với nạn Hooligan. Trong 3 năm trở lại đây, bóng đá Hy Lạp luôn phải đối mặt với những cuộc dụng độ đẫm máu của hooligan. Thậm chí, 2 cầu thủ và 1 HLV đã phải nhập viện trong tình trạng bất tỉnh vì bị hooligan tấn công. Ở Bosnia, hơn 50 nhà hàng và quán bar đã đệ đơn lên chính quyền vì bị hooligan quậy phá trong 3 năm qua, nhưng không một hồi âm nào từ nhà chức trách.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, rất nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra, và không ít cơ sở hạ tầng bị đập nát sau các cuộc chiến của hooligan. Cách đây 7 tháng, một trợ lý trọng tài còn bị hạ knock-out khi làm nhiệm vụ, bởi một hooligan bất ngờ lọt vào sân và tấn công...

Quá nhiều điều thương tâm đã và đang diễn ra. Ở một số nước thuộc Balkan, giờ đây người ta không dám đến sân, mà ngồi nhà xem bóng đá qua màn hình TV.

Kỳ 4: 10 vụ "động trời" bởi Hooligan

  • N.H

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,