,
221
10663
Hậu trường
hautruong
/thethao/hautruong/
1314390
Kỳ 2: Hooligan- bóng ma phát xít mới
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,
Vấn nạn Hooligan:

Kỳ 2: Hooligan- bóng ma phát xít mới

Cập nhật lúc 00:28, Chủ Nhật, 17/10/2010 (GMT+7)
,

- Rất nhiều biện pháp được đưa ra, công tác quản lý an ninh cũng được thắt chặt, nhưng vấn nạn Hooligan vẫn chưa thể dập tắt và luôn xảy ra những vụ bạo động kinh hoàng. Nguyên nhân vì đâu dẫn đến những vụ bạo động của Hooligan? Rất nhiều bài báo và sách nghiên cứu về động cơ của Hooligan, và có rất nhiều đáp án cho câu hỏi trên.

>> Kỳ 1: Bóng đá của những kẻ bệnh hoạn

Vì sự thù địch

Nhà báo nổi tiếng Giovanni Francesio đã có một loạt bài nghiên cứu về Hooligan, sau khi chứng kiến những cuộc đụng độ nảy lửa trên các khán đài Serie A.

Trong bài nghiên cứu "Một huyền thoại về ultras Italia", Francesio phân tích:

"Họ, những CĐV trên khán đài, rất dễ bị kích động, khi mà diễn biến nhanh của trận đấu tạo ra sự căng thẳng. Ngồi giữa một nhóm CĐV, bạn sẽ thấy áp lực khủng khiếp đến mức nào. Nó là thứ cám dỗ mà bạn thật khó để thoát ra. Áp lực càng lớn một khi trận đấu trên sân là derby. Sự thù địch giữa CĐV những đội bóng cùng thành phố là rất lớn.

Sự căng thẳng của các trận đấu dễ dẫn đến những cuộc đụng độ trên khán đài. Ảnh: IP
Sự căng thẳng của các trận đấu dễ dẫn đến những cuộc đụng độ trên khán đài. Ảnh: I.P

Chỉ cần một xung đột nhỏ đủ để biến thành cuộc ẩu đả kinh hoàng. Ví dụ, ở tứ kết lượt về Champions League 2004/05, khi Sheva ghi bàn mở tỉ số, các tifosi Milan đã hát vang trong nỗi buồn của tifosi Inter.

Hậu quả như các bạn đã thấy, do quá tức tối trước sự khiêu khích của đối thủ, nhóm tifosi Inter đã ném pháo và vật lạ xuống sân, một trong số đó trúng Dida khiến trận đấu bị hủy (Inter bị xử thua 0-3)".

Maurizio Martucci, nhà văn - nhà báo Italia nổi tiếng, khi viết về những kẻ quá khích cho rằng: "Ở châu Âu tồn tại một lượng lớn những người theo chủ nghĩa phát xít mới. Chúng trà trộn vào các nhóm CĐV, làm xấu đi bộ mặt của những người cổ vũ chân chính. Chỉ vì ghen ghét đối thủ, chúng kích động những cái đầu nóng gây bạo loạn.

Ở Italia, không một SVĐ nào mà những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới đông như Olimpico di Roma. Mỗi cuộc chiến giữa Roma và Lazio luôn thu hút một nửa số nhân viên cảnh sát thủ đô. Nhưng như vậy vẫn là quá ít so với những kẻ bệnh hoạn. Những cái chết trên khán đài vẫn diễn ra, quá nhiều trận đấu bị phá hỏng".

Lần gần nhất, trong trận derby năm 2004, 13 người bị bắt và hơn 170 người bị thương khi cuộc bạo loạn diễn ra ở Olimpico. Nguyên nhân là các tifosi làm loạn khi xuất hiện tin thất thiệt, một cậu bé là CĐV Roma bị xe cảnh sát đâm chết ngoài SVĐ.

Không chỉ Italia, những trận derby ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng đều nằm ở diện "báo động đỏ". Nhà báo Franco Ferrarotti, trong cuốn "SVĐ cuối cùng" đã kể về hành trình của mình đến rất nhiều giải đấu khác nhau, từ châu Âu qua Nam Mỹ.

Phần đa Hooligan là những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới. Ảnh: AP
Phần đa Hooligan là những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới. Ảnh: AP

"Bầu không khí trên các sân khác nhau, từ Madrid đến London, từ Rio de Janeiro đến Buenos Aires, từ Roma đến Merseyside... Nhưng có chung một điểm là thù địch. Họ không ngớt khiêu khích đối thủ bằng hành động và từ ngữ tục tĩu.

Họ tìm cách bêu riếu và hạ thấp nhân cách đối phương. Thế là có xung đột. Tôi đã chứng kiến quá nhiều cảnh đánh nhau, từ khán đài đến những con đường ngoài SVĐ, trên cả ga tàu điện".

Cách đây không lâu, thế giới từng rúng động với trận derby Sicilia - hòn đảo mafia, giữa Catania với Palermo. Một cuộc thanh trừng diễn ra trên đường phố, và một ultra đã ném bom vào xe cảnh sát, giết chết nhân viên Filippo Raciti.

Vì đối phương... khó ưa

Sự thù địch giữa các đội bóng cùng thành phố chiếm số đông trong những vụ bạo loạn. Thế nhưng, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác mà người ta không biết nên khóc hay cười.

Khi nghiên cứu về Hooligan, trong tài liệu "Cuộc đời Hooligan", nhà báo Fabio Bruno đã chỉ ra rất nhiều vụ bạo động kinh hoàng.

Tại Anh, năm 1885, trong trận giao hữu Preston North End hạ Aston Villa 5-0, những kẻ thắng cuộc đã vác đá ném vào đối phương. Lý do là "nhìn vẻ thất thểu của những kẻ thua cuộc thật khó ưa". Được dịp, nhóm CĐV Preston lao vào cho CĐV Villa một trận nhừ tử. Cho đến giờ, đây vẫn là vết nhơ trong lịch sử bóng đá Anh, và nó mở ra "trào lưu Hooligan" ở đảo quốc sương mù.

Giữa thập niên 1950, trận derby Liverpool - Everton nổ ra cuộc bạo loạn. Hàng chục người bị thương, trong đó có một người phải nhập viện gấp. Nguyên nhân? Một CĐV Everton vô tình đạp lên chiếc áo đấu Liverpool.

Chính các CĐV Liverpool thêm một lần làm rúng động tất cả với thảm họa Heysel, nơi diễn ra trận chung kết Cúp C1 1985. Có đến 39 người thiệt mạng (32 là tifosi Juventus), và 600 người khác bị thương. Thảm kịch đen tối nhất lịch sử bóng đá châu Âu khiến bóng đá Anh bị cấm tham dự các giải đấu của UEFA.

Ở Argentina, tài liệu mà Bruno công bố cho thấy, có đến 103 người chết trong khoảng thời gian từ 1958 - 1985. Nghĩa là trung bình 3 tháng có một người bị giết trong cuộc bạo loạn sân cỏ. Đó quả là thực trạng buồn của xứ tango, và phần lớn cái chết bắt nguồn từ việc kẻ thắng khiêu khích người thua.

Năm 1995, một CĐV Milan đâm chết CĐV Genoa vì một mâu thuẫn hết sức đơn giản: bị cản lối đi.

Rất nhiều cái chết thương tâm mà Hooligan gây ra, có cả nhân viên cảnh sát. Ảnh: PA
Rất nhiều cái chết thương tâm mà Hooligan gây ra, có cả nhân viên cảnh sát. Ảnh: PA

Cuộc chiến vùng miền

Một trong những điểm nóng của Hooligan là Serbia và vùng Balkan. Nơi đây luôn tồn tại những nhóm vũ trang cực đoan, và chúng can thiệp vào bóng đá như cách để phô trương sức mạnh. Trong 3 năm trở lại đây, đã có ít nhất 1 CĐV bị giết chết, 1 cảnh sát và 3 người khác phải vào viện cấp cứu vì các nhóm Hooligan Serbia đụng độ nhau.

Là quốc gia gồm nhiều vùng tự trị, bóng đá Tây Ban Nha cũng không thoát khỏi vấn nạn bạo lực và phân biệt chủng tộc. Phần lớn những cuộc tấn công là do yếu tố vùng miền.

Năm 1998, lấy lý do "gây sự chú ý cho trận đấu", một nhóm CĐV Atletico đã giết chết một CĐV Sociedad - vốn là người xứ Basque. Năm 2003, khi tấn công CĐV Compostela, trong cuộc nội chiến vùng Galicia, nhóm CĐV Deportivo đã giết chết "người nhà" của mình.

Ngoài ra, vì ghét cầu thủ cũ của CLB mà chúng gây ra những cuộc tấn công (Figo "nhận" đầu lợn từ CĐV Barca khi trở lại Nou Camp); hay chính cầu thủ khiêu khích nhóm Hooligan (Totti đưa khẩu hiệu "lấy đầu" tifosi Lazio sau khi ghi bàn, dẫn đến cuộc ẩu đả lớn trên khán đài)...

Kỳ 3: Hooligan vùng Balkan, "đao phủ" trong bóng đá

  • N.H

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,