Vấn đề của các đội tuyển Việt Nam: S.O.S. thẻ đỏ
Cập nhật lúc 08:58, 15/10/2010 (GMT+7)
Đã đến lúc ông thầy Calisto phải nhìn lại sự “tích cực” quá mức của cầu thủ khiến số thẻ đỏ gia tăng ở đội tuyển và Olympic.
HLV Calisto phàn nàn về công tác trọng tài trong trận giao hữu Kuwait - Việt Nam (trọng tài rút hai thẻ đỏ phạt đội tuyển Việt Nam) nhưng nếu xâu chuỗi lại vấn đề từ Olympic đến đội tuyển thì cần phải xem lại thứ “virus thẻ đỏ” đang ăn vào các đội tuyển Việt Nam.
Tại Eximbank Cup, đội Olympic Việt Nam nhận hai thẻ đỏ trong hai trận gặp Singapore và Iran là còn ít. Bởi với lối chơi không ngại va chạm và phạm lỗi liên tục của chủ nhà lẽ ra họ phải nhận nhiều hơn nhưng đã được các trọng tài chiếu cố, tha cho rất nhiều do là chủ nhà của giải đấu giao hữu. Rõ nhất là trận Olympic Việt Nam - Olympic Malaysia, khi hậu vệ Đình Đồng vừa nhận thẻ vàng trước đó ít phút lại bỏ bóng đá người trong một tình huống không đáng có và không nguy hiểm. Tuy nhiên, vị trọng tài người Thái Lan trong tình huống ấy đã phát hiện ra Đồng vừa nhận thẻ vàng nên đã ưu ái cho chủ nhà mà bỏ qua chiếc thẻ vàng thứ hai. Dân bóng đá xem những tình huống này khẳng định ngay cầu thủ nhà được tha vì chúng ta là chủ giải, lại là giải mời nên trọng tài không muốn làm căng. Tương tự, với lỗi ôm người ngăn cản tiền đạo Malaysia xuống bóng một mình đối mặt với thủ môn của Long Giang, nếu ở giải đấu chính thức thì chắc chắn sẽ là thẻ đỏ.
Mới đây ở đội tuyển, cũng trong trận giao hữu với Kuwait mà có đến hai thẻ đỏ được rút ra cho các cầu thủ Việt Nam dành cho Văn Phong và Tài Em. Con số này đã tạo nên một kỷ lục trong những trận đấu ít ỏi của đội tuyển và đội Olympic, đồng thời nói lên những vấn đề liên quan đến lối chơi.
Khi thẻ đỏ thành căn bệnh đã ăn vào thói quen thi đấu của cầu thủ thì sẽ rất nguy hiểm. Ảnh: XUÂN HUY |
Tại Eximbank Cup, đội Olympic Việt Nam nhận hai thẻ đỏ trong hai trận gặp Singapore và Iran là còn ít. Bởi với lối chơi không ngại va chạm và phạm lỗi liên tục của chủ nhà lẽ ra họ phải nhận nhiều hơn nhưng đã được các trọng tài chiếu cố, tha cho rất nhiều do là chủ nhà của giải đấu giao hữu. Rõ nhất là trận Olympic Việt Nam - Olympic Malaysia, khi hậu vệ Đình Đồng vừa nhận thẻ vàng trước đó ít phút lại bỏ bóng đá người trong một tình huống không đáng có và không nguy hiểm. Tuy nhiên, vị trọng tài người Thái Lan trong tình huống ấy đã phát hiện ra Đồng vừa nhận thẻ vàng nên đã ưu ái cho chủ nhà mà bỏ qua chiếc thẻ vàng thứ hai. Dân bóng đá xem những tình huống này khẳng định ngay cầu thủ nhà được tha vì chúng ta là chủ giải, lại là giải mời nên trọng tài không muốn làm căng. Tương tự, với lỗi ôm người ngăn cản tiền đạo Malaysia xuống bóng một mình đối mặt với thủ môn của Long Giang, nếu ở giải đấu chính thức thì chắc chắn sẽ là thẻ đỏ.
Mới đây ở đội tuyển, cũng trong trận giao hữu với Kuwait mà có đến hai thẻ đỏ được rút ra cho các cầu thủ Việt Nam dành cho Văn Phong và Tài Em. Con số này đã tạo nên một kỷ lục trong những trận đấu ít ỏi của đội tuyển và đội Olympic, đồng thời nói lên những vấn đề liên quan đến lối chơi.
Trong bóng đá, việc một cầu thủ phải nhận thẻ đỏ được phân tích có ba nguyên nhân. Nó xuất phát từ thứ bóng đá bạo lực cũng có mà nguyên nhân từ một lối chơi tích cực quá mức trước sức ép dẫn đến vượt qua cả những khuôn khổ luật lệ. Lại cũng có nguyên nhân từ sự cay cú nhưng quá non nớt nên bị đối phương đưa vào bẫy.
Xâu chuỗi lại các thẻ đỏ mà hai đội tuyển Việt Nam và Olympic Việt Nam nhận trong thời gian ngắn vừa qua có đầy đủ cả ba nguyên nhân trên.
Tôi không đồng tình với ông Calisto khi đổ lỗi và chỉ trích trọng tài vì làm như thế sẽ không bao giờ giáo dục cầu thủ mình tốt trước thứ “virus thẻ đỏ”.
Ông Calisto có một đặc điểm là luôn làm cho tinh thần các cầu thủ lên cao, giúp họ khắc phục những nhược điểm về chuyên môn. Tuy nhiên, tinh thần cao khác hẳn với việc gia tăng mức độ tranh chấp đến độ phạm lỗi nặng với đối phương hoặc làm đau đối thủ để phải nhận thẻ.
Những chiếc thẻ đỏ dù là ở trận đấu giao hữu hay giải đấu giao hữu cũng cần phải được rút kinh nghiệm một cách triệt để bởi khi đã thành thói quen ăn vào lối chơi, ăn vào từng suy nghĩ trong xử lý tình huống thì sẽ hết sức tai hại với cả một đội tập thể.
Giải một bài toán hay thay đổi một lối chơi có thể không khó nhưng thay một thói quen xấu thì không đơn giản chút nào.
Hy vọng thời gian sẽ giúp ông Calisto chữa được “virus thẻ đỏ” đang nhân rộng nơi các học trò ông.
Xâu chuỗi lại các thẻ đỏ mà hai đội tuyển Việt Nam và Olympic Việt Nam nhận trong thời gian ngắn vừa qua có đầy đủ cả ba nguyên nhân trên.
Tôi không đồng tình với ông Calisto khi đổ lỗi và chỉ trích trọng tài vì làm như thế sẽ không bao giờ giáo dục cầu thủ mình tốt trước thứ “virus thẻ đỏ”.
Ông Calisto có một đặc điểm là luôn làm cho tinh thần các cầu thủ lên cao, giúp họ khắc phục những nhược điểm về chuyên môn. Tuy nhiên, tinh thần cao khác hẳn với việc gia tăng mức độ tranh chấp đến độ phạm lỗi nặng với đối phương hoặc làm đau đối thủ để phải nhận thẻ.
Những chiếc thẻ đỏ dù là ở trận đấu giao hữu hay giải đấu giao hữu cũng cần phải được rút kinh nghiệm một cách triệt để bởi khi đã thành thói quen ăn vào lối chơi, ăn vào từng suy nghĩ trong xử lý tình huống thì sẽ hết sức tai hại với cả một đội tập thể.
Giải một bài toán hay thay đổi một lối chơi có thể không khó nhưng thay một thói quen xấu thì không đơn giản chút nào.
Hy vọng thời gian sẽ giúp ông Calisto chữa được “virus thẻ đỏ” đang nhân rộng nơi các học trò ông.
(Theo Pháp Luật TPHCM Online)