,
221
10722
Diễn đàn bạn đọc
diendanbandoc
/thethao/diendanbandoc/
1182842
Trọng tài sai? Đó là một phần của cuộc chơi!
1
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Trọng tài sai? Đó là một phần của cuộc chơi!

Cập nhật lúc 13:32, Thứ Ba, 31/03/2009 (GMT+7)
,

Các trọng tài Việt Nam đã mắc khá nhiều sai sót trong thời gian gần đây, nhưng lỗi lầm cũng là một phần của cuộc chơi và những người làm bóng đá nên bảo vệ, đồng cảm và có những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng trọng tài. Đó là ý kiến chung của bạn đọc Thể thao VietNamNet.

>> Trọng tài liên tục bị chỉ trích, do chuyên môn hay...?

Sau khi Thể thao VietNamNet mở diễn đàn bàn về "Trọng tài liên tục bị chỉ trích, do chuyên môn hay...?", chúng tôi đã nhận được không ít các ý kiến, đóng góp từ bạn đọc - những người quan tâm thực sự đến bóng đá Việt Nam.

Có một số ý kiến tỏ ra bức xúc về những tiếng còi "méo" hoặc thiếu công tâm của các Vua sân cỏ. Cũng có một số ý kiến khác cho rằng cần phải đưa ra chế tài phạt thật nặng đối với lỗi của các trọng tài... Một số tỏ ra cảm thông với các Vua áo đen và cho rằng, bản thân các trọng tài cũng có nỗi khổ riêng.

Tuy nhiên, dù với bất cứ góc nhìn nào, thì tất cả góp ý đều cho mục đích làm sao để công tác trọng tài của bóng đá VN ngày một được "nâng chất" hơn.

Trọng tài là một phần của cuộc chơi. Ảnh: Đ.A

T
uy nhiên, quan điểm chủ đạo của bạn đọc là nên thông cảm, ủng hộ công tác trọng tài, cho dù nó vẫn còn nhiều "sạn". Điều ý nghĩa nhất là lúc này, tất cả mọi người, từ VFF, các chuyên gia bóng đá, các HLV, cầu thủ cho đến người hâm mộ hãy hợp tác, đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng của tiếng còi trên sân cỏ nội.

Một bạn đọc từ địa chỉ bienviet70@yahoo.com đưa ra chùm đề xuất khá sắc sảo và mang tính định hướng tương đối hợp lý:

Tôi nghĩ là làm trọng tài ở Việt Nam là một cái nghề khó không thể khó hơn. Tuy nhiên, đã là thể thao cũng phải có công bằng và các đội bóng, người hâm mộ, các cầu thủ, các thành viên ban huấn luyện đều hướng tới điều đó, cho dù ai cũng hiểu bắt lỗi đúng tuyệt đối là không thể.

Chuyện tranh chấp với trọng tài thì ở bất cứ nước nào có bóng đá cũng có, kể cả ở những nước có nền bóng đá phát triển như ở châu Âu thì trọng tài mắc lỗi cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng, bóng đá Việt Nam lâu nay có rất nhiều chuyện ngoài lề ảnh hưởng tới phong cách cầm còi của các trọng tài đâm ra bất cứ điều gì thì những ai chứng kiến cũng đều sinh ra nghi ngờ phong cách cầm còi của những “ông chủ của trận đấu”. 

Bởi vậy theo tôi, để tránh những hiện tượng này trong tương lai, có một số điều mà VFF, Hội đồng trọng tài và cả Bộ Du lịch-Thể thao-Văn hóa cần xem xét, nghiên cứu và trao đổi thêm:

1. Cần phải tập huấn liên tục cho các trọng tài về chuyên môn, thậm chí gửi đi học nhiều năm ở nước ngoài như với các cầu thủ nhằm tạo ra lực lượng kế cận lâu dài. Trước mắt, nếu không đủ trọng tài, ta có thể thuê trọng tài. 

Tôi không nghĩ là giá thuê của họ khiến cho VFF không đủ để trả bởi hiện nay không một môn thể thao nào có nhiều nguồn lực từ xã hội ủng hộ như bóng đá tại Việt Nam.

2. Cần phải đặt ra những quy định chặt chẽ trong việc nhận các quyền lợi của các trọng tài khi bắt chính, thống nhất một đơn vị duy nhất chi trả quyền lợi. Ví dụ, không thể để cho đội bóng chủ nhà bao ăn ở của các vị vua này được, hay chủ tịch câu lạc bộ sau khi trận đấu kết thúc chạy xuống bồi dưỡng thêm cho các “anh” như bầu Đức từng làm. 

Bởi dù tư cách của “ông chủ trận đấu” là rất khách quan, là công minh nhưng làm vậy thì không thể không khiến người ta nghi ngờ cách cầm còi. Mà bản chất người Việt Nam coi trọng quan hệ, vị nể nhau trong công việc thì những việc như thế là tất yếu sẽ xảy ra nguy cơ cao về lâu dài.

3. Những trọng tài phải có thu nhập cao, tương đương với các cầu thủ. Bởi nếu các trọng tài sống được bằng nghề, có thu nhập cao trong nghề thì đương nhiên họ phải bảo vệ “cái cần câu cơm” của chính họ. 

Vấn đề về nguồn tiền, VFF cần phải cân đối trong các khoản thu chi để có thể điều phối thu nhập một cách hài hòa. Ví dụ, nếu The Vissai Ninh Bình bỏ tiền ra mua một cầu thủ 7 tỉ, họ sẽ phải nộp cho VFF 10% để trả phí cho VFF làm việc khác tạo ra một môi trường bóng đá… Cần phải đa dạng hóa nguồn thu thì mới có tiền để đầu tư bóng đá toàn diện!

4. Phải xã hội hóa nghề trọng tài, thử nghĩ xem nếu như ta xây nhiều trường để đào tạo nghề trọng tài, ta sẽ có đội ngũ trọng tài rất hùng hậu để mà lựa chọn. Trường đó theo mô hình nào thì sẽ còn phải bàn trong tương lai nhưng nó có phạm vi mở rộng hơn bây giờ, và quy trình sàng lọc nghiêm ngặt và phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. 

Không thể có chuyện một ai đó có nhiều “phốt” trong một bộ phận này lại chuyển ngang qua làm trọng tài thì ngay bản thân việc đó đã mất đi tính công bằng rồi, ai tin là họ sẽ tạo một sự công bằng trong trận đấu!

Thay vì chỉ trích, phản đối, cô lập... họ, tại sao chúng ta không tìm ra các giải pháp cải thiện chất lượng chuyên môn cho họ? Ảnh: Đ.A

5. Đã là đại diện cho sự công minh thì cơ quan quản lý trọng tài cũng phải công minh. Phải làm việc nhanh gọn và minh bạch! Nếu trận đấu có “mùi” của trọng tài thì phải công khai thông tin ngay. 

Nếu không thuộc lỗi của trọng tài cần phải bênh vực họ, yêu cầu những người phỉ báng họ phải lập tức xin lỗi công khai và chịu phạt. Tổ chức đại diện cho trọng tài nhiều lúc cần phải đứng ra công khai bảo vệ trọng tài. Nghĩ mà buồn! Là con người thì làm gì có ai không sai sót? 

Cái gì có thể bỏ qua được, cái gì không bỏ qua được phải rõ ràng! Thế mới gọi là cơ quan đại diện cho tính minh bạch trong thể thao!

6. Giáo dục cầu thủ, huấn luyện viên và cả người hâm mộ. Có con người nào, nhất là người Việt Nam chịu đựng nổi khi cứ bị réo tên chửi tục suốt cả trận đấu như các trọng tài trong các trận đấu tại Việt Nam không? Ở nước ngoài họ không như vậy bởi họ có luật để xử: 

Tội xúc phạm đến danh dự của một công dân và người xúc phạm sẽ phải chịu hình phạt bằng tiền, mất quyền lợi đến sân hay nặng hơn là đi tù, lao động công ích. Ở Việt Nam ta, tôi chưa thấy ai phạt chuyện này cả. Trọng tài bị chửi rủa cứ phải chịu. Ừ thì trọng tài sai thì chuyện đó sẽ nói sau nhưng đừng có thóa mạ nhau. 

Gây ức chế cho trọng tài là tất yếu sẽ tạo ra tâm lý không tốt cho chính họ và kết cục là tiếng còi có thể “méo” chính là một phần ở đó. Vậy thì VFF cứ phạt đi, nếu giám sát báo cáo từ phía nào thì cứ phạt từ phía đó để mà tạo nguồn nuôi sống những ông vua. Đó chỉ là những suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mời các bạn tiếp tục bình luận thêm
.

Ý kiến trên đã tiếp cận sát sườn những vấn đề, có thể nói là khúc mắc liên quan đến công tác trọng tài Việt Nam từ trước đến nay. Đúng là lâu nay, chuyện trọng tài chỉ là nghề tay trái, chuyện các BTC sân "nuôi", "bồi dưỡng" trọng tài, chuyện trọng tài bị thóa mạ, bị "mặc định" cho những nghi ngờ... đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như chuyên môn của các Vua áo đen.

Còi vàng 2 năm liên tiếp Dương Văn Hiền cũng đã từng mắc sai sót trên sân như chính ông thừa nhận. Đó là điều khó tránh với bất cứ Vua áo đen nào

Bạn Huy Hoàng (Vĩnh Phúc) thì phân biệt rất rõ đâu là tiếng còi "méo" có chủ đích, đâu là tiếng còi lạc điệu vì những sai sót khó tránh.

Tiếng còi của trọng tài là 1 phần của cuộc chơi. Thử hỏi nếu không có trọng tài bóng đá có còn là bóng đá nữa hay không. Chính vì thế tiếng còi càng trở nên ý nghĩa nếu nó công bằng và minh bạch.
 
Không thể phủ nhận rằng có thể có sai sót và phải chấp nhận song sai sót như thế nào thì chấp nhận được. Việc đầu tiên là phải loại bỏ những tiếng còi méo mó có chủ đích ra khỏi cuộc chơi làm cho nó trong sáng sân cỏ. 

Mặt khác phải giáo dục tư cách cầu thủ và lãnh đội về thái độ tôn trọng đối với những người được phân công cầm còi. Chỉ có sự cân bằng trong cách ứng xử và công tâm trong công việc mới giải quyết được vấn đề.

Những cầu thủ hoặc HLV có thái độ không đúng đắn cũng cần phải xử lý nghiêm như ở các nước châu Âu ngay cả khi trận đấu đã xong rồi. Có như vậy họ mới có cách ứng xử đúng trong nhiều trường hợp hoàn cảnh khác nhau. 

Những ông trọng tài không công tâm thì mạnh dạn loại khỏi nhiệm vụ vĩnh viễn vì "non sông có thể đổi, bản tính khó dời". Hy vọng dư luận khán giả sẽ có tác dụng tích cực tới công tác này làm cho giải V-League là một giải thực sự sáng giá ở khu vực"
.

Bùi Công Nghiệp (Hà Nội, Toiyeuvietnam201186@yahoo.com) phân tích: "Tôi đã xem nhiều trận từ đầu giải đến giờ. Đúng là có nhiều sai sót từ phía trọng tài. Nhưng cũng không vì thế mà hễ cứ thua trận là được phép chỉ trích trọng tài. Trọng tài Việt Nam cũng có những cái khó của mình. Họ chịu sức ép từ nhiều phía: Cách hành xử chưa được đúng mực của cổ động viên trên khán đài và cả cầu thủ trên sân, thậm chí cả huấn luận viên trên băng ghế huấn luyện. Trọng tài là một phần của cuộc chơi.

Chính vì vậy mà không thể không có sai lầm. Chúng ta phải chấp nhận nó. Tôi tin rằng những sai sót của những trọng tài trong những vòng đấu vừa qua chỉ là do lỗi nhận định chứ không hề có yếu tố tiêu cực. Và tôi cũng không đồng tình với những phát biểu của nhiều cầu thủ và HLV về các trọng tài".

Trịnh Thanh Phi (trinhthanh382@yahoo.com) đưa ra đóng góp: "Để cải thiện tình hình trọng tài, thiết nghĩ VFF, Hội đồng trọng tài Quốc gia cần coi trọng công tác trọng tài để tăng cường giáo dục đạo đức, cái tâm trong sáng, trách nhiệm cao cho đội ngũ trọng tài.

Bên cạnh đó nên ra điều kiện cho trọng tài vào mùa giải phải có một khoản tiền nhất định ký gửi cho Hội đồng trọng tài QG và Ban tổ chức giải để nếu phạm sai lầm nghiêm trọng làm kết cục trận đấu sai lệch, gây hậu quả làm cho có đội gặp oan sai rõ rệt thì ngoài hình thức phạt treo còi một số trận hoặc vĩnh viễn, HĐ TTQG phải có chế tài phạt tiền trọng tài đã phạm sai lầm lớn ấy.

Số tiền phạt phải gấp một số lần thù lao cầm còi một trận đấu. Nói điều này là hợp lý vì cầu thủ, BTC sân sai phạm quy chế giải có khoản bị phạt tiền sao trọng tài sai phạm nặng lỗi cầm còi ngoài hình thức chịu phạt khác lại không có hình thức bị phạt tiền này. Làm nghiêm được như vậy tôi nghĩ trọng tài sẽ cầm còi có trách nhiệm hơn nhiều.
 
Nếu ai có ý định “lệch tâm” cũng phải dè chừng vì vừa bị đánh vào danh dự vừa bị về kinh tế. Mấy ý kiến xin tham gia để công tác trọng tài BĐ nước ta ngày càng tốt hơn
".

Nâng cao chất lượng V-League, nâng cao chất lượng bóng đá Việt Nam nói chung và nâng cao chất lượng trọng tài nói riêng là một đòi hỏi chính đáng của người hâm mộ. 

Để rộng đường dư luận, Thể thao VietNamNet sẽ tiếp tục trao đổi với những nhà quản lý, điều hành bóng đá Việt Nam về công tác trọng tài trong thời gian tới.

  • Thể thao VietNamNet

PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:

Ho ten: Lê Tuấn Dũng
Dia chi: 15A, hoàng diệu, hồng bàng, Hải Phòng
E-mail:
tuandungl@acb.com.vn
Tieu de: Phải có tiêu chí phân biệt!
Noi dung: Tôi nghĩ với những đánh giá thật giả hiện nay rất khó. Chỉ phát hiện khi đó là một hiện tượng phổ biến. Nên chăng chúng ta cần có những thống kê để đưa ra tỉ lệ đúng/sai hoặc nhiều tiêu chí để phân loại trọng tài. Dĩ nhiên tiêu chí thì chỉ là những con số thống kê vô cảm thì người ta cũng sẽ tìm cách lách và nhiều khi không phản ánh hết. Nhưng dù sao có còn hơn không. Đó là những bằng chứng thuyết phục nhất vì không thể nói trọng tài sai đến 10 lần trong một trận đấu được.

Ho ten: nguyễn văn kiểm
Dia chi: trường ĐCHT
E-mail:
nvkiem@ctu.edu.vn
Tieu de: ý kiến về trọng tài bóng đá
Noi dung: Theo tôi, trọng tài bóng đá cũng có thể mắc sai lầm như những trọng tài ở các lĩnh vực khác. Nhưng có những lỗi không thể bỏ qua cho trọng tài khi mà lỗi đó làm thay đổi kết quả trận đấu. Nếu trọng tài mắc phải lỗi này thì phải phạt bằng tiền như những cầu thủ cố tình phạm lỗi, ngoài ra ban tổ chức cũng cần xem xét lại quy định về việc công nhận bàn thắng của trọng tài, nếu thấy bàn thắng đó không hợp lệ thì có thể huỷ bàn thắng đó hoặc huỷ kết quả trận đấu nếu thấy cần thiết. Quy định là do con người đặt ra thì con người cũng có thể cải tiến hoặc đề ra luật mới nếu thấy tốt hơn.

Ho ten: Nguyễn Duy Phong
Dia chi: Thừa Thiên Huế
E-mail:
ndphong.ubnd@gmail.com
Tieu de: góp ý công tác trọng tài
Noi dung: Nhân đọc các nhận định của độc giả VietnamNet về công tác trọng tài, bản thân tôi, hôm 28/3/2009 có xem trận đấu giữa Huda Huế - HP Hà Nội, nói thật tôi và nhiều người rất thất vọng vì công tác trọng tài, tôi không biết ở trận đấu đó không biết tọng tài nào cầm chính, nhưng công tác điều hành trận đấu rất có nhiều điềm mà bản thân tôi và nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Tôi có một số kiến nghị sau: 1. Cần kiểm tra kỹ năng lực trọng tài trước khi tuyển chọn vào điều hành các giải đấu. 2. Có chính sách đào tạo lâu dài 3. Có chế độ dãi ngộ chính đáng với người làm công tác trọng tài. 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,